Nga chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat mới
Ngày 21-7, thư ký của Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Igor Denisov cho biết, việc thử nghiệm tên lửa liên lục địa chiến lược Sarmat mới của Nga sẽ được bắt đầu trong vòng 2 năm nữa.
Phát biểu trước báo giới, ông Denisov nói rằng: “Giai đoạn thứ 3 của công việc chế tạo thử nghiệm sẽ hoàn thành trong ngày hôm nay và đúng như tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược vừa tuyên bố cách đây không lâu, trong vòng một năm rưỡi hoặc hai năm tới, chúng tôi sẽ tiến hành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng lớp tên lửa mới này”.
Ngành công nghiệp tên lửa Nga đã bắt đầu công việc chế tạo thử nghiệm đối với loại tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat sử dụng nhiên liệu đẩy lỏng mới này vào năm 2011.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Voevoda của Nga
Trước đó, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng, tên lửa đạn đạo chiến lược Sarmat cần phải được đưa vào biên chế cho lực lượng tên lửa chiến lược vào các năm từ 2018 đến 2020.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat 100 tấn, có tầm bắn không dưới 5.500 km đang được Nga phát triển để thay thế dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới SS-18 Voevoda (NATO gọi là Satan) hiện đang được biên chế trong quân đội Nga trong vòng 5 năm tới.
Video đang HOT
Đặc điểm vật lý và thông số kỹ thuật của tên lửa đạn đạo liên lục địa mới này vẫn được giữ bí mật, và các bộ phận của hệ thống đang được thử nghiệm. Chỉ có các doanh nghiệp Nga tham gia vào việc sản xuất loại tên lửa hiện đại này.
Hồi tháng 12-2013, tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết tên lửa Sarmat dự kiến sẽ được trang bị các hệ thống đối phó điện tử tiên tiến, một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phức hợp và có khả năng cơ động cao, cho phép nó thâm nhập được vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Theo_An ninh thủ đô
Những cỗ máy răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Nga
Tên lửa liên lục địa R-36 Satan có tầm bắn 16.000 km mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hay RS-24 Yars có thể ẩn hiện khôn lường là 2 trong số những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga.
R-36M, NATO định danh SS-18 Satan, là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới. Quỷ Satan thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn. Tên lửa có trọng lượng phóng tới 209 tấn, tầm bắn tối đa tới 16.000 km. Điểm đáng sợ của R-36M là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. SS-18 được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo Global Security, Delta-IV là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva. Tên lửa có tầm bắn 11.457 km, mang theo 4 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT-12PM2 Topol-M là một sản phẩm của Viện Công nghệ nhiệt Moscow. Topol-M thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ống phóng lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-79221 mang lại khả năng cơ động rất cao. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11.000 km mang theo đầu đạn hạt nhân 800 Kt. Ảnh: RT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Phi cơ được thiết kế kiểu "cánh cụp - cánh xòe" cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.220 km/h. Vũ khí đáng sợ nhất của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55SM. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200 kt, tầm bắn tối đa 2.500 km. Ảnh: Obris Xem thêm: Tu-95 phóng tên lửa diệt mục tiêu
Tuy có thời gian hoạt động trên 50 năm, song Tu-95 Bear vẫn là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân đường không của Nga. Tu-95 có thể mang theo tải trọng 15 tấn vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-55SM hoặc tên lửa hạt nhân chiến thuật Kh-20. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa Tu-95MS lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn để kéo dài thời gian sử dụng phi cơ này đến khoảng năm 2040. Ảnh: Theaviationist Xem thêm: Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 bay lượn
Đề án 955 Borei là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. Người ta trang bị cho tàu rất nhiều công nghệ tối tân, như hệ thống bơm phun cho phép hoạt động êm hơn cùng hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Vũ khí chính của tàu là 16 tên lửa liên lục địa RSM-56 Bulava, tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Warfare
RS-24 Yars là cỗ máy răn đe hạt nhân mới và đáng sợ nhất của Nga. Moscow phát triển vũ khí này nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu.Tên lửa có tầm bắn 11.000 km mang theo 4-6 đầu đạn hạt nhân độc lập. Điểm đáng sợ của RS-24 là khả năng "thoắt ẩn, thoắt hiện" khiến đối phương không thể lần theo. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, các binh sĩ trẻ của sư đoàn Vệ binh Số 7 thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phải thường xuyên tập luyện phóng, bảo vệ, bảo trì và kiểm tra mức độ rò rỉ phóng xạ.
Theo_Zing News
Đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga sẽ tái xuất năm 2018 Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ đưa vào hoạt động trở lại các đoàn tàu tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm 2018. Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ đưa vào hoạt động trở lại các đoàn tàu tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm 2018. Itar-Tass dẫn lời một nguồn tin từ Bộ Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới

Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025

Israel sắp leo thang ở Gaza, hi vọng hòa bình của Tổng thống Trump mờ dần

Tổng thống Trump muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt xung đột Ukraine

San Francisco lo ngại 2.000 người mất nhà nếu chính quyền liên bang cắt giảm hỗ trợ

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025