Nên rũ bỏ sự kỳ thị!
Những ngày qua, thông tin ồ ạt về đại dịch Covid-19 đã khiến cho cả xã hội có rất nhiều sự thay đổi.
Ảnh minh họa
Từ tập quán sinh hoạt, vệ sinh phòng dịch được chú trọng tối đa, những lao xao nơi này nơi kia về đủ thứ chuyện xoay quanh cách ly, ánh mắt lo âu về một ca nào đó vừa mới xét nghiệm cho kết quả dương tính, việc liên quan đến nhập cảnh xuất cảnh, sự hốt hoảng đi kèm với đau xót hàng đêm của cả hàng chục triệu người khi ngồi trước màn hình ti vi, điện thoại, máy tính theo dõi sự hoành hành của SARS-CoV-2 trên khắp thế giới…
Trong rất nhiều sự xoay chuyển thay đổi từng ngày từng giờ ấy, tôi đặc biệt quan tâm đến một vấn đề rất nhiều người bàn luận trên đủ thứ các diễn đàn. Đó là sự kỳ thị! Bởi chưa bao giờ vấn đề này thể hiện ở nhiều nơi như vậy. Từ một hành vi của một người, một nhóm, một cộng đồng dân cư, và cao hơn là đã nâng tầm trong phạm vi một quốc gia, thậm chí nơi này nơi nọ còn tạo ra những xung đột kỳ thị giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Tỉnh táo để suy nghĩ
Sự kỳ thị dù ở mức nào, khi đọc cũng đem lại cảm giác buồn bã, có khi ở một số người đã bộc phát trạng thái phẫn nộ. Dịch bệnh, nhìn ở khía cạnh kỳ thị đã xóa nhòa đi ranh giới tốt đẹp của sự chan hòa, thân ái. Và trước sinh mệnh của con người, những chiếc barie ngăn chặn được lập ra, lúc này không chỉ ở những khu vực phong tỏa, cách ly về thân thể để ngăn ngừa dịch bệnh, mà nó đã trở thành rào cản về quan điểm tự trong trí não mỗi người. Với cách nhìn về một sự việc, không ít “trường phái”, không ít dòng-trạng – thái cho rằng mình thuộc phía chủ lưu để bình luận cay độc, phê phán, câu móc quan điểm của một nhóm khác. Sự tranh cãi bất tận ấy, đã khiến cho con người tự phân ra cái gọi là “trào lưu” khác nhau, mà họ cho rằng ấy là “chính kiến” của nhóm mình, giữa mùa dịch bệnh.
Một định nghĩa về sự kỳ thị, được nhiều người công nhận, đó là sự phân biệt đối xử, là một thuật ngữ mang tính xã hội học, nhằm chỉ tới một sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác. Đặc biệt, trong đó có dẫn một câu giải thích xem như “tuyên ngôn” rất sắc bén của Liên hiệp quốc, với ám chỉ rộng ra khi đặt vấn đề này mang tính toàn cầu: “Những hành vi phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số hình thức loại trừ và từ chối”.
Vậy thì, khi một người hay một nhóm người nào đó có cách ứng xử mang tính kỳ thị, thì xin hãy tỉnh táo để nghĩ suy và hành động: thay vì kỳ thị, nên tìm cách nào đó giúp đỡ nhau trong khả năng có thể, để hóa giải tình thế tạm thời lúc này, để cùng nhau vui hơn, lạc quan hơn chống lại dịch bệnh. Hoặc ngược lại, đối với một người (hay một nhóm người nào đó) có ý thức cho rằng mình đang bị kỳ thị, cũng xin hãy bình tâm nhìn nhận và thông cảm, nỗ lực hơn nữa, “bắt tay” nhau vì mình và vì đồng loại, chứ không nên phẫn uất, mặc cảm để rồi tạo ra những hố sâu chia rẽ, khiến cho cộng đồng suy yếu đi, giữa lúc đang rất cần sức mạnh đề kháng để chống dịch.
Viết đến đây, bỗng dưng lại nhớ những bài hát cất lên từ miệng hàng vạn người ở nhiều quốc gia để động viên nhau bình tâm chống dịch; những tiếng hô vang giữa chiều chạng vạng và nhìn nhau với ánh mắt sẻ chia; tiếng vỗ tay đồng loạt tôn vinh những bác sĩ, y sĩ và gọi họ là những anh hùng nơi tuyến đầu nguy hiểm…
Tôi tự hỏi, đến lúc nào đó khi “tỉnh” lại, lúc những khó khăn do dịch bệnh đã qua, người ta liệu có tự vấn về cách mình hành xử lúc này? Và điều ấy có tạo nên một sự thay đổi với trạng thái tình cảm tích cực hơn giữa người với người hay không? Xin đừng “loại trừ” và “từ chối” nhau bởi sự kỳ thị, hay “cố thủ” với những mặc cảm về sự kỳ thị!
*Bài viết thể hiện văn phòng và góc nhìn của tác giả, một người dân sống tại TP.HCM.
Ùn ùn tiếp tế trong mùa dịch Covid- 19: Hãy tập cho con tính thích nghi
Từ việc tiếp tế người thân ở khu cách ly tránh dịch Covid- 19, nhiều người cho rằng đừng chiều chuộng con quá mức hãy để cho con có tính thích nghi với cuộc sống.
