Nga phản ứng về việc Đức mở trung tâm chỉ huy hải quân NATO
Bộ Ngoại giao Nga ngày 22.10 thông báo bộ này đã triệu tập đại sứ Đức để phản đối về một trung tâm chỉ huy hải quân mới của NATO trên biển Baltic.
Đức hôm 21.10 đã khánh thành một trung tâm chỉ huy hải quân của NATO ở thành phố cảng Rostock (Đức) nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ của liên minh này ở khu vực biển Baltic, giữa bối cảnh NATO và Nga đang căng thẳng.
Đến ngày 22.10, Bộ Ngoại giao Nga cho hay họ đã bày tỏ “phản đối quyết liệt” với đại sứ Đức về việc thành lập trung tâm NATO tại Rostock, theo AFP.
Văn phòng của Bộ Ngoại giao Nga. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH TASS
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng “tại Washington, Brussels và Berlin, họ phải nhận ra rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tại Đông Đức cũ sẽ gây ra hậu quả tiêu cực nhất”.
Bộ Ngoại giao Nga còn nói rằng trung tâm mới nói trên là “vi phạm trắng trợn” hiệp ước thống nhất nước Đức năm 1990, trong đó nêu rõ không có lực lượng vũ trang nước ngoài nào được triển khai trong khu vực. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Đức.
Điểm xung đột: Nga tiến quân nhanh nhất sau 2 năm, Israel phá boongke chứa hàng triệu USD tiền, vàng?
Phát biểu tại lễ khánh thành trung tâm NATO mới, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 21.10 tuyên bố lực lượng chuyên trách chỉ huy Baltic do Đức dẫn đầu sẽ sẵn sàng dẫn dắt các hoạt động hải quân trong thời bình, khủng hoảng và chiến tranh. “Tầm quan trọng của khu vực này trở nên rõ ràng hơn nữa trong bối cảnh Nga đang tiếp tục khiêu vũ ở khu vực lân cận của chúng tôi”, ông Pistorius nói.
Trung tâm mới tại Rostock sẽ do một đô đốc người Đức lãnh đạo và có sự điều hành của đội ngũ nhân viên đến từ 11 quốc gia NATO khác. Trung tâm sẽ có 180 nhân viên bao gồm đại diện của Anh, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Ý, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan và Thụy Điển, theo AFP.
Theo giới chức Đức, mục đích của chiến dịch này là phối hợp các hoạt động hải quân trong khu vực, đồng thời cung cấp cho NATO bức tranh tình hình hàng hải thực tế ở biển Baltic.
Đức và Pháp đạt 'đột phá' về dự án xe tăng thế hệ tiếp theo và sản xuất quốc phòng ở Ukraine
Đức và Pháp đã đạt được "bước đột phá" về cách phát triển xe tăng thế hệ tiếp theo, đồng thời tiết lộ kế hoạch cụ thể để bắt đầu sản xuất thiết bị quân sự ở Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (phải) và người đồng cấp Pháp Sebastien Lecornu tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 22/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Đức Boris Pistorius mới đây đã công bố những bước đột phá lớn trong hợp tác quốc phòng song phương, khi cả hai nước sẽ chính thức bắt đầu phát triển xe tăng mới và sản xuất thiết bị quân sự ở Ukraine.
Mục tiêu khám phá khả năng sản xuất xe tăng chung Pháp - Đức đầu tiên đã được thống nhất giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng lúc đó là Angela Merkel vào năm 2017.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nhiều chuyên gia vẫn còn nghi ngờ liệu việc phát triển xe tăng thế hệ tiếp theo theo kế hoạch được gọi là Hệ thống chiến đấu mặt đất chính (MGCS) có được hiện thực hóa hay không vì nó bị mắc kẹt trong giai đoạn ban đầu do những bất đồng phức tạp giữa nhà sản xuất và chính phủ hai bên.
Đến nay, dường như các cuộc đàm phán quan trọng về phân công nhiệm vụ giữa Pháp và Đức đã được giải quyết.
Xe tăng này được cho là sẽ thay thế các xe tăng Leopard cũ của Đức và Leclerc của Pháp, là dự án công nghiệp vũ khí lớn thứ hai giữa hai nước bên cạnh tham vọng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo có tên FCAS.
