Nga bổ nhiệm “tướng đột phá” làm Tư lệnh Lục quân
Thượng tướng Andrei Mordvichev, người được mệnh danh là “tướng đột phá” nhờ lập công trong chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine, vừa được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lục quân Nga.
Thượng tướng Andrei Mordvichev (Ảnh: X).
Nhật báo Rossiiskaya Gazeta đưa tin ngày 16/5, Thượng tướng Andrei Mordvichev được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lục quân Nga thay Tướng Oleg Salyukov theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.
Thông báo không đề cập lý do điều chuyển Tướng Salyukov, song truyền thông Nga nhận định nguyên nhân là ông sẽ bước sang tuổ.i 70 vào ngày 21/5, trong khi quân đội Nga quy định độ tuổ.i giới hạn để đảm nhận chức vụ của sĩ quan cấp Đại tướng là 70.
Ông Andrei Mordvichev, sinh năm 1976, được mệnh danh là “tướng đột phá” vì đã lập công trong các trận chiến quan trọng trong cuộc chiến kéo dài hơn 3 năm giữa Nga và Ukraine.
Video đang HOT
Ông Mordvichev, trước đây là người đứng đầu Quân khu Trung tâm của Nga, đã chỉ huy các hoạt động dẫn đến sự đầu hàng năm 2022 của các đơn vị Ukraine cố thủ tại nhà máy thép Azovstal sau cuộc bao vây kéo dài khoảng 80 ngày tại cảng Mariupol, miền Nam Ukraine.
Năm 2024, ông chỉ huy quân đội Nga chiếm giữ trung tâm khai thác mỏ Avdiivka ở khu vực Donetsk trên mặt trận miền Đông Ukraine, một chiến dịch quan trọng tại một thị trấn mà Ukraine đã xây dựng công sự trong nhiều năm.
Rossiiskaya Gazeta cho biết ông Mordvichev cũng chỉ huy lực lượng Nga giành 3 thị trấn quan trọng trong cuộc tiến quân về phía Tây qua khu vực Donetsk – Selydove, Kurakhove và Ukrainsk.
Trong sự nghiệp nhà binh của mình, ông từng tham gia vào chiến dịch quân sự của Nga ở Syria.
Ông Mordvichev sẽ thay thế ông Salyukov, người vừa được bổ nhiệm làm Phó Thư ký Hội đồng An ninh Nga, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và tích hợp chính sách an ninh quốc gia.
Người Nepal không thể thu hoạch nấm quý trên Himalaya do Covid-19
Do phong tỏa vì Covid-19, Nepal cấm người dân lên núi hái đông trùng hạ thảo, loại nấm được mệnh danh là 'viagra của Himalaya', được bán ở Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần vàng.
Yarchagumba trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là đông trùng hạ thảo. Loại đông dược này chỉ xuất hiện trong vòng vài tuần ở độ cao trên 3.500 mét.
Thu hoạch đông trùng hạ thảo mang lại nguồn thu lớn cho người dân Nepal. Vào mỗi mùa xuân, trường học và nhà dân đều vắng tanh do dân làng đổ lên các dãy núi cheo leo để tìm hái đông trùng hạ thảo.
Tuy nhiên, các quan chức nước này cho biết lệnh phong tỏa vì Covid-19 đồng nghĩa với việc thu hoạch loại nấm này sẽ bị cấm trong năm nay. Nhiều quận đã cấm người dân đi hái đông trùng hạ thảo.
"Tất cả các địa phương đã được yêu cầu không cấp giấy phép cho việc thu hái đông trùng hạ thảo trong năm nay", Umesh Pandey, lãnh đạo quận Bajhang ở phía tây Nepal, nói với AFP.
Người dân Nepal lên núi tìm đông trùng hạ thảo vào mỗi mùa xuân. Ảnh: AFP.
Nhiều khu dân cư ở dãy Himalaya sống dựa vào nguồn thu từ việc thu hái và bán đông trùng hạ thảo. Thu nhập cả năm của nhiều gia đình thậm chí chỉ có được trong một vài tuần hái loại đông dược này.
"Tôi hy vọng họ sẽ dỡ phong tỏa và chúng tôi vẫn có thể đi hái. Đây là công việc duy nhất của tôi, tôi chỉ có thể làm vậy để kiế.m tiề.n", Harak Singh Dhami, 29 tuổ.i, sống ở quận Darchula, cho biết. Vào năm 2019, anh đã kiếm được 200.000 rupee (1.600 USD) với 300 cây đông trùng hạ thảo.
Chỉ riêng ở Nepal, khoảng 3 tấn đông trùng hạ thảo được thu hoạch mỗi năm, theo số liệu của ngân hàng trung ương Nepal năm 2016.
Dù không có bằng chứng khoa học, các thầy thuố.c đông y Trung Quốc cho rằng đông trùng hạ thảo có khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới và chữa nhiều loại bệnh, thậm chí cả ung thư.
Tại Bắc Kinh, giá của loại đông dược này có thể cao gấp ba lần giá vàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc khai thác quá mức và biến đổi khí hậu đã khiến việc thu hái đông trùng hạ thảo trở nên khó khăn hơn trong những năm qua.
Quang cảnh hoang tàn ở đảo Kangaroo sau thảm họa cháy rừng Cảnh quan hoang sơ một thời của đảo Kangaroo giờ đã trở thành một vùng đất cằn cỗi sau thảm họa cháy rừng. Các nhà sinh thái học lo ngại tình trạng này sẽ đ.e dọ.a xóa sổ một số loài động vật bản địa do mất môi trường sống. Những tàn dư của đám cháy vẫn còn âm ỉ tại công viên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ ché.m cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phi.m nón.g '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Khán giả phẫn nộ, mất niềm tin trước lờ.i kha.i của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
23:12:25 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổ.i
Tv show
22:49:15 20/05/2025