Nhiều phụ huynh chen lấn tiếp tế tại khu A Ký túc xá ĐH Quốc Gia TP.HCM vào ngày 21.3 - Ảnh: Tấn Đạt
Sáng ngày 21.3, tại khu A Ký túc xá ĐH Quốc Gia TP.HCM, nhiều phụ huynh đã chen nhau, ùn ùn tiếp tế đồ ăn, thức uống cho con của mình. Có nhiều bậc cha, mẹ liên tục đem đồ cho con đủ bữa sáng, trưa, chiều, kể cả đem tủ lạnh, ti vi để có mà sử dụng dẫu cách ly có 14 ngày để tránh dịch Covid- 19.
Ông già U80 đội nắng chờ tiếp tế cho con cách ly ở Ký túc xá ĐHQG
Việc tiếp tế đồ dung cho con cái của mình vô tình làm áp lực lên đôi vai của bác sĩ, tình nguyện viên - Ảnh: Tấn Đạt
"Việc "tiếp tế" thể hiện tình yêu thương của gia đình nhưng lại gây hệ luỵ không tốt cho công tác chăm sóc và bảo vệ. Nhưng tập trung nơi đông người dẫn đến tình trạng lây nhiễm Covid- 19, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như an ninh khu vực, gây phiền nhiễu đến nhiệm vụ của các bộ phận có thẩm quyền. Hơn nữa, việc tiếp tế tụ tập đông người vô tình dễ làm lây nhiễm chéo dịch bệnh. Do đó, chúng ta nên động viên các gia đình có niềm tin vào Nhà nước, cán bộ y tế và đặc biệt động viên họ tin vào khả năng thích nghi mọi hoàn cảnh của con em mình. Trước ranh giới sự sống và cái chết, con người sẽ mạnh mẽ phi thường. Hãy cho phép người thân của mình gia tăng khả năng đối mặt với nghịch cảnh để họ nâng cao sức đề kháng, đủ khỏe mạnh để chống chọi với virus", Chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi, công tác tại Công ty phát triển giá trị sống TP.HCM cho biết.
Còn anh Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia tâm lý tại Công ty giáo dục Tomorrow Land TP.HCM, cho biết các bậc làm cha, mẹ luôn yêu thương con cái của mình, nhưng không phải yêu thương bằng sự bảo bọc che chở mãi. Yêu thương con cái có thể bằng việc làm giúp con cái thể hiện được sự thích nghi với nhiều môi trường hoàn cảnh khác nhau. Qua đó, con cái ý thức được việc mình làm, biết điều chỉnh và thích nghi một cách hợp lý nhất mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người thân hay gia đình để con tự lớn lên, tự tiếp xúc, va chạm với thực tế và trưởng thành lên từng ngày...
"Việc cách ly phòng chống dịch Covid- 19 trong các khu cách ly tập trung vẫn được diễn ra theo đúng quy trình và các chế độ ăn uống của cơ quan y tế; Các bạn có thể nghĩ rằng đây là dịp để mình có thể nghĩ ngơi, dịp để có cơ hội trao đổi, kết bạn và có những ngày cách ly thật ý nghĩa: Biết tự giặt đồ, biết dọn dẹp phòng... Và 14 ngày đó thật ý nghĩa khi mình biết tự làm các công việc cá nhân thay vì ở nhà ba mẹ hoặc gia đình làm thay... Ba mẹ hãy là người đồng hành thay vì tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm liên tục cho con. Hãy thay bằng cách làm khác, hay hơn, ý nghĩa hơn bằng việc gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, tình hình và động viên con cái. Đó thực sự là điều cần thiết nhất để con cái có thể tự lập và thích nghi.
Nhiều phụ huynh đội nắng để tiếp tế cho con mình - Ảnh: Tấn Đạt
Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM, cho biết các bạn trẻ hãy hiểu rằng các bạn từ các vùng dịch Covid- 19 trở về thì nhà nước đã khoanh vùng kiểm soát và có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý nên gia đình hãy yên tâm. 14 ngày tại khu cách ly cũng là thời gian suy ngẫm lại chính mình, hay đọc sách để trao dòi kiến thức đồng thời làm theo những yêu cầu của các bác sĩ để đảm bảo được sức khỏe một cách tốt nhất.
Top 5 mẫu ti vi Ultra HD nên chọn TV UHD cung cấp chất lượng hiển thị tốt nhất hiện nay và các nguồn cung cấp hiện rất dồi dào trên thị trường. Đây là 5 mẫu đứng đầu danh sách của người dùng hiện nay. 1. LG 55C9 Với nỗ lực bền bỉ của mình, LG đã hoàn thiện ti vi OLED của mình. 55C9 là minh chứng điều đó khi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Truyền thông quốc tế ấn tượng về đại lễ 30-4 của Việt Nam

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc
Có thể bạn quan tâm

Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra
Sao thể thao
19:02:56 30/04/2025
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4
Netizen
18:44:46 30/04/2025
Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ
Sao việt
18:06:43 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Thế giới
17:38:55 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025