Nga lần đầu lên tiếng vì giàn khoan Trung Quốc
Hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga đã lần đầu tiên lên tiếng về vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ảnh minh họa
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich nói rằng Nga hy vọng Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục được các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Trả lời trong cuộc họp báo, ông Lukashevich nói Moscow theo sát tình hình biển Đông và hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế trước tình hình căng thẳng hiện nay.
Trong một phát biểu mới nhất từ Washington về tình trạng biển Đông, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice gọi những động thái gần đây của Trung Quốc là “khiêu khích” và “vô ích”, đồng thời cảnh báo chính quyền Bắc Kinh có thể bị cô lập nếu tiếp tục gây căng thẳng với VN, theo Đài NDTV. Trong khi đó, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney kêu gọi đối thoại chứ không phải dùng biện pháp “đe dọa” xung quanh vụ Trung Quốc cố ý kéo giàn khoan vào vùng biển VN.
Video đang HOT
Trong phần trả lời báo chí mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal cho biết: “Pháp rất quan ngại về những căng thẳng trên biển Đông. Pháp kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình và thông qua đối thoại”.
Còn theo CNA, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Lâm Vĩnh Lạc đã khẳng định chính quyền Đài Bắc sẽ không hợp tác với Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải tại biển Đông.
Theo TNO
Đền bù ra sao nếu máy bay Malaysia gặp tai nạn thật sự?
Mức đền bù mà gia đình nạn nhân trong những vụ tai nạn hàng không được nhận có thể rất khác nhau, tùy theo nhiều yếu tố. Còn vụ máy bay Malaysia mất tích gây xôn xao nhiều ngày qua thì đền bù thế nào nếu gặp tai nạn thật sự?
Công ước Montréal
Do rớt ở vùng biển sâu, việc điều tra nguyên nhân gây tai nạn cho chuyến bay AF 447 của hãng Air France vào tháng 6.2009 gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh: Reuters
Công ước Montréal của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (OACI) về đền bù thiệt hại gặp phải trên các chuyến bay cho hành khách có hiệu lực từ năm 2003. Từ thời điểm đó, tại Malaysia và những quốc gia thành viên khác của OACI, trong trường hợp rớt máy bay, các hãng hàng không có trách nhiệm đền bù ngay từ ban đầu 116.000 euro cho mỗi gia đình nạn nhân, theo báo mạng Slate. Đây là mức đền bù "căn bản", tức chưa qua điều tra nguyên nhân tai nạn. Nếu sau đó xác nhận nguyên nhân do lỗi của hãng hàng không, mức đền bù sau cùng có thể cao hơn gấp 10, thậm chí 100 lần.
Trên thực tế, để giữ uy tín và hình ảnh của mình, các hãng thường thỏa thuận với gia đình nạn nhân để đền bù sớm và cao hơn mức quy định của luật quốc tế. Tiền có thể được chuyển khoản trước khi có kết luận điều tra. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, thân nhân chỉ nhận một phần nhỏ của khoản đền bù và phải đợi rất lâu mới nhận được phần còn lại vì tính chất phức tạp của vụ việc (tai nạn do khủng bố; điều tra gặp nhiều khó khăn; phải xác định cụ thể những người thân nào được đền bù...).
