Nga tiếp tục “tiếp đạn” cho “nỗi ám ảnh” của Mỹ
Iran sẽ đàm phán với Nga về các thương vụ mua bán vũ khí mới, trong đó có việc mua hệ thống tên lửa S-300 “thế hệ mới”. Đó là thông tin vừa được người phát ngôn của Ngoại trưởng Iran ông Hossein Ansari-Jaberi đưa ra hôm 22/2.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Sergei Shoigu đã có chuyến công du chính thức tới Tehran để gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Hossein Dehghani.
Đại diện hai bên đã thảo luận về thương vụ tên lửa S-300. “Iran đã đàm phán với Nga về nhu cầu quân sự của mình, trong đó có cả các hệ thống tên lửa S-300 thế hệ mới”, ông Ansari-Jaberi bình luận về chuyến công du của các quan chức Nga tới Iran.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, hôm 13/4 năm ngoái, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Hôm 20/8/2015, sau quá trình đàm phán, Nga và Iran đã đạt được một thỏa thuận mới liên quan tới việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Iran, nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Hợp đồng bàn giao hệ thống S-300 của Nga cho Iran đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 9/11 năm ngoái.
Tên lửa S-300 của Nga được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu.. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ nhằm nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước thèm muốn có được để bảo vệ cho vùng trời lãnh thổ của họ.
S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bí ẩn sau sự xuất hiện của siêu phẩm F-22 ở Syria
Trong nhiều năm, siêu phẩm chiến đấu cơ cực kỳ tối tân F-22 của Mỹ nằm trong kho mà không được giao bất kỳ nhiệm vụ gì. Tình trạng này vấp phải sự chỉ trích của nhiều người. Họ cho rằng, giới chức quốc phòng của Mỹ đã quẳng hơn 80 tỉ USD tiền nộp thuế của người dân vào việc phát triển một dự án vũ khí chống lại một kẻ thù không tồn tại.
F-22
Tuy nhiên, hiện tại, hơn một thập kỷ sau khi chiếc F-22 Raptors đầu tiên được đưa vào hoạt động, loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất đang hoạt động trên thế giới này... vẫn tiếp tục mải miết đi tìm kẻ thù của chúng, đồng thời được giao thêm nhiệm vụ oanh kích lực lượng chiến binh khủng bố ở Syria và Iraq.
Những chiếc F-22 - một vài trong số những chiến đấu cơ tàng hình tinh vi nhất và đắt giá nhất từng được chế tạo từ trước đến nay, đã không ngồi ngoài trong chiến dịch không kích mới nhất của Lực lượng Không quân Mỹ ở Iraq và Syria như chúng từng làm trong các chiến dịch trước đó ở Iraq, Afghanistan và Libya. Kể từ khi bắt đầu nhiệm vụ ở Syria hồi tháng 9 năm 2014, các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã "hoạt động thường xuyên" trong chiến dịch chống IS và đã phóng hơn 200 quả bom vào các mục tiêu trong 150 lần xuất kích, Lực lượng Không quân Mỹ cho hay.
"Chúng tôi thông thường được giao nhiệm vụ nhằm mục tiêu và phá huỷ các trại huấn luyện của IS (hay còn gọi là Daesh), các cơ sở chế tạo thiết bị nổ và cơ sở dự trữ vũ khí, những khu vực chiến đấu cũng như các căn cứ chỉ huy và cơ sở liên quan đến hoạt động cung cấp dầu mỏ. Những chiếc F-22 rất có ích trong việc càn quyết, phá huỷ hàng loạt mục tiêu có giá trị cao", Đại tá Không quân Mỹ - ông Joseph Simms cho biết trong một tuyên bố được cung cấp cho hãng tin ABC News.
Tuy nhiên, những nhiệm vụ nói trên không nằm trong mục đích thiết kế ban đầu của loại chiến đấu cơ tàng hình tối tân chuyên biệt cho nhiệm vụ không chiến - F-22 của Mỹ. Không quân Mỹ thừa nhận, máy bay chiến đấu F-22 đắt đỏ của họ không nhất thiết phải thực hiện nhiệm vụ ở chiến trường Syria.
"F-22 không phải là thứ vũ khí cần thiết cho chiến dịch ở Syria", phát ngôn viên Lực lượng Không quân Mỹ - Thiếu tá Tim Smith cho biết, đồng thời thêm rằng, "nhưng F-22 lại là một công cụ tuyệt vời có thể được sử dụng trong cuộc xung đột này để tiến hành những cuộc không kích có tính chính xác cao".
F-22 Raptor được thiết kế và phát triển vào cuối những năm 1980 và 1990 trong bối cảnh Mỹ đang tính đến những cuộc đối đầu trong tương lai với các quân đội hiện đại và tinh vi như Nga và Trung Quốc chứ không phải là ở những cuộc chiến chống lại các lực lượng yếu kém nhưng dai dẳng như các tổ chức khủng bố al Qaeda, Taliban và hiện tại là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chính phủ Mỹ ban đầu muốn đặt hàng hơn 600 chiếc Raptors nhưng ngân quỹ đã bị cắt giảm năm 2009. Kết quả là chưa đầy 200 chiếc F-22 được bàn giao cho quân đội Mỹ, đẩy giá của một chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 này tăng vọt lên mức hơn 400 triệu USD/một chiếc, bao gồm cả chi phi nghiên cứu và phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert Gates đã giải thích lý do cắt giảm ngân sách năm 2009 như sau: "F-22 rõ ràng là một thứ vũ khí đầy năng lực - một giải pháp viên đạn bạc bị bỏ xó chỉ dùng cho một hoặc hai kịch bản tiềm năng - cụ thể là để đánh bại một phi đội chiến đấu cơ tối tân của kẻ thù. Tuy nhiên, nói thẳng ra, F-22 không có ý nghĩa gì ở bất kỳ nơi nào khác xét trong tính chất các cuộc xung đột".
Tiếp đó, năm 2011, Thượng nghị sĩ kỳ cựu John McCain còn thẳng thừng hơn khi tuyên bố: "Sự thật khó chấp nhận nhưng rõ ràng F-22 chưa từng thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu đơn lẻ nào... Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ thấy F-22 xuất hiện trong một cuộc chiến đấu mà nó được thiết kế để dành cho, bởi vì chẳng tồn tại một mối đe doạ nào như thế".
Và bây giờ ở Syria, Iraq - nơi cũng vẫn đang thiếu "phi đội chiến đấu cơ tối tân của kẻ thù" để cho F-22 chiến đấu, Lực lượng Không quân Mỹ dường như đang tìm cách mở rộng phạm vị nhiệm vụ của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình này bằng cách giao cho chúng nhiệm vụ vốn thường thích hợp cho các phi cơ tấn công đất đối không như chiếc F-16 rẻ tiền hay là người anh em họ lắm trục trặc của F-22 là F-35 Lightning.
Mặc dù hoàn toàn không cần thiết nhưng giới chức Không quân Mỹ vẫn ca ngợi một số lợi thế khi F-22 tham chiến ở Syria. Một chỉ huy không quân giấu tên của Mỹ cho biết, F-22 có thể sử dụng năng lực tàng hình của mình để "hoạt động ở gần hơn với các tên lửa đất đối không cũng như máy bay của đối thủ mà ít gặp nguy cơ bị phát hiện". Ngoài ra, các vũ khí của F-22 còn "cực kỳ chính xác khi tấn công từ khoảng cách xa và ít gây tổn thất hơn bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Mỹ, vị chỉ huy trên cho biết thêm.
F-22 là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005.
Luật Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc đáp trả kế thử của Mỹ Báo Đảng Trung Quốc định đưa Su35 ra Biển Đông, Phát ngôn Viên thách thức Mỹ trước chuyến thăm Tổng thống Obama của Ngoại trưởng Vương Nghị. Hai cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu hôm 22/2 đồng loạt đưa thông tin giới chuyên gia nước này nhận định về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kinh tế toàn cầu gặp khó, giá vàng phập phồng

