‘Nên xem môn Lịch sử quan trọng như tiếng Anh’

“Bộ GD&ĐT cần đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc, có thể thay thế cho ngoại ngữ”, độc giả Cao Thanh Phong chia sẻ.

Môn Lịch sử quan trọng không kém tiếng Anh

Dự kiến tích hợp Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới Công dân với Tổ quốc của Bộ GD&ĐT đang được dư luận quan tâm, tranh luận.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, Bộ không bỏ, cũng không coi nhẹ môn Lịch sử khi xây dựng môn học mới. Nhưng nhiều chuyên gia, giáo viên cho rằng, việc tích hợp không chỉ làm mất đi vị thế của môn Lịch sử, mà còn tiến tới xóa sổ môn học này.

Bạn đọc này chia sẻ thêm, trong thời buổi hội nhập, học sinh có nhu cầu học ngoại ngữ là tất nhiên. Điểm khác nhau là các em nên tập trung học vào thời điểm nào cho phù hợp. Còn lịch sử liên quan đến ý thức hệ. Giới trẻ sống trong thời bình nhiều năm nên phần lớn đều có suy nghĩ xem nhẹ lịch sử.

Đồng quan điểm, bạn Cao Thanh Phong cho rằng: “Bộ GD&ĐT cần đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc, có thể thay thế cho ngoại ngữ. Những em muốn học ngành nghề liên quan ngoại ngữ sẽ tự chọn lựa”.

Bạn Nguyễn Trung phân tích, Lịch sử là môn riêng biệt nhưng đa số bạn trẻ không nhớ, không biết đến những trang sử vàng của dân tộc. Việc gộp lại có thể thế hệ sau không biết Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… là ai, gắn với sự kiện lịch sử nào, chỉ nhớ đó là tên đường.

Vì thế, Bộ GD&ĐT không nên quyết định ngay mà phải lấy ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học. Tích hợp theo đúng nghĩa không phải dễ, huống hồ cách Bộ lý giải đang ở mức gộp các môn thành môn mới.

Đổi mới cách tiếp cận

“Số đông không thích học môn Lịch sử vì sách sử viết chưa đầy đủ, chính xác, người dạy chưa hay, kém hấp dẫn. Tại sao học sinh có quyền chọn môn học, môn thi nhưng không được chọn cách thi để không rơi vào tình trạng quá tải?”, bạn Tân Nguyễn nêu câu hỏi.

Phản hồi về tòa soạn, nhiều người cho rằng, thực tế học sinh không ghét môn Lịch sử, chỉ vì sách giáo khoa thường rất ngắn gọn, không hấp dẫn. Ví dụ những trận đánh thường chỉ nêu chung chung như quân ta do tướng nào lãnh đạo, ý nghĩa lịch sử.

“Tôi từng đặt câu hỏi chúng ta đánh thắng họ như thế nào, dùng mưu kế gì? Diễn biến cần chi tiết để người đời sau theo dõi có thể hình dung được. Hiện lịch sử đề cập một triều đại chỉ nói đến vài vị vua, không viết gì nhiều về những người đó hay hoàng hậu, con vua…”, bạn Ngọc Tân nói.

Video đang HOT

Bạn đọc góp ý Bộ GD&ĐT nên đổi mới cách giảng dạy môn Lịch sử, gợi mở cho học sinh những cách khác nhau để tiếp cận lịch sử hiệu quả. Các em cần hiểu để ghi nhớ lịch sử chứ không phải học thuộc lòng.

Theo bạn Thủy Phạm, Bộ GD&ĐT nên cải cách giảng dạy và học môn Lịch sử, không nên tích hợp môn học này. Lịch sử có tầm quan trọng ngang Toán, Văn, Lý, Hóa, nên được giữ lại, nhưng thay đổi ở chương trình học để nhẹ nhàng và phương pháp giảng dạy phù hợp hơn.

Theo Zing

Giáo viên phản hồi trước thông tin môn Lịch sử 'biến mất'

Trước thông tin môn Lịch sử có thể bị "khai tử" trong chương trình GD phổ thông mới, nhiều giáo viên hy vọng lần đổi mới này sẽ thay đổi cách dạy, hấp dẫn học trò hơn.

Cô Đinh Trang Nhung, Trưởng bộ môn Lịch sử Trường THPT Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội: "Quan trọng là phải giáo dục cho thế hệ trẻ về nguồn cội"

Đối với một dân tộc, việc quan trọng là phải giáo dục cho thế hệ trẻ về nguồn cội, về ý thức dân tộc, về truyền thống ngàn năm của dân tộc ấy, như vậy một dân tộc mới có thể phát triển bền vững và trường tồn... Trách nhiệm ấy có một phần không nhỏ của nền giáo dục phổ thông, đặc biệt là bộ môn Lịch sử.

