Nga mất liên lạc với các vệ tinh cùng trạm vũ trụ
Hãng thông tấn Ria Novosti của Nga đưa tin Nga hôm nay 14/11 đã mất khả năng gửi mệnh lệnh tới hầu hết các vệ tinh của mình cũng như khu vực của Nga trên Trạm vũ trụ quốc tế sau sự cố cáp điện ở gần Mátxcơva.
Hãng thông tấn nhà nước cho biết mất điện cũng có thể làm chậm kế hoạch trở về trái đất vào ngày 19/11 tới của 3 thành viên trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Những nhà du hành này sắp hoàn thành sứ mệnh 6 tháng trên ISS.
Ria Novosti dẫn nguồn tin trong ngành vũ trụ Nga cho hay họ đã không có khả năng điều khiển các vệ tinh dân sự hay gửi mệnh lệnh lên khu vực của Nga trên ISS trong suốt 2 tiếng qua. “Họ có thể nhìn thấy phi hành đoàn và có thể nói chuyện với họ, song họ không thể gửi bất kỳ mệnh lệnh nào tới khu vực của Nga trên ISS”.
Trong khi đó, giám đốc của một viện phụ trách các vệ tinh và liên lạc ISS của vùng Mátxcơva cho biết trên hãng thông tấn Interfax rằng cắt điện có vẻ như là nguyên nhân gây ra sự cố trên.
Video đang HOT
Tuy nhiên được biết các vệ tinh quân sự không bị ảnh hưởng do cắt điện và phải mất ít nhất 48 giờ mới có thể sửa chữa được sự cố.
Theo Dantri
Tàu ATV-3 giúp ISS tránh mảnh vỡ không gian
Tàu vận tải vũ trụ không người lái của châu Âu ATV-3 vào hôm 26.9 đã bị hoãn việc rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến ít nhất là ngày 28.9, để ở lại giúp ISS tăng độ cao quỹ đạo nhằm tránh sự nguy hiểm của mảnh vỡ không gian.
"Quỹ đạo của trạm sẽ được điều chỉnh nhờ vào sự giúp sức của động cơ đẩy của tàu vận tải vũ trụ châu Âu ATV-3", RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết hôm 27.9.
Tàu tiếp tế Edoardo Amaldi của châu Âu - Ảnh: NASA
Việc điều chỉnh quỹ đạo lần này là cần thiết để giúp ISS tránh gặp nguy hiểm trước mảnh vỡ của vệ tinh Cosmos-2251 (Nga) và của một tên lửa Ấn Độ, theo dự tính là sẽ cách ISS chỉ khoảng 3,5 km vào hôm 27.9.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 26.9 cho biết, ba phi hành gia hiện có mặt trên trạm, gồm Sunita Williams (Mỹ), Akihiko Hoshide (Nhật Bản) và Yury Malenchenko (Nga), sẽ không gặp nguy hiểm và các công việc nghiên cứu khoa học và bảo dưỡng trạm vẫn được tiến hành như bình thường.
Được biết, ATV-3 là tàu vận tải tự động thứ ba của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) được đặt tên theo nhà vật lý người Ý thế kỷ 20 Edoardo Amaldi, mang theo 6,6 tấn hàng hóa gồm nhiên liệu, nước uống, oxy, thực phẩm... đến cung cấp cho ISS.
Tàu đã đến lắp ghép với cổng nối của mô-đun hậu cần Zvezda vào ngày 29.3.2012, sau khi được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa Ariane 5 từ Sân bay vũ trụ Kourou tại Guiana thuộc Pháp hôm 23.3.2012.
Trước tàu Edoardo Amaldi, hai con tàu vận tải khác cũng đã được ESA phóng lên ISS là tàu ATV-1 mang tên Jules Verne, được phóng vào ngày 9.3.2008 và tàu ATV-2 mang tên Johannes Kepler, được phóng vào ngày 16.2.2011.
Hiện trên ISS có ba phi hành gia làm việc - Ảnh: Reuters
Ngoài sứ mệnh tiếp tế hàng hóa cho trạm vũ trụ và lấy đi rác thải, đội tàu ATV của châu Âu còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác là giúp đẩy trạm lên quỹ đạo cao hơn bằng các động cơ của tàu.
Việc nâng quỹ đạo cho ISS được thực hiện thường xuyên nhằm giúp trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này bù vào sự mất độ cao do lực hấp dẫn của trái đất, cũng như giúp cho ISS thuận lợi trong việc kết nối với các tàu vũ trụ.
Theo TNO
Trạm vũ trụ khôi phục cung cấp điện Hai phi hành gia của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào rạng sáng nay (6.9) đã kết thúc thành công chuyến đi bộ trong không gian kéo dài hơn 6 giờ để lắp đặt một bộ phận chuyển đổi năng lượng mới cho trạm, AFP dẫn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết. Nhà du hành người Mỹ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ 50 tuổi: Ít tiền mà biết cách ăn mặc sẽ trẻ ra 10 tuổi, thanh lịch mà không lỗi mốt
Thời trang
12:13:23 21/05/2025
Mở phiên tòa xem xét kháng cáo của ông Trần Đình Triển
Pháp luật
12:08:12 21/05/2025
Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích
Tin nổi bật
12:06:05 21/05/2025
Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025
5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến da lão hóa nhanh, mắt thâm quầng mỗi ngày
Làm đẹp
11:14:30 21/05/2025
Viêm phế quản có lây không?
Sức khỏe
11:08:48 21/05/2025
Cuộc đời của diễn viên từng là "mỹ nam cổ trang": Một đời không kết hôn, 65 tuổi sống với gà vịt chó mèo
Sao châu á
11:06:59 21/05/2025