Nga ‘bênh’ Trung Quốc làm càn ở Biển Đông?
Vào lúc Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự ở vùng Biển Đông để hỗ trợ Philippines và các quốc gia Đông Nam Á trước yêu sách chủ quyền ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Nga lại tỏ thái độ ủng hộ Bắc Kinh, về việc giải quyết song phương tranh chấp vốn liên quan đến nhiều bên…
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị dự cuộc họp báo chung tại Matxcơva ngày 18/4
Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm 18/4 tại Matxcơva, hai ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Sergei Lavrov lại tuyên bố không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngang nhiên nói rằng Trung Quốc bảo vệ cái gọi là “các quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông” và có toàn quyền quyết định nên giải quyết các căng thẳng trong khu vực này như thế nào.
Trước cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Trung Quốc hôm 18/4, Ngoại trưởng Lavrov, khi trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ ngày 12/4, cũng đã tuyên bố rằng cần phải chấm dứt những nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp Biển Đông.
Video đang HOT
Việc Matxcơva ủng hộ lập trường của Bắc Kinh không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông phải được đặt trong bối cảnh Nga hợp tác ngày càng chặt chẽ với Trung Quốc ở châu Á, hay ít ra là hai nước có quan điểm ngày càng đồng nhất về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực này, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Và cũng giống như Bắc Kinh, Matxcơva chống lại dự án của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Theo các nhà quan sát, chống sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á không phải yếu tố duy nhất thúc đẩy Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau. Hiện đang bị phương Tây cô lập do xung đột ở Ukraine, Matxcơva đang rất cần có thêm bạn và nhất là có thêm khách hàng tiêu thụ dầu khí và vũ khí Nga, cũng như có thêm đầu tư vào vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của Nga. Khách hàng và nhà đầu tư lớn nhất hiện nay không ai khác hơn là Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc cũng rất cần tiếp cận các tài nguyên của vùng này, nhất là dầu khí.
Với Trung Quốc là một đối tác chiến lược hàng đầu, Nga cũng đang có tham vọng trở thành một cường quốc châu Á. Về phần Bắc Kinh, giữ được quan hệ hữu hảo với Nga, Trung Quốc sẽ rảnh tay tập trung cho chiến lược bành trướng ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng quan hệ Nga-Trung chỉ là sự xích lại gần nhau mang tính tình thế. Hai nước này về mặt lợi ích lâu dài vẫn là những đối thủ tiềm tàng của nhau và sự ngờ vực vẫn luôn tồn tại, kể cả trong giai đoạn nồng ấm nhất. Liên quan đến tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga, tại họp báo thường kỳ chiều 14/4 ở Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Đối với vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, đối với những vấn đề liên quan đến các nước khác ví dụ như là vấn đề quần đảo Trường Sa, thì không thể giải quyết song phương mà phải có sự tham gia của các bên liên quan.
Và đối với những vấn đề liên quan đến cả các nước ngoài khu vực, ví dụ như vấn đề an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, thì phải được bàn bạc và giải quyết với tất cả các nước có chung lợi ích và chung mối quan tâm”.
Ông Bình khẳng định lại lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Theo đó, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) và trên tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo VietTimes
Trung Quốc khẳng định không tham gia chống IS tại Trung Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa tuyên bố thẳng thắn vào hôm 12-2 rằng, Bắc Kinh sẽ không gia nhập bất kì liên quân chống khủng bố nào tại Trung Đông, nhưng sẽ giúp sức theo cách riêng của mình.
Mặc dù vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ khu vực Trung Đông, Trung Quốc dường như không muốn tự giải qyuết vấn đề bất ổn tại đây mà để điều này cho các thành viên không thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc như Nga, Mỹ, Pháp và Anh.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Sau một cuộc họp bàn giữa đại diện các cường quốc bên lề hội nghị an ninh Munich, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định rằng, Bắc Kinh sẽ không tham gia bất kì liên minh quân sự chống khủng bố nào: "Trung Quốc có một truyền thống trong chính sách đối ngoại. Đó là chúng tôi không gia nhập bất kì nhóm quân sự nào và điều này cũng được áp dụng cho những liên minh chống khủng bố. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ không chống khủng bố, Trung Quốc sẽ thực hiện theo cách của riêng mình".
Trung Quốc cũng từng có một vài nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết xung đột tại Syria như quyên góp tiền cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo hay mới đây là làm trung gian trong một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Syria và phe đối lập.
Bắc Kinh có mối lo ngại về người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, khu vực vốn xảy ra bạo lực và khủng bố trong nhiều năm qua. Giới chức Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, mầm mống của IS đang xuất hiện tại khu vực nhiều bất ổn này và nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã đến Iraq và Syria để gia nhập các nhóm khủng bố.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc lên tiếng về khả năng can dự tại Trung Đông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 12-2 khẳng định Trung Quốc sẽ không tham gia bất kỳ liên minh chống "các nhóm khủng bố" nào ở Trung Đông, nhưng Bắc Kinh sẵn sàng giúp Iraq. Gần gũi hơn với thế giới Ả Rập Hồi tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc muốn phát triển sâu hơn mối quan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đoàn Bi Băng xin lỗi vụ kem chống nắng không đạt chuẩn, dân mạng vẫn bức xúc
Sao việt
23:27:06 17/05/2025
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Pháp luật
23:10:40 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025