Suốt thời phong kiến, Lịch sử là bộ môn bắt buộc, sĩ tử đi thi nội dung chính là các bộ Kinh, Sử... Cho đến những thế kỷ sau đó, chưa bao giờ không có mặt Lịch sử trong các kì thi quan trọng.

Cho đến ngày hôm nay, khi xã hội hiện đại, nhìn ra các nước xung quanh như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc thì việc giáo dục lịch sử vô cùng được coi trọng...

Giáo viên phản hồi trước thông tin môn Lịch sử biến mất - Hình 1

Không bỏ hay xem nhẹ môn Lịch sử Góp ý dự thảo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT xây dựng, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo dục, nhà sử học tập trung vấn đề nên để Lịch sử là môn tự chọn hay bắt buộc.

Theo tôi, thay vì tích hợp bộ môn Lịch sử với các môn học khác, hãy tìm cách thay đổi cách dạy và học lịch sử ở trường phổ thông. Trường THPT Lô-mô-nô-xốp đã và đang cố gắng đem luồng không khí mới vào bộ môn Lịch sử...

Vậy mà bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp vô cùng ngạc nhiên khi môn Lịch sử sắp bị "khai tử", đưa vào các môn tự chọn. Bộ GD&ĐT cho rằng, Sử đã được tích hợp trong bộ môn Công dân với Tổ Quốc, nhưng bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của môn học, không thể dễ dàng được tích hợp với các bộ môn khác.

Tôi lo lắng trong thời gian tới, Lịch sử cũng như các môn xã hội sẽ "biến" mất trong danh mục các môn học mà học sinh lựa chọn...

Học sinh được gỡ bỏ những "ám ảnh" về việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra với những số liệu dài dằng dặc vô hồn, thay vào đó là những câu hỏi mang tính tư duy, liên hệ thực tế...Các trò được học trải nghiệm sáng tạo qua những chuyến đi thực tế lịch sử và nội dung thu hoạch sau chuyến đi được lấy làm điểm kiểm tra...

Sách giáo khoa nên viết ngắn gọn hơn, phương pháp giảng dạy thu hút hơn, học sinh được trải nghiệm lịch sử nhiều hơn, đó là những gì môn Lịch sử cần làm để trở thành một bộ môn ý nghĩa thật sự thay vì tích hợp, gộp nó lại như một món lẩu "thập cẩm" như ý kiến của bộ giáo dục hiện nay.

Cô Bùi Thu Thủy, Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định:"Giáo viên Lịch sử sẽ có vị trí như thế nào trong lần đổi mới này?"

Đổi mới lần này điều giáo viên chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là việc tích hợp, liên môn thì kiến thức sẽ được thực hiện ra sao? Giáo viên Lịch sử sẽ có vị trí như thế nào trong lần đổi mới này.

Tuy nhiên với tâm huyết và thực sự vì học sinh tại nhiều trường như chúng tôi đã đổi mới dạy học Lịch sử. Hàng năm chúng tôi có từ 2-3 chuyên đề thực hiện tích hợp, liên môn kiến thức trong giảng dạy môn học này.

Ví dụ như năm 2014 tôi có đảm nhiệm chuyên đề dạy học lịch sử địa phương tích hợp với tham quan, trải nghiệm sáng tạo tại làng nghề truyền thống là làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc ở Hà Nội.

Chuyên đề có tích hợp kiến thức môn Lịch sử, Địa lí, Văn học. Chương trình chỉ cho mấy tiết, giáo viên phải đáp ứng yêu cầu đó. Nhưng để có 3 tiết học, giáo viên phải mất cả ngày trời tìm hiểu rồi đưa học sinh đi trải nghiệm, giao lưu. Cô và trò đều vất vả nhưng cái được là sự hứng thú của học sinh.

Đổi mới lần này vẫn giữ được những ưu điểm và hướng đi này thì tôi tin giáo viên, học sinh và xã hội sẽ có cái nhìn tích cực hơn.

Giáo viên phản hồi trước thông tin môn Lịch sử biến mất - Hình 2

Câu chuyện 19 người phục vụ 1 thí sinh thi môn Lịch sử tại Hà Nội ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 nhận được nhiều ý kiến trăn trở.

