Nga, Trung, EU… chưa đủ tầm thay thế Mỹ!
Trang phân tích project-syndicate vừa có bài phân tích chỉ ra rằng cả Nga, Trung Quốc và châu Âu không thể thay thế vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Mỹ đang rút lui
Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển hướng trong cách tiếp cận các vấn đề toàn cầu. Kết quả là Mỹ sẽ không còn đóng vai trò lãnh đạo quốc tế vốn định hình chính sách đối ngoại của họ suốt 3/4 thế kỷ qua.
Cam kết truyền thống của Mỹ với các tổ chức toàn cầu đã bị thay thế bởi ý tưởng “nước Mỹ trên hết”. Các liên minh và các mối quan hệ nhằm đảm bảo an ninh một thời từng được coi là “nghiễm nhiên” giờ đang ngày một phụ thuộc vào mức độ các đồng minh chi tiêu cho quốc phòng và liệu họ có bị coi là đang lợi dụng sự mất cân bằng thương mại với Mỹ hay không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Từ góc độ của người Mỹ, ngoại thương đang bị nhìn nhận với con mắt hoài nghi, bởi nó bị coi là nguyên nhân gây ra thất nghiệp thay vì là động lực của đầu tư, công ăn việc làm, tăng trưởng và ổn định. Các chính sách nhập cư và tị nạn đã được thắt chặt hơn.
Nhiều khoản tiền đang được dồn cho quốc phòng, nhưng rất ít nguồn lực được dành cho việc hỗ trợ y tế hay phát triển toàn cầu.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Họ đang sử dụng vũ lực ở Trung Đông và Afghanistan, tăng cường sức ép ngoại giao với Triều Tiên để kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này và tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexio.
Các chính sách của các tiểu bang, thành phố và công ty sẽ được coi là cam kết của Mỹ với vấn đề biến đổi khí hậu, bất chấp quyết định của ông Trump rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, thế giới vốn chịu sự “thống trị” của Mỹ được cho là đang thay đổi. Điều đáng nói hơn là hiện chưa có một cường quốc nào sẵn sàng và có khả năng thay thế cũng như đảm nhiệm vai trò của Mỹ trước đó.
Các ứng cử viên
Theo project-syndicate, Trung Quốc vẫn là “ứng cử viên” được thường xuyên nhắc tới, nhưng ban lãnh đạo nước này chủ yếu tập trung vào việc củng cố trật tự trong nước và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao “giả tạo” để ngăn chặn bạo động. Mối quan tâm của Trung Quốc tới các thể chế khu vực và toàn cầu dường như chủ yếu là để thúc đẩy ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của họ, thay vì giúp tạo ra luật lệ và các thỏa thuận có lợi chung.
Tương tự, Nga là một quốc gia với nền kinh tế được lãnh đạo bởi một chính phủ tập trung vào việc duy trì quyền lực trong nước và tái lập ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông và châu Âu.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu Su-30 của Nga tại Syria
Ấn Độ đang bận tâm với thách thức đối với phát triển kinh tế và vướng vào quan hệ bất ổn với Pakistan.
Nhật Bản đang bị kìm chân bởi dân số thu hẹp, thách thức chính trị và kinh tế trong nước và sự hoài nghi của các nước láng giềng.
Về phần mình, châu Âu đang bị xao lãng bởi các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa các nước thành viên và Liên minh châu Âu (EU). Kết quả là toàn bộ châu lục này vẫn chưa đủ khả năng để kế thừa vai trò của Mỹ trên trường quốc tế.
Hỗn loạn?
Tuy nhiên, việc thiếu vắng một quốc gia có thể “kế vị” Mỹ không đồng nghĩa rằng bất ổn đang chờ đợi. Ít nhất về nguyên tắc, các cường quốc hùng mạnh nhất thế giới có thể cùng nhau đảm nhiệm vai trò của Mỹ. Tuy vậy, trên thực tế, điều này sẽ không xảy ra, bởi các quốc gia này không có khả năng, kinh nghiệm và, trên hết là, thiếu sự đồng thuận về những gì cần làm và ai cần làm gì.
