Nga không phải đối tác chiến lược mà là ‘vấn đề chiến lược’ của EU
Đó là phát biểu của Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, khi ông cho biết, trọng tâm chính của mình là duy trì sự đoàn kết của châu Âu, điều mà “chính sách gây hấn của Kremlin” là thách thức chủ yếu.
Ông Donald Tusk. Ảnh: AP
Nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm của EC nói rằng, trong suốt nhiệm kỳ 5 năm của mình, ông đã khẳng định với các nhà lãnh đạo châu Âu rằng Nga là “vấn đề chiến lược”, chứ không phải “đối tác chiến lược” của Liên minh châu Âu (EU).
Trong một bài phát biểu tại trường Europe ở Bruges hôm 13/11, ông nói: “Tôi phải công khai nhắc nhở những người khác, gần như hàng tuần, rằng Nga không phải “đối tác chiến lược”, mà là “vấn đề chiến lược” của chúng ta. Thậm chí tôi còn bị gán cho là một “kẻ bị ám ảnh thái quá” vì quá tập trung vào chủ đề này”.
Theo Tusk, trọng tâm chính của ông là duy trì sự đoàn kết, thống nhất của châu Âu, điều mà “chính sách gây hấn của Kremlin” là thách thức chủ yếu.
Video đang HOT
“Tôi đã và vẫn đang tin rằng, trong cuộc chơi này, điều đang bị đe dọa không chỉ là tương lai của Ukraine độc lập và an ninh Trung Âu, bao gồm an ninh đất nước của tôi, mà còn là chủ quyền của châu Âu với vai trò là một thực thể chính trị”, ông nói tiếp. “Và tôi không nghi ngờ gì rằng mục tiêu chiến lược của ông Putin không chỉ là giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ, mà còn làm suy yếu EU một cách có hệ thống thông qua việc khiêu khích những sự chia rẽ nội bộ”.
Ông Tusk khẳng định những nỗ lực của mình rốt cuộc “đã được đền đáp”. Ông cho biết: “Chúng tôi đã duy trì được sự đoàn kết của mình, kể cả trong vấn đề các lệnh trừng phạt, trong suốt toàn bộ nhiệm kỳ của tôi”.
Hoàng Bách
Theo baonghean/TASS
Tổng thống Putin có thể tham dự G-7 năm sau với tư cách đặc biệt
Tổng thống Trump nói ông có thể sẽ mời Tổng thống Putin tới hội nghị thượng đỉnh G-7 tiếp theo được tổ chức tại Mỹ với tư cách khách mời.
Tuyên bố này được ông Trump đưa ra tại cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G-7 đang diễn ra tại Biarritz, Pháp vào sáng 25/8.
Trước thông tin này, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ xem xét lời mời.
"Nếu lời mời được đưa ra, chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét", ông Peskov cho hay.
Trước khi tới Pháp, Tổng thống Trump cũng nhắc lại ý tưởng đưa Nga trở lại G-7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Bloomberg)
"Tổng thống Obama cho rằng việc Nga có mặt trong G-8 không phải là điều tốt, vì vậy ông ấy muốn gạt Nga ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp hơn rất nhiều khi có Nga. Nước Nga cần được khôi phục tư cách thành viên G-8, bởi vì có rất nhiều điều chúng ta thảo luận cần phải có sự phối hợp với Nga", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 20/8.
Tuy nhiên, Anh, Đức Pháp, Canada đều bác bỏ ý tưởng này. Họ khẳng định sẽ chỉ xem xét nó nếu Tổng thống Putin nhượng bộ về tình trạng thù địch đang diễn ra ở Ukraine.
"Tôi không muốn Nga hòa nhập mà không có điều kiện", Tổng thống Pháp Emanuel Macron nói với các phóng viên tuần trước.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk khẳng định ông không đồng ý với logic mà Tổng thống Trump đưa ra. Theo ông, tốt hơn là mời Ukraine làm khách trong Hội nghị thượng đỉnh G-7 tiếp theo.
Nga là thành viên của nhóm G-8 cho tới năm 2014 khi 7 nước thành viên còn lại tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh G-8 tại Sochi và đình chỉ quyền tham dự của Nga vào các cuộc hội đàm tiếp theo của nhóm với lý do bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Năm 2017, Nga tuyên bố rút khỏi G-8 vĩnh viễn và nhóm này đổi tên thành G-7.
Tại các hội nghị G-7 trước, một số nước cũng thường xuyên tham gia với tư cách quan sát viên. Năm nay, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ và Chile là những vị khách được mời tới Biarritz, Pháp.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
'Cuộc chiến' chồng chéo giữa các bên tại Thượng đỉnh G20 năm 2019 Dư luận thế giới đặc biệt chú ý tới hành xử giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ tại Thượng đỉnh G20 năm nay. Lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo về sự phá hủy thương mại toàn cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tố các nước phát triển thực thi hành vi bảo hộ khiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan

Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

Nghị sĩ Anh kêu gọi đẩy mạnh "đón sóng" nhân tài khoa học từ Mỹ

Đặc phái viên của ông Trump gây tranh cãi về việc sử dụng người phiên dịch

Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Quân đội Trung Quốc phản hồi thông tin Y-20 chuyển hàng tiếp tế đến Pakistan

Phản ứng quốc tế khi Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Bảo tàng Ben Gurion và cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép
Tin nổi bật
17:57:34 12/05/2025
Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?
Sao việt
17:48:08 12/05/2025
Đang ăn nhậu thì nổi hứng nhảy xuống nước bơi, thi thể được tìm thấy cách hiện trường 100 m
Netizen
17:39:46 12/05/2025
Pháo lần đầu diễn Sự Nghiệp Chướng, "var" thẳng người cũ trên sân khấu
Nhạc việt
17:37:56 12/05/2025
Tiny Fishing 2025 – Đại diện cho làn sóng game trình duyệt thế hệ mới không cần tải ứng dụng
Mọt game
17:34:06 12/05/2025
Mỹ nam đẹp nhất Kpop bị chê bai năng lực kém cỏi, sử dụng đặc quyền để tham gia ban nhạc quân đội
Nhạc quốc tế
17:28:41 12/05/2025
Rò rỉ clip gây sốc của luật sư đang giúp nhà Kim Sae Ron "đại chiến sống còn" với Kim Soo Hyun
Sao châu á
17:01:57 12/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon
Ẩm thực
16:59:09 12/05/2025
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!
Hậu trường phim
16:25:56 12/05/2025
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?
Sức khỏe
16:13:02 12/05/2025