Nga-Nhật vừa đàm, vừa nắn gân nhau
Ngày hôm nay (2/11), Nga và Nhật Bản đã tiến hành cuộc họp lịch sử 2 2 cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng. Tuy nhiên, ngay trước phiên họp đặc biệt này, các máy bay quân sự và chiến hạm hai nước đã có động thái nắn gân nhau.
Sáng nay tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng hai người đồng cấp Nga là Sergei Lavrov và Sergei Shoigu đã tiến hành cuộc họp chung lần đầu tiên trong lịch sử. Cuộc họp này còn được gọi tắt là cuộc họp 2 2 Nga-Nhật Bản.
Nga và Nhật Bản có cuộc họp 2 2 lịch sử ngày 2/11
Tại cuộc họp, hai bên nhất trí mở rộng các cuộc diễn tập chung và thúc đẩy hợp tác trong các khuôn khổ tham vấn đa phương về các vấn đề an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc họp đặc biệt này được đánh giá nhằm xây dựng lòng tin giữa hai nước trong bối cảnh Tokyo nỗ lực thúc đẩy đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài, vốn ngăn trở Nga và Nhật Bản ký hiệp ước hòa bình sau Thế chiến II.
Thông tin từ báo chí Nhật Bản cho biết, các vị bộ trưởng hai nước đã trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan tới an ninh khu vực Đông Á, trong đó có chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên. Ngoại trưởng Kishida cho rằng cuộc họp đã mở ra “một trang mới cho hợp tác Nhật – Nga về an ninh và quốc phòng”, đồng thời nhấn mạnh rằng việc làm sâu sắc hợp tác trong lĩnh vực này sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực.
Ngày hôm qua, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ.
Tại cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida, hai bên nhất trí khởi động đàm phán về nhiều vấn đề quan trọng như lao động, an ninh mạng, cũng như thúc đẩy đối thoại chính trị giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí sẽ tiến hành cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm sau để thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tiến đến mục tiêu ký kết một thỏa thuận hòa bình.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Itsunori Onodera. Đây là cuộc hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng đầu tiên trong 10 năm qua giữa hai nước. Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng bộ quốc phòng hai nước cần thiết lập các cuộc tiếp xúc chặt chẽ và thường xuyên hơn. Ông Shoigu cũng cho biết phía Nhật Bản đã đề xuất cùng thảo luận với Nga về hợp tác quân sự và các vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn bán ma túy và vấn đề phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera cho rằng hai nước cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc quốc phòng theo một thỏa thuận ký kết hồi năm 2006.
Máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga
Bất chấp không khí “hợp tác” mà hai bên đang xây dựng, ngay trước cuộc họp 2 2 và các cuộc hội đàm riêng rẽ, các tàu chiến và máy bay quân sự hai bên đã có các hành động nắn gân lẫn nhau
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo ngày 1/11, một máy bay do thám của Nga đã bay qua vùng biển Nhật Bản và tiến sát không phận nước này, buộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản phải cho các tiêm kích F-2 xuất kích ngăn chặn. Theo nguồn tin, máy bay Ilyushin Il-20 của Nga đã bay qua biển Nhật Bản giữa đảo Takeshima và quần đảo Oki thuộc tỉnh Shimane, phía Tây Nhật Bản, sau đó bay tới khu vực Đông Bắc quần đảo Tsushima ở tỉnh Nagasaki.
Tiêm kích F-2 của Nhật Bản
Ngoài ra, 3 tàu chiến của Nga cũng đã đi qua eo biển Soya, nằm giữa đảo Sakhalin của Nga với đảo Hokkaido, hướng ra biển Nhật Bản. Nhóm tàu này gồm một tàu khu trục lớp Udaloy, một tàu khu trục lớp Sovremenny và một tàu đổ bộ lớp Ropucha.
Còn trong ngày 31/10, máy bay tuần tra-săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản cũng phát hiện 3 chiến hạm của Nga di chuyển từ biển Nhật Bản qua eo biển Soya tới biển Okhotsk.
Về lý thuyết, Nga và Nhật Bản hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi hai nước chưa ký kết Hiệp định hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Một trong những tồn tại là vấn đề chủ quyền quần đảo mà Nga gọi là Nam Kuril còn Nhật Bản gọi là Vùng Lãnh thổ phương Bắc.
Theo Đất Việt
Nhật Bản: Hòa Nga để 'chống' Trung?
Tokyo sẽ tổ chức cuộc hội đàm 2 2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng nước này với các đồng cấp đến từ Moscow nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Giới quan sát cho rằng, đây là hành động "bắt tay hòa hoãn" với Nga để rảnh rang trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc ở biển Hoa Đông
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Theo kế hoạch, cuộc hội đàm 2 2 này sẽ diễn ra tại Tokyo vào ngày 1/11 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu của Nga với những người đồng cấp là Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera của Nhật Bản.
Đây là một trong những động thái cho thấy mối quan hệ giữa 2 nước đã ấm lên một cách đáng kể bởi trước đây Nhật Bản chỉ tổ chức các cuộc hội đàm kiểu này với những đồng minh vô cùng thân thiết của mình là Mỹ và Australia. Cuộc hội đàm được cho là kết quả từ 4 cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với hàng loạt cuộc trao đổi quan chức cấp cao 2 nước trong vòng 6 tháng qua.
Truyền thông Nhật Bản cho biết, trong cuộc hội đàm song phương giữa Ngoại trưởng Lavrov và Kishida, vấn đề chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp (quần đảo Kuril) sẽ được mang ra thảo luận. Đây cũng chính là cản trở lớn nhất khiến 2 cường quốc này chưa thể ký Hiệp ước Hòa bình kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
Trong ngày 2/11, Hội nghị 2 2 sẽ diễn ra với chủ đề tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Nhật Bản tiết lộ. Cuộc họp "dự kiến sẽ có tác động gián tiếp, nhưng tích cực trên các cuộc đàm phán trong tương lai hướng tới một hiệp ước hòa bình, bằng cách xây dựng lòng tin giữa các quốc gia", quan chức này nói.
Đến nay, mặc dù Nga và Nhật vẫn là những đối tác thương mại quan trọng của nhau, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ nhưng mối quan hệ giữa Tokyo và Moscow vẫn còn khá căng thẳng do mâu thuẫn về chủ quyền đối với các hòn đảo phía bắc đảo Hokkaido của Nhật Bản - nơi mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc, còn Nga gọi là quần đảo Kuril phía Nam - khu vực dù vẫn còn kém phát triển nhưng lại khá dồi dào nguồn tài nguyên thủy, hải sản.
Quần đảo Kuril
"Chúng tôi đã nhìn thấy sự nhiệt tình của Tổng thống Putin trong việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản, nhưng nó không nhất thiết có nghĩa là Nga đã sẵn sàng để thực hiện một thỏa hiệp về vấn đề lãnh thổ", quan chức này nói.
Điều đáng nói là mối quan hệ tương đối ấm áp với Nga tương phản hẳn với mối quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hiện Tokyo vẫn đang vướng vào cuộc tranh cãi với Bắc Kinh về quyền sở hữu của một chuỗi các hòn đảo ở biển Hoa Đông (quần đảo Senkaku/Điếu Ngư) - nơi lực lượng bảo vệ bờ biển của 2 bên liên tục có những đụng độ.
Tình hình ở khu vực này đột ngột trở nên tồi tệ hơn khi hồi tuần trước Nhật Bản tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái nào xâm phạm vào không phận. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đáp trả một cách cứng rắn bằng tuyên bố việc "bắn hạ máy bay" sẽ được coi là "một hành động tuyên bố chiến tranh".
Nhật Bản lên tiếng cáo buộc rằng Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho hòa bình trong khu vực.
Bên cạnh tranh chấp với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu cũng đã rất căng thẳng trong việc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Takeshima (Hàn Quốc gọi là Dokdo).
Các tranh chấp lãnh thổ này cũng đang thổi bùng lên những mâu thuẫn lịch sử chưa được giải quyết và bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng.
Theo Infonet
Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Nhật, Nga lo lắng Moscow sẽ đưa vấn đề về kế hoạch đặt lá chắn tên lửa mà Mỹ dự kiến sẽ triển khai tại Nhật Bản ra thảo luận trong một cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới ở Tokyo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga hôm 30/10 cho hay. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigui sẽ tới thăm Nhật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuế quan Mỹ - Trung: Nông dân Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Ông Biden đã không tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trong hơn 10 năm