Một kịch bản nhiều khả năng xảy ra hơn đó là sự nổi lên của “hỗn hợp” các trật tự và bất ổn ở các cấp độ khu vực và toàn cầu. Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cơ chế thương mại, cơ sở hạ tầng và an ninh ở châu Á. 11 nước còn lại trong Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ khởi động thỏa thuận thương mại riêng mà không có Mỹ.
Hiện cũng chưa rõ rằng liệu Trung Quốc có sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng của mình để kiềm chế Triều Tiên hay không, Ấn Độ và Pakistan sẽ né tránh xung đột như thế nào và giải pháp gì cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.
Khu vực Trung Đông đang trải qua bất ổn chưa từng có, kết quả của sự thù địch và thực tế tại đây, sau 15 năm mà ở đó Mỹ ban đầu đã can thiệp quá nhiều và sau đó lại gần như không làm gì để định hình tương lai khu vực. Mối đe dọa trước mắt không chỉ làm tổn hại hơn nữa các quốc gia như Yemen, Syria, và Libya mà còn tác động trực tiếp đến xung đột giữa Saudi Arabia và Iran.
Tàu chiến USS Fort Worth của Mỹ hoạt động tài Biển Đông
Châu Âu dường như là ngoại lệ trước các chiều hướng nói trên, với việc ông Emmanuel Macron đắc cử tổng thống tại Pháp giúp thành lập một chính phủ có quan điểm theo đuổi cải cách EU. Tuy nhiên, chính EU cũng đang đối mặt với tương lai bất ổn, trong bối cảnh xảy ra tiến trình Brexit và các cuộc khủng hoảng đang diễn ra “từ từ” tại Italy và Hy Lạp.
Ngoài ra, nhiều điểm nóng thế giới và các thách thức toàn cầu vẫn tiếp tục tồn tại. Trong khi đó, các nước dường như không sẵn sàng phối hợp cùng nhau giải quyết những thách thức.
Trang project-syndicate cho rằng hàng thập kỷ nay, nhiều quốc gia đã chỉ trích chính sách của Mỹ, cả về những gì họ đã làm và cả những gì họ không làm. Câu hỏi đặt ra là ứng phó thế nào với một thế giới mà ở đó Mỹ không còn giữ vai trò chủ đạo?
Mỹ vẫn chưa hết thời?
Trên thực tế, lời bàn tán về việc Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo thế giới đã được nêu ra nhiều năm qua. Ý kiến này đặc biệt nóng lên hồi năm 2015 khi Trung Quốc thu hút gần 50 quốc gia tham gia Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Khi đó, truyền thông Trung Quốc vui mừng như thể AIIB là toàn bộ thế giới, cho rằng trong cuộc “đại chiến giữa Mỹ và Trung Quốc”, họ đã thắng. Tờ “Thời báo Tài chính” của Anh thậm chí còn xuất hiện chủ đề thảo luận: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã kết thúc thế kỷ Mỹ?”, “Nền quản trị thế giới hướng tới thời hậu Mỹ”… “Phải chăng Mỹ đã mất vị thế lãnh đạo thế giới?”.
Trung Quốc đã dùng AIIB “ve vãn” nhiều đồng minh thân cận của Mỹ
Quả thật, gần đây, Mỹ liên tục gặp bất lợi trong quan hệ đối ngoại như cuộc xung đột Ukraine, vấn đề Syria, Yemen, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng hay việc Trung Quốc lập AIIB… Tất cả đều ảnh hưởng tới uy tín của Mỹ, cho thấy khả năng lãnh đạo thế giới của nước này đi xuống, làm xuất hiện thuyết “thế kỷ Mỹ kết thúc”, “Trung Quốc thay thế vị trí của Mỹ”.
Nhưng theo Giáo sư Joseph Nye thuộc Đại học Harvard, người đã phát minh ra khái niệm “quyền lực mềm”, thế giới vẫn chưa bước vào thời đại “hậu Mỹ”. Vào những năm 1970, 1980, mọi người cũng từng đánh giá quá cao Liên Xô và Nhật Bản, nhưng Liên Xô và Nhật Bản sau đó ra sao mọi người đã rõ.
Hiện nay, có người coi Trung Quốc là “người khổng lồ”, nói rằng “thế kỷ của Trung Quốc đã tới”. Có thể trong mấy chục năm tới, Trung Quốc sẽ tiến sát Mỹ, nhưng chưa chắc đã vượt được Mỹ về quân sự, kinh tế và quyền lực mềm.
