Nga dồn dập phản công, Mỹ chỉ còn nước đầu hàng?
Trước việc Mỹ tiếp tục khiêu khích Nga bằng bước triển khai lá chắn tên lửa ở Rumani, Nga đã nổi giận tung đòn phản công liên tiếp. Cụ thể, Nga tuyên bố khôi phục lại hệ thống radar cảnh báo sớm ở bán đảo Crimea, đồng thời lôi kéo được một đồng minh tham gia vào mặt trận chống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu. Những diễn biến này cho thấy, Moscow sẽ “đấu” đến cùng với Washington trong vấn đề lá chắn tên lửa. Liệu Mỹ cuối cùng có phải đầu hàng trước sự không khoan nhượng của Nga hay không?
Hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Rumani
Nhật báo Izvestia hôm qua (17/5) dẫn lời một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cho biết, nước này sẽ khôi phục lại hệ thống radar cảnh báo sớm những cuộc tấn công từ tên lửa ở gần Sevastopol, bán đảo Crimea. Động thái này là nhằm để đối phó với những hoạt động quân sự ngày càng leo thang của Mỹ và NATO ở Biển Đen.
Nguồn tin trên cho hay, hệ thống radar được khôi phục là hệ thống “mắt thần” Dnepr thời Liên Xô (còn được NATO gọi là Hen House). Điều đáng chú ý là hệ thống này sẽ được hiện đại hoá hoàn toàn. Sau khi được hiện đại hoá, nó có thể phát hiện những vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, trong đó có cả những loại tên lửa siêu âm mới nhất, từ Biển Đen và Biển Địa Trung Hải. Như vậy, hệ thống radar ở Crimea sẽ bảo vệ lãnh thổ Nga một cách hiệu quả từ phía nam và đông nam.
Theo tờ Izvestia, dự án “hồi sinh” mắt thần Dnepr sẽ mất khoảng 18 tháng và căn cứ này sau đó sẽ được vận hành bởi 15 chuyên gia.
Ông Vadim Kozyulin một chuyên gia thuộc Học viện Nghiên cứu Quân sự Nga, cho hay, bằng cách thiết lập một hệ thống radar mới gần Sevastopol, Nga sẽ có được một lớp phòng thủ 24/24 để bảo vệ họ trước những cuộc tấn công bằng tên lửa. Vị chuyên gia quân sự trên cho rằng, Nga sẽ có thể bảo vệ được mình trước cả những vũ khí nhỏ tối tân và có độ chính xác cao.
Crimea đã trở thành một phần của Liên bang Nga cách đây hơn 2 năm, sau khi hơn 96 người dân khu vực này bỏ phiếu đồng ý trở về vòng tay của Moscow trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Hồi tháng 3 năm 2015, người đứng đầu Cộng hoà Crimea ông Sergey Aksyonov đã tuyên bố, bán đảo Crimea sẽ ủng hộ việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ, miễn là quyết định đó được đưa ra từ Moscow. Ông Aksyonov khẳng định, cá nhân ông tin rằng, vũ khí hạt nhân sẽ hoàn toàn an toàn cho môi trường của bán đảo Crimea bởi công nghệ của Nga trong lĩnh vực này hiện đang đạt trình độ cao nhất thế giới.
Trước đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Nga cũng đã tuyên bố, Moscow có quyền đưa vũ khí hạt nhân đến bán đảo Crimea.
Video đang HOT
Ngoài việc hồi sinh mắt thần radar – một thứ vũ khí có thể khiến lá chắn tên lửa của Mỹ trở nên vô dụng, Nga còn tìm được cho mình một đồng minh để chống lại kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO. Đó là Belarus.
Ngoại trưởng Belarus mới đây đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về việc Mỹ cũng như NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Âu. Ông này đã cam kết sẽ cùng Nga đáp trả thích đáng kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ ở khu vực này.
“Đối với chúng tôi, đây là một chủ đề rất nhạy cảm – hiện nay các đối tác phương Tây cũng chúng tôi đã bắt đầu thảo luận về việc triển khai thêm quân đến những nước là láng giềng của chúng tôi. Điều này gây lo ngại cho chúng tôi. Chúng tôi coi đó là thách thức tiềm năng đối với quốc gia của chúng tôi”, Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makey cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
Ông Makey cũng tiết lộ, Nga và Belarus sẽ cùng vạch ra “những biện pháp đáp trả thích đáng” đối với cả việc NATO triển khai thêm lực lượng đến Đông Âu và cả việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa gần biên giới của Nga và Belarus.
Những “đòn phản công” của Nga cho thấy, nước này sẽ không ngồi yên đứng nhìn Mỹ đưa hết vũ khí này đến vũ khí khác đến khu vực Đông Âu. Moscow chắc chắn sẽ có những đòn đáp trả khiến Mỹ và NATO có thể sẽ phải chùn bước. Đây là lời đe doạ được nhiều quan chức Nga đưa ra trong thời gian qua.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ đốt bao nhiêu tiền cho lá chắn tên lửa Romania
Theo chuyên gia quân sự người Đức, HansJoachim Spanger, Mỹ quyết định chi khoảng 1,6 tỷ USD để triển khai lá chắn ở Romania và sắp tới tại Ba Lan.