"Hôm nay chúng tôi đã đạt được bước đột phá. Không quá lời khi mô tả đây là một dự án mang tính lịch sử đối với một dự án như thế này", ông Pistorius nói với các phóng viên ở Berlin cuối tuần qua, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Pháp.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói thêm: "Chúng tôi đã đồng ý về việc phân công tất cả các nhiệm vụ cho dự án lớn này", nhưng từ chối đi vào chi tiết về việc bên nào sẽ sản xuất những bộ phận cụ thể, điều đã gây tranh cãi ngay từ đầu.
Theo ông Pistorius, sự phân công nhiệm vụ chính xác sẽ được công khai như một phần của biên bản ghi nhớ chung, dự kiến sẽ được ký vào ngày 26/4 tới tại Paris. Ông tiết lộ rằng nó sẽ phản ánh sự phân chia như của chương trình máy bay chiến đấu chung FCAS, nơi Pháp đang dẫn đầu.
Mục tiêu của hai bộ trưởng là quân đội Pháp và Đức sẽ đưa ra một tài liệu mang tính khái niệm về các yêu cầu công nghệ, kịp thời cho cuộc gặp song phương tiếp theo vào tháng 9 năm nay tại Pháp.
Ông Pistorius gọi đó là kết quả của sự hợp tác thường xuyên giữa Paris và Berlin và là "vấn đề của ý chí".
Về phần mình, Bộ trưởng Lecornu ghi nhận mối quan hệ tuyệt vời giữa hai bên liên quan đến thỏa thuận trên.
Ngoài xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo, MGCS sẽ bao gồm các yếu tố như hệ thống phòng thủ chống lại máy bay không người lái và vũ khí dẫn đường.
Dựa trên các thỏa thuận không chính thức giữa Tổng thống Macron và Thủ tướng Olaf Scholz từ cuộc họp "Tam giác Weimar" ở Ba Lan gần đây, hai bộ trưởng quốc phòng của Pháp và Đức cũng trình bày một kế hoạch cụ thể để bắt đầu sản xuất thiết bị quân sự ở Ukraine.
Theo ông Lecornu, KNDS (tập đoàn quốc phòng Pháp-Đức) sẽ mở một công ty con ở Ukraine. Nhà máy mới sẽ tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của Ukraine và sản xuất các bộ phận thay thế cho thiết bị và đạn dược cho lực lượng trên bộ của Pháp và Đức.
Hiện Ukraine đang phải vật lộn với việc bổ sung nguồn cung cấp đạn dược, điều đó đã hạn chế nghiêm trọng khả năng phòng thủ của nước này trước các cuộc tấn công từ Nga.
Ông Lecornu nhấn mạnh sự hiện diện của KNDS, công ty cũng sản xuất đạn dược, "sẽ cải thiện hậu cần và độ tin cậy trong việc bổ sung nguồn cung trong dài hạn". Nhà sản xuất quốc phòng Đức Rheinmetall trước đó đã công bố thành lập liên doanh đầu tiên ở Ukraine để sản xuất đạn dược vào đầu năm nay.
Bộ Quốc phòng Đức kêu gọi dân tự xây hầm trú bom trong nhà Dự thảo kế hoạch phòng thủ khẩn cấp quốc gia của Đức sẽ giao nhiệm vụ xây hầm trú bom cho dân thường. Một hầm trú bom hạt nhân của Berlin được xây dựng từ năm 1970. Ảnh: AFP Theo báo Đức Bild ngày 27/1, Bộ Quốc phòng Đức đang hoàn thành một tài liệu dự thảo có tên gọi "Kế hoạch hoạt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tin

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc
Có thể bạn quan tâm

Antony lập siêu phẩm vào lưới De Gea
Sao thể thao
19:35:51 02/05/2025
Bắt tạm giam người đàn ông bị cáo buộc lừa "chạy" việc giáo viên
Pháp luật
19:26:32 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
Sức khỏe
19:20:56 02/05/2025
Bà xã Jang Dong Gun "flex nhẹ" căn biệt thự bản thân sở hữu, trị giá triệu đô từng đạt giải kiến trúc thế giới
Sao châu á
18:42:58 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025
Đưa cả gia đình vào Vạnh Hạnh Mall chơi lễ, chi tiêu mua sắm: Nhận được 1 hành động đặc biệt từ bác bảo vệ
Netizen
18:37:00 02/05/2025
Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt
Thế giới số
18:31:19 02/05/2025
Honda CR-V 2026 có phiên bản off-road nhẹ
Ôtô
18:06:38 02/05/2025
Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?
Tin nổi bật
17:53:12 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025