Nếu không thi tốt nghiệp THPT, học sinh được cấp bằng thế nào?

Theo dõi VGT trên

Trình luật Giáo dục (sửa đổi) trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/9, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, học sinh học hết chương trình THPT, nếu đủ điều kiện thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình, nếu được dự thi và đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp

Tờ trình của Chính phủ về dự án luật Giáo dục (sửa đổi) nhấn mạnh, dự thảo luật đã đưa vào các quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa; sách giáo khoa điện tử, học liệu…

Dự luật cũng bổ sung quy định việc thực nghiệm một số nội dung, phương thức giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông (khoản 2,3 và 4 Điều 29), rà soát, bổ sung quy định vai trò, chương trình giáo dục của trường chuyên (Điều 59).

Nếu không thi tốt nghiệp THPT, học sinh được cấp bằng thế nào? - Hình 1

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình luật Giáo dục (sửa đổi) trước UB Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, để tạo điều kiện phân luồng và liên thông trong giáo dục, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định: Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và được dự thi nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (khoản 3 Điều 31).

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp theo hướng bổ sung đối tượng người học đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, bên cạnh người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (khoản 3 Điều 118).

Nêu quan điểm thẩm tra về vấn đề thi tốt nghiệp THPT và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, đa số thường trực UB quan điểm, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, điều chỉnh việc dạy học và kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục phổ thông, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục.

Tuy nhiên, ông Bình cũng cho biết, với việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, thường trực UB Văn hoá, Giáo dục đề nghị ban soạn thảo luật làm rõ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận này so với bằng tốt nghiệp THPT.

Video đang HOT

Về việc thí điểm, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, cơ quan thẩm tra luật cho rằng, do thiếu khuôn khổ pháp lý, hoạt động thí điểm trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua còn nhiều lúng túng, hạn chế. Một số chương trình thí điểm đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong cử tri và dư luận xã hội.

Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung quy định Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định thí điểm chính sách mới trong giáo dục mà việc áp dụng đại trà sẽ có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, trong đó làm rõ các nội dung về quy trình, mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng, quy mô, thời gian thực hiện thí điểm.

Về chính sách đối với người học, ban soạn thảo luật sửa đổi quy định về phổ cập giáo dục, phổ cập giáo dục bắt buộc (Điều 13). Bổ sung chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập (khoản 1 Điều 95).

Về chính sách đối với nhà giáo, dự thảo luật đã sắp xếp lại các nội dung trong chương nhà giáo (Chương IV), tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của nhà giáo; sửa đổi quy định về tiền lương của nhà giáo theo hướng nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ (Điều 74).

Về đầu tư và tài chính cho giáo dục, dự luật quy định cụ thể tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước (Điều 92). Luật cũng sửa đổi quy định học phí theo hướng: mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo; cách tính chi phí dịch vụ giáo dục và thẩm quyền quy định cơ chế thu và sử dụng học phí, thẩm quyền quy định mức học phí, khung học phí (Điều 95).

P.Thảo

Theo Dân trí

Chủ tịch Quốc hội: Chương trình giáo dục gì mà thực nghiệm tới... 40 năm?

"Mổ xẻ" chuyện thời sự về sách Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại đang "gây bão" dư luận những ngày qua, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tỏ ra bất ngờ về phương pháp dạy tiếng Việt đã được thực nghiệm giảng dạy suốt... 40 năm qua.

Chủ tịch Quốc hội: Chương trình giáo dục gì mà thực nghiệm tới... 40 năm? - Hình 1

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải: "Có chuyện độc quyền trong việc bán sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục?".

Tham gia ý kiến tại phiên thảo luận về luật Giáo dục (sửa đổi) sáng 12/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển băn khoăn, mỗi trường, mỗi địa phương có quyền lựa chọn bộ sách giáo khoa (SGK) riêng trong giảng dạy, học tập nghĩa là bố mẹ, gia đình có muốn chủ động chọn mua sách cho con cũng không được?

"Thời kỳ tôi và các anh chị ở đây đi học, 10 năm học phổ thông sách vẫn thế, vẫn học được, anh học xong sách có thể chuyển cho em, sách mang từ Hà Nội lên vùng cao hoặc ngược lại đều học được. Sao giờ lại thay đổi vậy? Chuyện này sẽ là sự tốn kém rất lớn cho xã hội mà học sách còn không chính thống nữa. Cần phải tính tác động của chính sách, các gia đình rồi cả xã hội phải bỏ ra là bao nhiêu chứ không chỉ là phần ngân sách để lo làm sách" - ông Hiển nói.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị, cần hết sức cân nhắc quy định "một chương trình nhiều bộ SGK", đặc biệt là đối với cấp tiểu học. Cử tri rất bức xúc với tình trạng SGK chỉ sử dụng được một lần. Cử tri nói rằng SGK dùng một lần là rất lãng phí.

