Nga công bố 6 luận điểm phản bác Hà Lan về vụ MH17
Các luận điểm cho thấy “tính thiếu tin cậy” của những kết luận sau trong báo cáo của Hà Lan về nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 tháng 7/2014.
Cơ quan Hàng không LB Nga (Rosaviasia) đã gửi tới Hội đồng An ninh Hà Lan văn bản trong đó đưa ra 6 luận điểm mới, chỉ ra rằng báo cáo cuối cùng của Hà Lan về nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng 7/2014 ở miền Đông-Nam Ukraine, là không đáng tin cậy.
Những luận điểm trên được trình bày trong công văn của Phó Giám đốc Rosaviasia, ông Oleg Storchevoy gửi Chủ tịch Hội đồng An ninh Hà Lan Tibbe Yustra. Công văn đề cập tới kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Nga về báo cáo cuối cùng của Hà Lan được công bố hồi tháng 10/2015 về thảm họa rơi máy bay khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Rosaviatia đã nêu “những luận điểm mới và quan trọng, chỉ ra sự thiếu tin cậy trong báo cáo cuối cùng (của Hà Lan), nếu cho rằng máy bay bị một tên lửa phòng không Buk bắn hạ”. Các dẫn chứng này chuyên gia Nga thu được khi tiến hành các thí nghiệm và nghiên cứu bổ sung.
Một phần xác máy bay MH17
Theo Phó Giám đốc Rosaviasia, những luận điểm trên cho thấy “tính thiếu tin cậy” của những kết luận sau trong báo cáo của Hà Lan: ở miền Đông Ukraine có thể có sự hiện diện của hệ thống phòng không “hạng nặng” không thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Ukraine; máy bay bị bắn hạ do nổ một đầu đạn nổ phân mảnh 9N314M; về sở hữu đầu đạn bắn hạ máy bay, là tên lửa 9M38 phóng từ hệ thống phòng không dạng Buk; vị trí trên không trung của tên lửa với máy bay tại thời bắn hạ nó, cũng như khu vực từ đó quả tên lửa được phóng đi.
Ông Storchevoy ngày 14/1 cho biết những luận điểm này liên quan đến kết luận của Ủy ban An ninh Hà Lan về bối cảnh bắn hạ máy bay và phân tích hành động của Ukraine không đóng cửa không phận khu vực xảy ra chiến sự. Công văn không đề cập đến khuyến cáo an toàn bay của máy bay dân dụng, được trình bày trong báo cáo cuối cùng của Hà Lan vì Nga có ý định xem xét riêng vấn đề này.
Tháng 10 năm ngoái, Uỷ ban An ninh Hà Lan đã công bố báo cáo điều tra cuối cùng về vụ rơi máy bay MH-17, trong đó xác định máy bay MH-17 đã bị trúng một tên lửa đất đối không Buk do Nga sản xuất. Phía Hà Lan không chỉ đích danh bên nào tại Ukraine là thủ phạm bắn rơi MH-17, nhưng khẳng định quả tên lửa này được phóng từ khu vực miền Đông Ukraine vốn do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.
Video đang HOT
Điều này ngược với kết luận từ phía hãng Almaz-Antey của Nga chuyên sản xuất tổ hợp tên lửa Buk, nói rằng chiếc Boeing-777 trên bị bắn hạ bằng tên lửa phóng đi từ lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Ukraine. Cũng theo phía Hà Lan, quả tên lửa Buk đã trúng mạn trái của khoang lái, trong khi đó nhà sản xuất tên lửa Buk của Nga lại cho rằng điều này hoàn toàn vô lý vì nếu tên lửa được bắn đi từ làng Snezhnoye (như kết luận của Hà Lan), nó sẽ không làm tổn hại mạn trái của máy bay.
Chiếc máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia bị rơi ngày 17/7/2014 tại miền Đông-Nam Ukraine khi đang trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) làm toàn bộ 298 người thiệt mạng. Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay xấu số này. Tuy nhiên, các tay súng ở miền Đông Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn nhầm chiếc MH17.
Theo TTXVN
Thế khó của ông Putin trong vụ rơi máy bay Nga ở Ai Cập
Kết luận của Moscow về vụ rơi máy bay chở khách tại Ai Cập có thể sẽ tác động không nhỏ đến chiến dịch không kích mà Tổng thống Nga Putin phát động ở Syria.
Moscow Times ngày 10/11 đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia quân sự Nga Yuri Barmin, về những phản ứng của ông Putin trong bối cảnh gần như chắc chắn máy bay Nga rơi ở Ai Cập xuất phát từ nguyên nhân khủng bố.
Thảm kịch xảy ra đối với hãng hàng không Nga ở Ai Cập đã đẩy Điện Kremlin vào tình thế khó khăn. Moscow ban đầu phủ nhận mọi khả năng liên quan đến khủng bố nhưng sau đó bất ngờ ngừng mọi chuyến bay đến Ai Cập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ai Cập, Abdel Fattah el-Sisi.
Những dấu hiệu mâu thuẫn có thể lần đầu tiên chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Nga đang không biết phải tiếp tục như thế nào trong chiến dịch không kích chống khủng bố ở Syria.
Theo nhân định của chuyên gia Barmin, máy bay Nga bị đánh bom khiến 224 người thiệt mạng là gần như rõ ràng và ông Putin sẽ buộc phải lên tiếng. Nhà lãnh đạo Nga có thể sẽ tăng cường chiến dịch không kích với lý do máy bay bị đánh bom, giống như những gì từng xảy ra ở Chechnya.
Cho đến nay, ông Putin luôn thận trọng và không xác nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến thảm kịch rơi máy bay. Tổng thống Nga cũng hạn chế bày tỏ lời chia buồn và nhắc đến lý do kỹ thuật.
Kể từ khi Anh và Mỹ bất ngờ nhận định về mối liên hệ khủng bố với máy bay Nga gặp nạn, ông Putin đang bị đẩy vào thế khó ở cả trong và ngoài nước. Trong cuộc điện thoại với Tổng thống Ai Cập Abdel Fatttah el-Sisi ngày 6/11, ông Putin nói về "sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn cho các công dân Nga tại Ai Cập".
Điện Kremlin khó có thể tuyên bố sơ tán hơn 45.000 du khách Nga từ Ai Cập nếu như không chắc chắn rằng có dấu hiệu của khủng bố. Hành lý của các du khách được vận chuyển riêng bằng phương tiện của Cơ quan Xử lý Khẩn cấp cũng tiết lộ khả năng, giới chức an ninh Nga tin rằng có bom cài bên trong hành lý đem lên máy bay.
Điện Kremlin đang cố gắng bảo vệ thể diện trước một viễn cảnh không mấy sáng sủa. Nhiều khả năng Nga sẽ công bố kết luận vụ rơi máy bay đồng thời với một toan tính chiến lược mới trong chiến dịch không kích ở Syria.
Trên thực tế, máy bay Nga rơi trên bán đảo Sinai lại là cơ hội đối với ông Putin trên cả phương diện chống khủng bố và đàm phán chính trị ở Syria. Truyền thông Nga có thể sẽ loan tin về thảm kịch hàng không xảy ra như một biện pháp đáp trả của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một vụ tấn công khủng bố cũng sẽ giúp ông Putin mở rộng chiến dịch quân sự ở Syria. Cho đến nay, Nga luôn phủ nhận các hoạt động tác chiến trên bộ và khẳng định chỉ tiến hành không kích sau khi chính phủ Syria đề nghị.
Đối với người dân Nga, cuộc chiến chống IS vốn không giống như Anh hay Mỹ, những quốc gia có công dân bị chặt đầu bởi tổ chức khủng bố này. Kết luận về vụ rơi máy bay ở Sinai liên quan đến khủng bố sẽ góp phần thay đổi quan điểm.
Năm 1999, vụ đánh bom hàng loạt ở các thành phố Nga đã khiến hơn 300 người thiệt mạng. Ông Putin khi với tư cách là thủ tướng đã khởi động cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Chechnya. Kịch bản tương tự có thể diễn ra ở Syria sau khi chiến dịch ném bom dường như đã không phải là lối thoát hiệu quả nhất.
Ông Putin có thể sẽ không còn bị áp lực buộc phải kết thúc chiến dịch ở Syria nhanh chóng. Các chiến đấu cơ Nga có thể kéo dài sự hiện diện lâu hơn một năm, cho đến hoạt động không kích tiêu diệt khủng bố còn cần thiết.
Đây được coi là bước ngoặt mang tính quan trọng. Nói cách khác, tương lai của chiến dịch quân sự ở Syria phụ thuộc vào kết quả điều tra vụ máy bay rơi tại Sinai hơn là tình hình giao tranh thực tế trên mặt đất.
Chắc chắn rằng chính phủ Nga đã dự tính trước về những kịch bản rủi ro có thể xảy ra khi can thiệp quân sự ở Syria. Giờ đây, Moscow phải đối mặt với cái chết của hàng loạt thường dân. Điện Kremlin chắc chắn sẽ còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa khi tuyên bố khởi động chiến dịch trả đũa nhằm tiêu diệt khủng bố.
Đăng Nguyễn (theo Moscow Times)
Theo_Người Đưa Tin
Volkskrant: Báo cáo chính thức nói MH17 bị tên lửa BUK bắn hạ Báo chí Hà Lan đưa tin, các điều tra viên quốc tế kết luận rằng chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines đã bị tên lửa BUK bắn hạ. Báo chí Hà Lan đưa tin, các điều tra viên quốc tế kết luận rằng chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines đã bị tên lửa BUK bắn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ

Pakistan cảnh báo đanh thép Ấn Độ, đe dọa "chiến tranh toàn diện"

Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới

Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Cứ đợi lúc vợ chồng tôi đi làm là bố chồng lại âm thầm dùng chìa khóa phụ mở cửa phòng con cái để lục lọi tìm tiền, vàng
Góc tâm tình
10:54:33 08/05/2025
Trà Vinh: Người đàn ông nhảy từ lầu 8 bệnh viện, tử vong
Tin nổi bật
10:52:29 08/05/2025
Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới
Pháp luật
10:49:52 08/05/2025
Đoàn Di Băng thành người bị hại vụ dầu gội "rởm", xin lỗi, CĐM đào clip PR lố?
Netizen
10:41:51 08/05/2025
Nana (After School) vác 'kiếm Nhật' đến Baeksang, Lisa chỉ còn là quá khứ?
Sao châu á
10:33:24 08/05/2025
Xe ga 155cc giá 41 triệu đồng trang bị ngang Air Blade, Vario, rẻ chỉ như Vision
Xe máy
10:30:02 08/05/2025
Phim lãng mạn Hàn cực hay nhất định phải xem: Nữ chính đã đẹp còn diễn đỉnh, nam chính đóng toàn siêu phẩm 2025
Phim châu á
10:04:58 08/05/2025
Mùa Hè nên ăn uống gì để có làn da đẹp?
Làm đẹp
09:47:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025