Mỹ đang gặp khó khăn trong hàng loạt vấn đề nhưng vẫn chưa hết thời?
Giáo sư Joseph Nye cho rằng Mỹ có một số điểm yếu như nợ công, giáo dục trung học, thu nhập bất bình đẳng, bế tắc chính trị…, nhưng lại chiếm ưu thế về quân sự, quyền lực mềm, kết cấu dân số, công nghệ và năng lượng.
Nếu xét ở khía cạnh địa lý và văn hóa sáng tạo, Mỹ càng có lợi. Đối với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của nước này không phải vĩnh viễn đi lên, hơn nữa lại nằm ở thế bất lợi về địa chính trị ở châu Á. Ngược lại, Mỹ có quan hệ tốt với châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Xem xét quá khứ sẽ thấy khi cực thịnh, Mỹ cũng từng nếm trải thất bại như năm 1956, Mỹ không thể ngăn được Liên Xô hành động ở Hungary hay như việc Mỹ rất khó ngăn chặn Anh, Pháp và Israel xâm phạm kênh đào Suez.
Theo vị giáo sư này, nếu chỉ lấy một lần thất bại mà suy đoán rằng vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ đã tới hồi chấm dứt, e rằng đó sẽ là một sự võ đoán, hơn nữa, phán đoán như vậy vẫn còn quá sớm.
Theo Đông Phong
Báo Đất việt
Ông Trump cung cấp số di động cho một vài lãnh đạo thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị một số nhà lãnh đạo trên giới liên lạc trực tiếp với ông qua số điện thoại di động cá nhân.
Tổng thống Trump khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới gọi điện cho ông qua điện thoại di động cá nhân. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cung cấp số điện thoại di động của mình cho một số nguyên thủ quốc gia và đề nghị họ gọi điện trực tiếp cho ông, AP đưa tin.
Đây được xem là một lời đề nghị bất thường, phá vỡ nghi thức ngoại giao, đồng thời làm dấy lên mối lo ngại về an ninh và bảo mật hệ thống thông tin liên lạc của tổng tư lệnh nước Mỹ.
Ông Trump khuyến khích hai nhà lãnh đạo Canada và Mexico gọi cho ông qua điện thoại di động. Và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tận dụng phương thức liên lạc này.
Ngoài ra, ông Trump còn cung cấp số điện thoại cá nhân cho Tổng thống Pháp trong cuộc điện đàm chúc mừng ông Emmanuel Macron sau chiến thắng cuộc bầu cử hồi đầu tháng, một quan chức Pháp tiết lộ nhưng không bình luận gì về việc liệu ông Macron có ý định sử dụng cách thức liên lạc này hay không.
Việc các nhà lãnh đạo thế giới liên lạc với nhau qua điện thoại di động hiện không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngoại giao, các cuộc gọi bàn chuyện "quốc gia đại sự" giữa các nhà lãnh đạo luôn được sắp xếp trước để đảm bảo bí mật thông tin.
Các tổng thống Mỹ thường điện đàm qua một đường dây đã được bảo mật bố trí trong phòng Tình huống, phòng Bầu dục ở Nhà trắng và trong xe chuyên chở tổng thống. Việc tổng thống sử dụng điện thoại di động do chính phủ cung cấp vẫn có nguy cơ bị nghe lén, đặc biệt từ chính phủ nước ngoài, theo các chuyên gia an ninh Mỹ.
An Hồng
Theo VNE
Tổng thống Donald Trump muốn phá vỡ trật tự thế giới truyền thống? Khác với những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề có ý định "tuyên truyền" về vai trò "lãnh đạo thế giới" của Mỹ. Theo RIA Novosti, nhận định trên được học giả hàng đầu của Nga Vladimir Lepekhin đưa ra trong bối cảnh ông Trump vừa hoàn tất chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
Sao châu á
11:10:38 17/05/2025
Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân
Tin nổi bật
11:04:39 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025
Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm
Thế giới số
11:04:19 17/05/2025
Honda CBR650R 2025 chính thức trình làng, có E-Clutch cực ấn tượng!
Xe máy
10:49:21 17/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
Sức khỏe
10:46:05 17/05/2025