Nga, Trung thúc đẩy ngân hàng mới cạnh tranh với IMF
Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đang ráo riết chuẩn bị để ra mắt Ngân hàng Phát triển mới (NDB) vào cuối năm nay, Russia Today cho biết.
Cuộc họp của BRICS tại Brazil năm 2014 – Ảnh: Reuters
Nga thừa nhận, mục tiêu của NDB, hay còn gọi là BRICS Bank, là cạnh tranh trực tiếp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) do Mỹ dẫn đầu, theo Russia Today hôm 2.4.
Thông tin về NDB được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc chốt danh sách nộp đơn gia nhập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) hôm 31.3. Hai động thái thành lập ngân hàng liên tiếp với sự có mặt của Nga và Trung Quốc khiến báo chí phương Tây nhận định bi quan về quyền lực chi phối tài chính của Mỹ.
Theo đánh giá của trang Business Standard (Ấn Độ), BRICS sẽ có sự gắn kết với AIIB do Trung Quốc khởi xướng. Thay vì phát triển mạnh tại châu Á như AIIB, NDB của BRICS sẽ chủ yếu đảm bảo quyền lợi của các nước trong khối này cũng như cho vay rộng rãi ở các khu vực châu Phi và Mỹ Latinh.
Ngày 1.4, BRICS ấn định sẽ họp lại lần nữa vào tháng 7.2015 tại thành phố Ufa thuộc miền nam nước Nga để xúc tiến việc thành lập ngân hàng mới. Ngoài ra, họ cũng bầu Chủ tịch Phòng Thương mại Nga Sergey Katyrin vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh của BRICS.
Video đang HOT
Ông Katyrin cũng không giấu tham vọng NDB sẽ là bước đệm để vực dậy sức mạnh của đồng nhân dân tệ cũng như đồng rúp. Ông cũng chỉ trích IMF trong khâu vận hành và đề cập đến tiếng nói của khối BRICS. Theo đó, việc Mỹ chậm trễ trong cải cách quyền lợi của các thành viên trong IMF thực sự khiến ngân hàng này không còn là ưu tiên của nhiều nước, đặc biệt là nhóm các nền kinh tế mới như BRICS.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước với RIA Novosti, được Russia Today dẫn lại, ông Katyrin nói: “Ưu tiên chính của Nga chắc chắn sẽ là sự ra mắt của ngân hàng BRICS. Chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất để tạo thuận lợi cho quá trình này”.
Mặc dù Trung Quốc và Nga không che giấu tham vọng bành trướng nhân dân tệ và “củng cố vị trí của đồng rúp”, song ông Katyrin thẳng thắn nhận định, vào thời điểm hiện tại, việc sử dụng USD trong giao dịch ngân hàng vẫn là lựa chọn khó thay thế, theo Russia Today.
Tạp chí Forbes ngày 23.3 cũng đã bình luận về AIIB, cho rằng đó là cách Trung Quốc thể hiện “quyền lực mềm” mà trước đây Mỹ đã làm rất tốt tại các thể chế tài chính toàn cầu như WB và IMF.
BRICS là hiệp hội kinh tế bao gồm 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Vào tháng 7.2014, các nước này đã ký thỏa thuận thành lập NDB và Quỹ dự phòng chung (CRA) với tổng số vốn 200 tỉ USD, “cặp đôi” được xem hoạt động giống Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
IMF dọa sẽ xóa bỏ gần một nửa quyền lực bỏ phiếu của Mỹ
Việc Quốc hội Mỹ liên tục từ chối phê chuẩn chương trình cải tổ tổng thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang buộc tổ chức cho vay đa phương lớn nhất thế giới này chuyển hướng sang các phương án khác, trong đó có một đề xuất đe dọa xóa bỏ gần một nửa quyền lực bỏ phiếu của Washington.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde. (Nguồn: Usatoday.com)