Bà Hải dẫn các con số, doanh thu của NXB Giáo dục năm 2017 là 1.200 tỷ đồng, chiếm hơn 50% toàn ngành xuất bản. NXB đưa ra 100 triệu bản SGK, phụ huynh phải chi hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm để mua SGK mà chỉ để dùng một năm, năm sau bán đồng nát. Học sinh sử dụng sách chỉ một lần vì SGK có kèm bài tập trong đó còn sách thì năm sau tái bản, nội dung kiến thức vẫn như vậy, chỉ in lại phần bài tập.

"Tới đây áp dụng "một chương trình nhiều bộ SGK" thì vấn đề này sẽ như thế nào? Cử tri gọi điện, viết thư cho chúng tôi, rất bức xúc" - bà Hải bày tỏ.

Cũng liên quan đến việc lựa chọn SGKđể học, Trưởng ban Dân nguyện đề cập chuyện thời sự về sách tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục hiện nay. Bà Hải băn khoăn, khi thực nghiệm đã thành đại trà thì sẽ thế nào? Trích dẫn điều 100 luật Giáo dục hiện hành nêu nguyên lý công bố về chủ trương giáo dục với mỗi cấp, bậc học, bà Hải băn khoăn, việc Hà Tĩnh đã sử dụng 100% sách Công nghệ giáo dục thì rõ ràng là việc thực nghiệm đã thành đại trà, sao xã hội vẫn bất ngờ, không biết?

Bà Hải nhận định: "Việc này liên quan tới cách thức đánh vần bằng tam giác, ô vuông, dù chỉ là một phương pháp nhưng cũng rất nhiều người nói các bài thơ, văn ở đó có quan điểm giáo dục khác lạ. Mà lạ là chiều qua, từ 17h-19h tôi đi tìm khắp các hiệu sách khu vực Ba Đình, trên đường Lý Thường Kiệt để mua sách này nhưng không được. Vậy nếu phụ huynh muốn học cùng con thì mua sách ở đâu hay đây là sách bán độc quyền sách theo chương trình dạy?".

Nữ đại biểu thông tin, phụ huynh của một trường ở địa phương lựa chọn sách Công nghệ giáo dục này đã từng gửi kiến nghị để con em mình không học chương trình này. Vậy việc công khai thông tin, phổ biến chủ trương thế nào, mỗi gia đình có được hỏi là muốn tham gia chương trình thực nghiệm này hay không?

Chủ tịch Quốc hội: Chương trình giáo dục gì mà thực nghiệm tới... 40 năm? - Hình 2

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành khổ sở quá vậy?".

Ủng hộ hướng đặt vấn đề đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ quan điểm, không thể có kiểu làm SGKtự chọn như vậy được. Giờ Quảng Nam đã có sách riêng thì không lẽ có hệ thống giáo dục riêng cho Quảng Nam? Như vậy không được.

"Thực nghiệm thì mấy chục năm rồi, chắc từ hồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam học phổ thông, Công nghệ giáo dục này đã được thực nghiệm rồi. Thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy" - Chủ tịch Quốc hội bình luận.

Bà cũng bày tỏ: "Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành khổ sở quá vậy. Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được, lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết. Tôi có người bạn là giáo viên, xem sách của cháu nội tôi học mà bảo rất khó, khác hẳn thời xưa mình học. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá".

Nhấn mạnh là bản thân bức xúc, nhất định phải lên tiếng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, không thể có kiểu làm SGK mà mỗi trường một kiểu sách, một kiểu học. Như thế, theo ông Tỵ, có khả năng làm phát sinh tiêu cực lớn mà chương trình giáo dục sẽ không tổng thể, không toàn diện. Ông Tỵ quả quyết, nhất thiết phải thống nhất một loại SGK.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhận xét, giáo dục hiện đang gây áp lực quá lớn cho trẻ nhỏ, cho gia đình. Cần nghiên cứu giảm tải ngay các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, những môn học mang tính chất hàn lâm nên đưa ra khỏi chương trình.

"Tôi gặp nhiều học sinh nước ngoài, các cháu tự tin nói các cháu học ít nhưng hiểu biết nhiều, không như học sinh ở Việt Nam. Giáo dục của ta đang mang tính chất nhồi nhét kiến thức rất lớn, nhìn bọn trẻ học mà thương, tí tuổi đầu đã cận thị hết cả, không giảm tải thì rất gay mà tôi thấy là việc đó hoàn toàn có thể làm được" - ông Tỵ nhận định.

Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét, hoạt động của NXB Giáo dục, việc làm SGK vừa qua rõ ràng có vấn đề, cơ quan soạn thảo cần xem xét tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Luật này cần thiết phải làm cẩn trọng, qua 3 kỳ họp Quốc hội.

P. Thảo

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnhCha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnh
21:22:39 03/05/2025
Hoa hậu Phương Lê mang thai lần 4 ở tuổi U50, là con chung đầu tiên với NSƯT Vũ LuânHoa hậu Phương Lê mang thai lần 4 ở tuổi U50, là con chung đầu tiên với NSƯT Vũ Luân
19:42:27 03/05/2025
Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thậtHé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
17:42:53 03/05/2025
Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏVụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ
20:50:19 03/05/2025
Mạng xã hội lại dậy sóng với hoá đơn thể hiện "cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg" ở Nha TrangMạng xã hội lại dậy sóng với hoá đơn thể hiện "cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg" ở Nha Trang
21:08:52 03/05/2025
Cựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếngCựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếng
20:25:01 03/05/2025
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành LongTình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long
18:14:52 03/05/2025
Ca khúc gần 2 tuổi đời mới gây bão: Hàng triệu người Việt Nam đã nghe và thấy phải sống trách nhiệm hơnCa khúc gần 2 tuổi đời mới gây bão: Hàng triệu người Việt Nam đã nghe và thấy phải sống trách nhiệm hơn
21:40:39 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền

Hậu trường phim

23:52:42 03/05/2025
Phú Đại Long - cái tên được mệnh danh là Ảnh đế nghèo nhất Cbiz , người đàn ông gần 50 tuổi vẫn sống giản dị, không ồn ào nhưng luôn khiến khán giả phải kính nể bởi thực lực và nhân cách vàng.
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!

Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!

Phim việt

23:35:04 03/05/2025
Lý Hải nhân dịp kỷ niệm 10 năm đã vẽ nên bức tranh gia đình chuẩn vị Việt, nơi mà mâu thuẫn gia đình, thế hệ giữa cha và con được khắc họa chân thực đến giật mình.
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!

Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!

Nhạc quốc tế

23:26:38 03/05/2025
Daesung yêu không khí, ẩm thực và năng lượng fan Việt truyền cho anh. Điều này được Daesung liên tục khẳng định trong buổi concert và cả cuộc phỏng vấn với chúng tôi.
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Sao việt

23:20:21 03/05/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước tiết lộ, ở tuổi 50 cô vẫn được nhiều chàng trai trẻ tuổi thậm chí là kém 2 con giáp theo đuổi.
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?

Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?

Phim âu mỹ

23:04:33 03/05/2025
The Accountant 2 - Mật danh: Kế toán 2 đang trở thành tâm điểm chú ý của khán giả, đặc biệt là những ai đam mê thể loại hành động kết hợp tâm lý tội phạm.
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc

Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc

Pháp luật

22:54:38 03/05/2025
Do đang tình trạng nợ nần cá nhân, Trang nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc, Trang chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của nạn nhân rồi bỏ trốn.
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV

Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV

Tv show

22:49:42 03/05/2025
Ca nương Kiều Anh và chồng đại gia Văn Quỳnh là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trưa 4/5 trên VTV3.
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Thế giới

22:38:26 03/05/2025
Tờ The Times of Israel hôm qua đưa tin Cơ quan Cứu hỏa và Cứu nạn của Israel thông báo lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được đám cháy rừng tàn phá các ngọn đồi Jerusalem trong gần 30 giờ.
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi

Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi

Sao châu á

22:29:01 03/05/2025
Bài đăng gần đây trên một diễn đàn nổi tiếng của Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý khi so sánh hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) với vẻ ngoài lung linh thường thấy của nữ thần tượng.
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Nhạc việt

21:59:53 03/05/2025
Sau thời gian tập trung cho con gái, Kha Ly dần trở lại với các hoạt động nghệ thuật. Gần đây, cô gây chú ý khi góp giọng trong MV Đường từ tâm của tác giả Phạm Nhật Huy.
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise

Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise

Sao âu mỹ

21:56:28 03/05/2025
Ngôi sao Hollywood Ana de Armas tiếp tục vướng nghi vấn hẹn hò với tài tử Tom Cruise. Họ bị giới săn tin bắt gặp khi di chuyển chung bằng trực thăng, cùng dùng bữa tối vào sinh nhật của nữ diễn viên.