Mỹ đốt tiền
Theo vị chuyên gia người Đức, số tiền Mỹ chi cho 2 căn cứ quân sự này sẽ tiếp tục tăng lên. Trong đó, các khoản phí tiêu tốn hàng năm phục vụ cho quá tình hoạt động và bảo dưỡng. Mỹ cũng cần duy trì khoảng 130 binh sĩ tại căn cứ hải quân Mỹ ở Deveselu, Romania.
Tuy nhiên, NATO không công bố con số chính thức chi phí duy trì căn cứ quân sự này nên không thể thống kê con số cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.
Theo chuyên gia Đức, kể từ năm 2002, Washington đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD để bảo vệ Mỹ và các đồng minh NATO trước các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng.
"Dường như quân đội Mỹ đã tạo ra một khoảng trống trong hệ thống phòng thủ và các công ty quốc phòng vội vàng cung cấp vũ khí", ông Spanger nói. "Tất cả chỉ bởi Mỹ muốn trở nên bất khả chiến bại".
Thiếu hiệu quả
Ngoài chi phí tốn kém, theo ông Spanger, lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania "thiếu hiệu quả và là phản ứng sai lầm trong việc đối phó với mối đe dọa".
Ông Spanger giải thích, gần như không thể có khả năng Iran tấn công châu Âu hoặc nhắm đến căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu. Bởi điều này sẽ kích hoạt xung đột quân sự mà thương vong lớn nhất chắc chắn sẽ thuộc về Tehran.
Về vấn đề hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa, chuyên gia Đức cho rằng, những lần thử nghiệm của NATO cho thấy chỉ có thể đánh chặn và phá hủy 8/10 tên lửa mục tiêu. Trong môi trường tác chiến thực tế, con số này thậm chí có thể còn thấp hơn.
Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania.
Không chỉ có chuyên gia Spanger, chính người Mỹ cũng tỏ ra nghi ngờ về sự hữu dụng của lá chắn tên lửa này. Theo chuyên gia quốc phòng cấp cao của Mỹ, George Friedman cho rằng việc triển khai cơ sở của Mỹ ở Romania có nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn là thực tiễn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ triển khai tại Romania không đủ sức để bảo vệ châu Âu trước đòn tấn cấp tập của Nga. "Hệ thống này được thiết kế để chặn một hoặc nhiều tên lửa nhằm vào không gian rộng lớn. Nhưng nó sẽ không có hiệu quả chống lại Nga, nếu Moskva đột ngột khởi động một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu.
Nó có thể dễ dàng bị đè bẹp thậm chí bằng một số lượng tên lửa tương đối nhỏ và hệ thống sẽ không hoàn toàn không có ý nghĩa nếu Nga giáng đòn tấn công hàng loạt", vị chuyên gia này đưa ra thực tế đầy lo lắng.
George Friedman cho biết, thành phần chính của hệ thống Aegis phiên bản trên cạn Mỹ triển khai tại Romania là tên lửa đánh chặn SM-3 Block I B. Tên lửa này có thể dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.
Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga. Tuy nhiên theo phân tích của tờ Extremetech, gần 20 năm qua, Mỹ đã đổ nhiều tiền của vào việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa ICBM và các loại tên lửa hành trình trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Bất chấp nỗ lực này, hệ thống của Mỹ chưa bao giờ hoạt động được như kỳ vọng. Vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM, trong khi đây là mối đe dọa chủ chốt mà nó cần phải phòng thủ.
Thay vào đó, khả năng của hệ thống chỉ được mô tả qua bản báo cáo từ phía Cơ quan Điều hành, Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc rằng "có khả năng hạn chế trước một mối đe dọa đơn thuần". Những ngôn từ đó đã được dùng để mô tả tình trạng của hệ thống kể từ năm 2003.
Nói đơn giản thì đây là một chương trình lãng phí thời gian nhất: kéo dài, đắt đỏ, tiêu tốn nhiều nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu mà có thể không thể đạt được. Chính vì vậy, việc người Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên đất Romani mang tính chất biểu tượng hơn là răn đe thực tế, tờ Extremetech kết luận.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Nga tìm được đồng minh chống lá chắn tên lửa Mỹ ở Đông Âu Ngoại trưởng Belarus ông Vladimir Makey vừa lên tiếng quan ngại về lá chắn phòng không của Mỹ ở châu Âu và hứa rằng, Belarus sẽ hợp tác cùng Nga để tạo ra một biện pháp đáp trả hợp lí với hệ thống này. "Đối với chúng tôi, đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm. Hiện nay, nhiều đối tác phương Tây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đức: Chưa bầu được Thủ tướng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên

EU thúc đẩy kế hoạch chấm dứt phụ thuộc năng lượng Nga

Nhiều bang kiện quyết định dừng các dự án điện gió của Tổng thống Mỹ

Trung Quốc cam kết không xuất khẩu ồ ạt hàng giá rẻ sang các nước đối tác

EU nới lỏng kiểm soát đầu tư công nghệ nhạy cảm từ Trung Quốc

Phái đoàn Belarus sắp tới Triều Tiên để thúc đẩy hợp tác song phương

Ông Friedrich Merz không giành được đa số phiếu để trở thành Thủ tướng Đức

Trên 2.000 nhân viên kiểm duyệt nội dung cho Meta mất việc

Thị trưởng Moskva: Phòng không chặn ít nhất 19 UAV bay về hướng thủ đô Liên bang Nga

Phát hiện nhiều cá ông chuông mắc cạn ở bờ biển Australia

Peru đình chỉ hoạt động khai thác vàng sau thảm kịch 13 người chết

Israel có thể mất các con tin khi mở rộng chiến dịch quân sự ở Gaza
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến Son Ye Jin "xót chồng", cả Hàn Quốc rơi lệ, nhưng Hyun Bin lại ra về tay trắng gây tranh cãi
Hậu trường phim
07:19:29 07/05/2025
Long Quân Trở Lại tung trailer chính thức, game thủ Việt tấm tắc khen ngợi trước 1 điểm sáng
Mọt game
07:18:46 07/05/2025
Trạng Quỳnh bản 3D lần đầu ra rạp có gì đặc biệt?
Phim việt
07:10:48 07/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường 'xả' ảnh đi biển, khoe vóc dáng khét lẹt, 'ăn đứt' loạt hoa hậu
Netizen
07:04:03 07/05/2025
G-Dragon "không hẹn mà gặp" Sơn Tùng, gây nổ MXH, em gái BLACKPINK bị réo?
Sao châu á
07:02:49 07/05/2025
Hoa hậu Phương Lê có bầu, Vũ Luân lên chức, khóc nức nở, 3 con riêng thái độ
Sao việt
06:57:46 07/05/2025
5 món ăn phải có trên mâm cơm trong tiết Lập hạ: Thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng - bỏ qua thì quá tiếc!
Ẩm thực
06:09:56 07/05/2025
Cựu 'bom sex' Katie Price kể chuyện phá sản: '6 năm qua là địa ngục'
Sao âu mỹ
05:57:44 07/05/2025
Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày
Góc tâm tình
05:03:59 07/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025