Nga ủng hộ việc tạo ra một hệ thống an ninh toàn cầu không thể chia cắt
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 27/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu với các quan chức cấp cao của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), trong đó đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng về an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế cũng như chống khủng bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc gặp đại diện các cơ quan truyền thông quốc tế ở St. Petersburg ngày 5/6/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Putin đã ca ngợi FSB vì những đóng góp quan trọng và hiệu quả trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống an ninh toàn cầu không thể chia cắt, đảm bảo sự cân bằng và cân nhắc lợi ích của nhau.
Đề cập đến các cuộc tiếp xúc “đầu tiên” đang diễn ra với Mỹ, Tổng thống Putin cho rằng điều này đang mang lại một số hy vọng nhất định về việc khôi phục quan hệ giữa các quốc gia, giải quyết dần tình trạng tồn đọng các vấn đề mang tính hệ thống, chiến lược trong kiến trúc thế giới. Tuy nhiên, ông cảnh báo không phải ai cũng hài lòng với đối thoại Nga – Mỹ, do đó, họ có thể gây trở ngại với tiến trình này.
Về vấn đề Ukraine, Tổng thống Putin nêu rõ Nga chưa bao giờ từ chối tham gia các cuộc đàm phán hòa bình giải quyết xung đột. Ông cũng đánh giá cao những nỗ lực của quân đội Nga.
Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng đề cập đến tình hình khủng bố ở Nga, trong bối cảnh số tội phạm khủng bố đang gia tăng. Ông yêu cầu FSB kiên quyết chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, đặc biệt là các tổ chức tìm cách chia rẽ xã hội Nga.
Video đang HOT
Theo ông Putin, Nga cần tăng cường bảo vệ biên giới quốc gia và thực hiện thêm các biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền tự do của công dân. Ông kêu gọi FSB chú trọng vào cuộc chiến chống tham nhũng và bảo vệ thông tin chiến lược, đồng thời tăng cường bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi các cuộc tấn công mạng.
Cuối cùng, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ, bảo vệ các nghiên cứu tiên tiến và đảm bảo rằng thành tựu khoa học được áp dụng vào sản xuất và xuất khẩu công nghệ cao.
Thời đại đa cực hóa: Cơ hội hay nguy cơ?
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên đa cực, nơi nhiều quốc gia có khả năng định hình trật tự toàn cầu.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch quyền lực này không chỉ mang lại cơ hội mà còn kéo theo những thách thức lớn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm Bắc Kinh ngày 9/11/2017. Ảnh: THX/TTXVN
Thế giới đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang trật tự đa cực, khi ngày càng có nhiều quốc gia có khả năng tác động đến các diễn biến toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình này đang đi kèm với những thách thức không nhỏ về sự phân cực sâu sắc cả trong và giữa các quốc gia.
Theo nhận định của Giáo sư Tobias Bunde, chuyên gia An ninh Quốc tế tại Trường Hertie (Berlin) và là Giám đốc Nghiên cứu và Chính sách tại Hội nghị An ninh Munich, cùng với Sophie Eisentraut, Trưởng phòng Nghiên cứu và Xuất bản tại Hội nghị này, mặc dù việc một trật tự quốc tế đa cực hoàn chỉnh có hình thành hay không vẫn còn gây tranh cãi, nhưng quá trình "đa cực hóa" đang diễn ra rõ rệt.
Điều đáng lo ngại là sự chuyển dịch quyền lực này đang kéo theo sự phân cực ngày càng sâu sắc. Các chính phủ có những tầm nhìn khác biệt, thậm chí đối lập về trật tự toàn cầu mới, khiến việc đạt được thỏa hiệp và giải quyết các thách thức chung trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Sự chia rẽ này thể hiện rõ nét qua khoảng cách ngày càng lớn giữa các chính phủ khác nhau, đặc biệt trong các vấn đề như nhân quyền, cơ sở hạ tầng toàn cầu và hợp tác phát triển. Ví dụ, Nga đang hướng tới xây dựng một trật tự do Moskva lãnh đạo ở khu vực Âu-Á, trong khi Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường đang nỗ lực thiết lập vị thế đứng đầu tại Đông Á. Hệ quả là các quy tắc, nguyên tắc và cơ cấu hợp tác toàn cầu đang dần bị thay thế bởi nhiều trật tự cạnh tranh và xung đột.