Cô Ngô Thị Thành, phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội: "Hiện giáo dục của ta vẫn nặng để phục vụ thi cử"

Đầu tiên khi nghe thông tin tới đây Lịch sử sẽ không còn tên gọi và là môn học bắt buộc như trước đây giáo viên chúng tôi đều có chung tâm trạng là buồn.

Nhưng khi suy nghĩ lại, điều quan trọng không phải là môn học này có phải là môn học bắt buộc hay không, mà quan trọng là những kiến thức lịch sử chúng ta đang dạy cho học sinh là những gì.

Tôi cho rằng nếu kiến thức lịch sử nằm trong môn "Công dân với Tổ quốc" mà phát huy vai trò, chức năng của bộ môn này thì không đáng lo ngại. Là môn học bắt buộc mà kiến thức không thiết thực, không gần gũi, không áp dụng được trong cuộc sống của các em thì các em không hứng thú, không có tình yêu. Hiện giáo dục của ta vẫn nặng để phục vụ thi cử.

Lịch sử từ trước đến nay vẫn là môn bắt buộc như Toán, Văn nhưng vị thế của môn này thế nào, học sinh có yêu thích hay chưa lại phụ thuộc vào mỗi giáo viên. Mục tiêu của Bộ GD&ĐT đang đi là đúng khi hướng vào phát triển năng lực học sinh, kéo giáo dục về gần hơn với thực tế người học.

Điều lo lắng hiện nay là nếu tích hợp kiến thức 4 môn gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, An ninh quốc phòng vào môn Công dân với Tổ quốc thì các trường phân công giáo viên giảng dạy ra sao vẫn chưa ngã ngũ. Nếu vẫn chia thành các phân môn và để giáo viên đảm nhiệm thì không khác trước nhiều. Tuy nhiên nếu để giáo viên đảm nhiệm cả chuyên đề với kiến thức liên môn quả thực không dễ.

Giáo viên vẫn có thể làm được nhưng để giỏi được như giáo viên chuyên về bộ môn đó là vấn đề khó.

Cô Phạm Thị Thanh Huyền, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội:"Thời lượng, kiến thức học sử không giảm mà còn tăng lên"

Tôi có được tham gia thẩm định tài liệu chủ đề tích hợp, liên môn giữa Lịch sử với Địa lý, Lịch sử với GDCD. Tuy nhiên hiện chúng tôi mới trong giai đoạn biên tập, dự thảo chưa lên được khung chương trình kiến thức.

Tôi cho rằng, chủ trương này là hướng đi đúng đắn của ngành giáo dục. Lịch sử không chỉ tích hợp ở môn Công dân với Tổ quốc mà tổng thể phân môn Khoa học xã hội có những chủ đề tích hợp giữa Lịch sử với Địa lí và có phần rất riêng vẫn là Lịch sử, Địa lí và thời lượng sẽ lên 5 tiết/tuần, so với 4 tiết/tuần trước đây (ở khối lớp 10 và lớp 11).

Nội dung kiến thức, thời lượng thậm chí đã tăng lên. Để tránh chồng chéo, giảm tải kiến thức trùng lặp mỗi học sinh phải học nên Bộ có hướng dạy theo các chủ đề tích hợp, liên môn.

Như vậy vai trò môn Lịch sử không phải mất đi. Tuy nhiên để lên THPT, các em có quyền chọn rồi và không chọn môn này thì vị thế môn Lịch sử có thể bị giảm đi nhưng không mất đi.

Lo ngại của giáo viên về dạy tích hợp liên môn là đáng bàn và cần tập huấn thật kĩ. Chuyện trong môn học giáo viên phải sử dụng kiến thức nội môn, liên môn và xuyên môn thì trước nay thầy cô đã làm rồi, chẳng qua là được về lý thuyết và khái quát lên nên ta thấy có phần nghiêm trọng.

Muốn thay đổi cần có giải pháp tổng thể từ người làm chính sách, chương trình - SGK và cả học sinh, giáo viên.