Lầu Năm Góc nâng cấp năng lực đối phó tên lửa bội siêu thanh

Sau bê bối biển thủ tiền công đức, Thái Lan tìm cách giám sát tài sản của chùa

Trung Quốc tập trận đổ bộ, điều máy bay, tàu ra eo biển Đài Loan

Tăng cường kết nối điện sau sự cố nghiêm trọng trên bán đảo Iberia

Mexico: Vụ sát hại các quan chức được lên kế hoạch cẩn thận

Thời tiết mát mẻ, tranh thủ lên đồ layer để sành điệu và trẻ trung như phụ nữ Hàn

Yếu tố kinh tế đằng sau quyết định dừng trừng phạt Nga của Tổng thống Trump

Phần Lan: 2 năm thay đổi toàn diện về an ninh và quốc phòng sau khi gia nhập NATO

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi
Có thể bạn quan tâm

Clip cận thái độ lạ của Thuỳ Tiên trong lần cuối cùng công khai lộ diện bên Quang Linh Vlogs trước khi bị bắt
Sao việt
18:59:56 22/05/2025
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển 140kg ma túy
Pháp luật
18:40:32 22/05/2025
Điều ít biết về thiếu gia Đỗ Quang Vinh và bí mật của gia đình bầu Hiển
Netizen
18:22:53 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Tàng Hải Truyện: Tiêu Chiến tái xuất thất bại, bị nam phụ chiếm hết spotlight
Phim châu á
17:32:38 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại sau khi bị phong trào "Me Too" hủy hoại, loạn cả LHP Cannes
Sao âu mỹ
16:52:30 22/05/2025
TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Tin nổi bật
16:40:43 22/05/2025
Park Shi Hoo: Mỹ nam "toang" sự nghiệp vì yêu gái trẻ, giờ nhan sắc khó tin
Sao châu á
16:34:40 22/05/2025