Trong nội bộ các quốc gia, tình trạng phân cực cũng ngày càng trầm trọng. Tại Mỹ, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là minh chứng cho sức mạnh của nền chính trị chia rẽ, điều này có thể sẽ tiếp tục củng cố các lực lượng phi tự do ở châu Âu và các nơi khác.
Đáng chú ý là sự phân cực trong từng nước đã tạo ra một vòng luẩn quẩn nguy hiểm. Bằng cách đẩy các chính phủ vào thế bế tắc và để lại cho họ rất ít không gian để xoay xở, sự phân cực đã trói buộc các nhà lãnh đạo, khiến họ không thể cải thiện quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác toàn cầu. Về phần mình, các nhà lãnh đạo dân túy có ít động lực để giúp xây dựng sự đồng thuận giữa các quốc gia.
Tại nhiều nền dân chủ phương Tây, sự dịch chuyển quyền lực sang các nước mới nổi đã làm dấy lên lo ngại về sự suy yếu tương đối của họ. Một số quan điểm cho rằng trật tự quốc tế tự do đã tạo ra lợi ích không công bằng không chỉ cho giới tinh hoa toàn cầu trong nước mà còn cho các cường quốc đang trỗi dậy ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, cùng với hy vọng mang lại một kỷ nguyên mới của hòa bình và ổn định, đa cực hóa cũng có nguy cơ thúc đẩy bất ổn thông qua các cuộc chạy đua vũ trang, chiến tranh thương mại và kéo dài các mâu thuẫn nội bộ hiện có. Nghiêm trọng hơn, nó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc.
Về mặt quản trị toàn cầu, tình hình cũng không mấy khả quan khi nhiều quốc gia giờ đây có đủ ảnh hưởng để cản trở quá trình ra quyết định tập thể, trong khi thiếu vắng sự lãnh đạo tích cực. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với các quốc gia ở Nam toàn cầu, nơi nhiều người đặt hy vọng vào một thế giới đa cực công bằng và bao trùm hơn.
Mặc dù một số người kỳ vọng sự thay đổi này sẽ củng cố luật pháp quốc tế bằng cách giảm thiểu việc áp dụng các nguyên tắc của phương Tây một cách chọn lọc, nhưng nguy cơ là sẽ có nhiều chính phủ tuyên bố các quyền đặc biệt cho riêng họ. Điều này có thể dẫn đến một thế giới đa cực bị chia rẽ bởi bất đồng khi không có các quy tắc và thể chế chung.
Một số ý kiến cho rằng những chia rẽ liên quan đến đa cực có thể được khắc phục nếu các cấu trúc quản trị toàn cầu chấp nhận các trung tâm quyền lực mới. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại điều này sẽ không đủ để xây dựng sự đồng thuận cần thiết nhằm củng cố các quy tắc chung.
Giáo sư Bunde và chuyên gia Eisentraut kết luận, thực tế đáng buồn là hiện nay rất ít chính phủ hàng đầu thể hiện sự quan tâm thực sự trong việc đạt được một thỏa thuận giữa các cường quốc vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Thay vào đó, nhiều chính phủ dường như đang tận dụng sự phân cực của chính trị toàn cầu để theo đuổi các mục tiêu trong nước và địa chính trị của riêng họ.
Tương lai tốt đẹp hơn sẽ phụ thuộc vào việc liệu một thế giới đa cực có thể tìm ra cách để giảm thiểu những chia rẽ nguy hiểm này hay không, và điều quan trọng là những nỗ lực như vậy phải bắt đầu từ chính bên trong mỗi quốc gia.
Nga bình luận về việc Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn gia nhập BRICS Việc mở rộng thành viên, bao gồm cả các quốc gia như Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ góp phần củng cố vị thế của BRICS mà còn làm phong phú thêm các mối quan hệ kinh tế và chính trị. Biểu tượng Nhóm BRICS cùng quốc kỳ các nước thành viên và các nước được mời gia nhập nhóm. Ảnh: IRNA/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Có thể bạn quan tâm

Nam danh hài hơn mẹ vợ 2 tuổi, ở nhà mặt tiền trung tâm quận 5 TP.HCM, có 3 con riêng
Sao việt
22:47:18 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025