Theo Văn Chung/VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2
14:39:02 11/05/2025
Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễnĐệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn
16:08:33 11/05/2025
Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"
14:25:39 11/05/2025
"Tiên nữ" showbiz lấy chồng hơn 17 tuổi và cái kết bất ngờ khi làm mẹ kế hào môn"Tiên nữ" showbiz lấy chồng hơn 17 tuổi và cái kết bất ngờ khi làm mẹ kế hào môn
15:45:00 11/05/2025
Bức ảnh tơi tả dưới mưa bão chứng minh 1 điều về visual của HIEUTHUHAIBức ảnh tơi tả dưới mưa bão chứng minh 1 điều về visual của HIEUTHUHAI
13:16:43 11/05/2025
Cô dâu 28kg quê Phú Yên được mẹ chồng hết mực yêu chiều, tăng 10kg sau cướiCô dâu 28kg quê Phú Yên được mẹ chồng hết mực yêu chiều, tăng 10kg sau cưới
15:18:51 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn emTuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
15:49:07 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây NinhCận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
16:19:47 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Vua smartphone màn hình gập' Samsung Galaxy Z Fold6 giảm giá 10 triệu đồng tại Việt Nam

'Vua smartphone màn hình gập' Samsung Galaxy Z Fold6 giảm giá 10 triệu đồng tại Việt Nam

Đồ 2-tek

19:15:23 11/05/2025
Mới đây, phiên bản 256 GB của Samsung Galaxy Z Fold6 được một số hệ thống di động lớn giảm giả xuống còn 35,99 triệu đồng (thấp hơn 8 triệu đồng so với giá niêm yết).
Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Sức khỏe

19:05:36 11/05/2025
Trong khi đó, các loại hạt như hạt chia, hạt lanh rất giàu omega-3 tốt cho não bộ và khớp. NCOA chỉ ra rằng vì các loại hạt và hạt giống có nhiều chất béo và calo, người cao tuổi chỉ nên tiêu thụ một nắm nhỏ mỗi ngày.
Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Tin nổi bật

18:54:17 11/05/2025
Mưa lớn, dông lốc khiến bà C.X.M. (Lào Cai) tử vong do sạt lở đất, lũ cuốn trôi, ông V.V.P. (Bình Dương) mất tích và một người dân tỉnh Quảng Trị bị thương do sét đánh.
Hồi kết cho vũ trụ kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại 'The Conjuring', gia đình Warren hé lộ vụ án khủng khiếp nhất từ trước đến nay

Hồi kết cho vũ trụ kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại 'The Conjuring', gia đình Warren hé lộ vụ án khủng khiếp nhất từ trước đến nay

Phim âu mỹ

18:43:34 11/05/2025
Tháng 9 tới đây, Vũ trụ kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại sẽ đi đến hồi kết với bộ phim cuối cùng của loạt phim mang tên The Conjuring: Last Rite
68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội

68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội

Netizen

18:43:06 11/05/2025
Các chiến sĩ đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam về tới sân bay Nội Bài tối 10/5, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm 80 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Toyota Land Cruiser FJ: Mẫu xe mini đáng mong đợi, dự kiến ra mắt cuối năm 2025

Toyota Land Cruiser FJ: Mẫu xe mini đáng mong đợi, dự kiến ra mắt cuối năm 2025

Ôtô

18:12:54 11/05/2025
Thay vì sử dụng nền tảng TNGA-F được tìm thấy trên Land Cruiser 250 và 300 Series lớn hơn và đắt tiền hơn, chiếc SUV off-road nhỏ gọn này dự kiến sẽ được trang bị chung khung gầm IMV 0 với xe bán tải Toyota Hilux Champ đang bán tại Thái...
Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu

Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu

Góc tâm tình

17:49:24 11/05/2025
Nhìn chị thoăn thoắt sắp xếp mọi việc, tôi thấy vừa nể phục, vừa xúc động. Câu nói Đã có chị đây rồi khiến tôi rưng rưng nước mắt.
Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Pháp luật

16:20:00 11/05/2025
Chiều 11/5, Công an Bình Dương đang khẩn trương điều tra vụ người đàn ông được phát hiện tử vong trước tiệm rửa xe ở đường DL12, phường Thới Hòa, TP Bến Cát.
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

Sao châu á

16:04:31 11/05/2025
Người hâm mộ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang háo hức chờ đến ngày gặp gỡ BABYMONSTER trong chuyến lưu diễn đầu tiên của sự nghiệp. Nhưng 1 thông tin đã khiến họ tụt hết mood.
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Tv show

16:03:00 11/05/2025
Concert Anh Trai D-6 khép lại với nhiều cảm xúc lẫn lộn, buồn - vui - phẫn nộ - lo lắng và cả biết ơn. Khoảnh khắc nói lời tạm biệt khán giả, các nghệ sĩ không giấu nổi sự xúc động mà bật khóc sân trên sân khấu.
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc

Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc

Hậu trường phim

15:39:14 11/05/2025
Nhiều khán giả cho rằng, nếu Yelena không được xây dựng như một nhân vật đặc biệt, chắc chắn Thunderbolts* sẽ không thể tạo được nhiều ấn tượng như vậy.