Chuyến bay AF 447 của hãng Air France gặp nạn ngày 1.6.2009 khi đang bay từ thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đến thủ đô Paris là một ví dụ điển hình. Do máy bay bị rớt ngay ở vùng biển sâu của Đại Tây Dương, cũng không có tín hiệu "cầu cứu" nào trước đó nên việc điều tra gặp rất nhiều trở ngại. Đến 2 năm sau đó, các hộp đen của máy bay mới được trục vớt, giúp làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân tai nạn. Nhiều thân nhân nạn nhân phải đợi có kết quả điều tra mới nhận được phần lớn tiền đền bù.
Nạn nhân là lãnh đạo cấp cao: Mức đền bù đến hàng triệu USD
Nhìn chung, mức đền bù cho thân nhân các nạn nhân của cùng chuyến bay sẽ chênh lệch tùy theo nhiều yếu tố: quốc tịch, thu nhập. Theo Reuters, thông thường người Mỹ sẽ được các hãng bảo hiểm đền bù cao nhất, có khi hơn hàng chục lần so với công dân một nước châu Âu.
Ngoài ra, theo báo L'Expansion, nhiều quốc gia sẽ có quy định riêng để tính mức đền bù cho thân nhân nạn nhân, nhưng thường sẽ được tính theo 2 phần riêng biệt là "tinh thần" và "kinh tế". Phần đền bù "tinh thần" sẽ khác nhau tùy theo quan hệ giữa nạn nhân với thân nhân (cha/mẹ - con cái; vợ - chồng; cô/chú/cậu/dì - cháu ruột...). Phần đền bù "kinh tế" phức tạp hơn và thường ở mức cao hơn phần "tinh thần", đặc biệt nếu nạn nhân là trụ cột gia đình và có thu nhập cao.
Tất cả sẽ được tính đến, từ nghề nghiệp, chức vụ đến mức lương của nạn nhân vào thời điểm qua đời để đưa ra mức đền bù phù hợp nhất. Nếu nạn nhân là giám đốc hoặc lãnh đạo cấp cao của một công ty lớn ở các nước Âu - Mỹ, phần đền bù này có thể lên đến hàng triệu USD.
Nếu nhận định mức đền bù chưa thỏa đáng, gia đình nạn nhân có thể tiếp tục kiện ra tòa. Tùy theo nhận định/kết luận điều tra, có thể kiện hãng hàng không hoặc hãng sản xuất máy bay (ví dụ như nếu có kết luận nguyên nhân gây tai nạn là lỗi kỹ thuật của máy bay). Gia đình nạn nhân Marcelle Valpaos Fonseca - một thẩm phán ở Rio de Janeiro - trên chuyến bay AF 447 đã được tòa án Brazil xử thắng kiện và được Air France đền bù 2,04 triệu real (hơn 860.000 USD).
Theo TNO
"Giải cứu" nữ lao động Việt Nam kêu cứu từ Ả Rập Lao động Việt tại Ả Rập phải làm việc liên tục 16 tiếng/ngày, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa cơm, sút gần 10kg trong 8 tháng đi làm... Đó là những lời kêu cứu khẩn thiết của nữ lao động giúp việc nhà đang làm việc ở Ả Rập Saudi. Chị Lan Anh (em gái chị Lan Chi) phản ánh tình trạng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

TPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạn

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn
Có thể bạn quan tâm

Tuấn Trần được đạo diễn Hàn chọn làm nam chính chỉ sau 1 cái nhìn
Hậu trường phim
10:07:04 15/05/2025
Siết chặt quảng cáo có sự tham gia của người nổi tiếng
Sao việt
10:05:04 15/05/2025
Cô gái ở TPHCM vừa bán nước sâm vừa hát, bỗng dưng nổi tiếng sau một đêm
Netizen
10:04:14 15/05/2025
Top 10 môtô cruiser cỡ nhỏ lý tưởng nhất để di chuyển trong đô thị: Gọi tên Honda Rebel 300
Xe máy
10:00:03 15/05/2025
Ôtô Trung Quốc rầm rộ khuyến mại, cao nhất gần cả trăm triệu đồng
Ôtô
09:57:25 15/05/2025
Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán
Thế giới
09:57:08 15/05/2025
Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định
Du lịch
09:49:32 15/05/2025
Taylor Swift tái xuất giữa tâm bão scandal: Bạn thân phản bội, tinh thần suy sụp
Sao âu mỹ
09:35:36 15/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
Sức khỏe
09:19:06 15/05/2025
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phim âu mỹ
09:14:24 15/05/2025