Hãng tin Pháp AFP ngày 24/3 đưa tin các cuộc thảo luận về "Kế hoạch B" cho chương trình cải tổ của IMF được khởi động xuất phát từ sự mất kiên nhẫn đối với việc Quốc hội Mỹ trong một thời gian dài không thể thông qua kế hoạch cải tổ 2010 do Nhà Trắng bảo trợ.
Đại diện của Brazil tại IMF Paulo Nogueira Batista cho biết "Kế hoạch B" do Brazil đề xuất sẽ tách rời 2 nội dung của chương trình cải tổ 2010 để cho phép IMF tiến hành cải tổ mà không cần chờ đợi quyết định từ Quốc hội Mỹ.
Theo ông Batista, việc gắn kết hai nội dung này với nhau là không cần thiết do mỗi nội dung theo đuổi một mục tiêu riêng biệt và hoàn toàn có thể tiến hành độc lập.
Theo phương án trên, IMF trước hết sẽ tiến hành công tác tái cơ cấu quyền lực như kế hoạch đặt ra hồi 2010 bằng việc trao cho các quốc gia đang phát triển nhiều ghế hơn trong Hội đồng quản trị. Đây là nội dung đã được Nhà Trắng chấp thuận song là nguyên nhân khiến chương trình cải tổ hiện vẫn "mắc kẹt" tại Quốc hội Mỹ. Sau đó, việc gia tăng ngân quỹ sẽ được tiến hành độc lập với nguồn thu từ các thành viên đồng ý tăng hạn ngạch đóng góp cho IMF.
Điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến vị thế vượt trội của Mỹ tại tổ chức tài chính đa phương này do hạn ngạch đóng góp quyết định quyền bỏ phiếu của một quốc gia tại IMF.
Nếu Quốc hội Mỹ vẫn từ chối thông qua chương trình cải tổ, quyền lực bỏ phiếu của Washington tại cơ quan này có thể giảm từ 17,7% xuống còn 9,8%. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền phủ quyết của nền kinh tế lớn nhất thế giới đối với các sáng kiến quan trọng, bởi vì các nội dung quan trọng cần nhận được 85% đồng thuận để được thông qua tại IMF.
Tuy nhiên, ông Batista cho biết Mỹ và IMF có thể thỏa thuận để Quốc hội có thời gian cân nhắc và quyết định về vấn đề đóng góp tài chính.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch đóng góp 63 tỷ USD cho IMF để triển khai chương trình cải tổ tổng thể của tổ chức này với mục tiêu củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại tổ chức tài chính đa phương lớn nhất toàn cầu.
Tuy nhiên, cho đến nay, kế hoạch cải tổ vẫn đang "mắt kẹt" tại Đồi Capitol. Trong khi đó, tất cả các nước thành viên còn lại của IMF đều đã thông qua kế hoạch này./.
Theo Vietnam
Cạnh tranh hay bổ sung ? Vừa phê trách chính phủ Anh nhưng rồi chính phủ Đức, Pháp và Ý lại bộc lộ ý muốn tham gia Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) mà 21 quốc gia đã nhất trí thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ ký ghi nhớ thành lập AIIB ở Bắc Kinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

Lý do Tổng thống Trump không can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

Ra toà lĩnh án tù 12 tháng vì buôn lậu kiến quý hiếm ở Kenya

Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?
Netizen
06:58:16 09/05/2025
10 phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất thập kỷ (P.2): Toàn tuyệt phẩm nên xem ít nhất 3 lần!
Phim châu á
06:55:53 09/05/2025
Nam diễn viên Việt bị ghét nhất lúc này: Họ trù tôi "thằng này ngoài đời chắc không có con"
Hậu trường phim
06:53:45 09/05/2025
Bức ảnh để lộ cận nhan sắc thật của Puka hậu sinh con đầu lòng
Sao việt
06:38:33 09/05/2025
Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
Sao châu á
06:36:21 09/05/2025
Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe
Ẩm thực
06:00:22 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025