Hé lộ mới của ông Trump về nhiều vấn đề

Lật tàu du lịch ở Trung Quốc, 10 người chết

Dồn dập diễn biến nóng tại Trung Đông

Cơ sở phóng tên lửa của SpaceX trở thành thành phố chính thức

Xả súng tại nhà hàng ở Mỹ, 3 người chết

Pakistan liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ

Israel duyệt kế hoạch kiểm soát toàn bộ Dải Gaza?

Tàu chiến mục tiêu tập trận Mỹ - Philippines bị chìm tại Biển Đông

Ông Trump ra lệnh mở lại nhà tù khét tiếng Alcatraz sau 60 năm

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 44 liên tiếp

Úc và Canada: xa nhau mà giống nhau
Có thể bạn quan tâm

Khai thác sức mạnh AI tạo sinh: Hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả
Thế giới số
17:58:29 06/05/2025
Hội "chơi nổi" Met Gala 2025: Màn xách máy may vác đàn, "biến hình" 19 giây cũng không sốc bằng mặt mộc của Vera Wang
Phong cách sao
17:58:17 06/05/2025
Hình ảnh 23 năm trước của NSND Tạ Minh Tâm có gì mà gây xôn xao?
Sao việt
17:52:13 06/05/2025
"Bẫy" huê online trực chờ...!
Pháp luật
17:47:22 06/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh
Phim việt
17:28:47 06/05/2025
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội
Netizen
17:20:08 06/05/2025
Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?
Sao âu mỹ
17:11:19 06/05/2025
Khung hình khó hiểu của Jennie - Lisa (BLACKPINK) tại Met Gala 2025: Chuyện gì xảy ra thế này?
Sao châu á
16:58:54 06/05/2025
Clip Võ Hạ Trâm hát bản hit 4 tỷ lượt xem trong quá khứ gây sốt trở lại
Nhạc việt
16:51:42 06/05/2025
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng lớn nhưng nữ chính IU gây tiếc nuối
Hậu trường phim
16:49:47 06/05/2025