Nga xác lập ảnh hưởng ngày một lớn trên thị trường năng lượng châu Âu
Tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 ( Nord Stream 2) sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong gia tăng ảnh hưởng năng lượng của Nga ở châu Âu.
Biển chỉ dẫn tới dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi châu Âu đối diện với tình cảnh thiếu hụt năng lượng trầm trọng, Nga đã không tăng sản lượng cung cấp khí đốt cho khu vực này. Nhiều chuyên cho rằng đây là một hình thức “tống tiền năng lượng”.
Trong nhiều năm, Mỹ phản đối quyết liệt việc xây dựng, khai trương tuyến đường ống Nord Stream 2 – hành lang vận chuyển khí đốt từ Nga chạy ngầm dưới biển Baltic và đấu nối trực tiếp với Đức, mở sang nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Dự án trị giá 11 tỉ USD này đã hoàn tất phần xây dựng, nhưng chưa đi vào vận hành bởi những trở ngại liên quan đến tranh cãi về bản chất của tuyến đường ống.
Những người ủng hộ cho rằng Nord Stream 2 là cần thiết đối với nguồn cung năng lượng của châu Âu, thể hiện rõ nhất là trong tình cảnh thiếu hụt năng lượng hiện nay. Số phản đối, đứng đầu là Mỹ, lại cho rằng tuyến đường ống không chỉ làm gia tăng sự lệ thuộc của châu Âu vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, mà còn hủy hoại an ninh năng lượng của EU khi khu vực này ngày một lệ thuộc vào Nga, tạo cho Moskva có được quyền lực địa chính trị đặc biệt lớn.
Video đang HOT
Với Mỹ, phản đối Nord Stream 2 là điểm chung dưới thời chính quyền Barack Obama và Donald Trump. Ông Joe Biden khi mới lên nắm quyền cũng theo đuổi cách tiếp cận này, đe dọa cấm vận các công ty, thực thể có liên quan đến đến hoạt động xây dựng, cấp phép, bảo trì, bảo lãnh cho dự án. Nhưng đến tháng 5/2021, Mỹ quyết định thoái lui, áp dụng miễn trừ trừng phạt để đổi lấy đà cải thiện trong quan hệ song phương Mỹ-Đức. Dự án đã hoàn tất, nhưng chưa được chính phủ Đức cấp phép để đi vào hoạt động.
Giờ là lúc Nga có sức mạnh lớn nhất để mặc cả, gây sức ép với Đức trong phê duyệt cấp phép hoạt động và tăng ảnh hưởng địa chính trị của Moskva ở châu Âu. Khi kinh tế EU phục hồi trở lại sau khi lệnh đóng cửa được dỡ bỏ, người dân dần trở lại cuộc sống thời tiền đại dịch, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng vọt, vượt xa nguồn cung, tạo ra căng thẳng cung cầu, đẩy giá khí đốt liên tục thiết lập mức đỉnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng 50% và tình hình có thể còn tồi tệ hơn khi khu vực Bắc Bán cầu chuẩn bị bước vào mùa đông, kèm theo nhu cầu sưởi ấm tăng vọt.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn Gazprom (Nga). Ảnh: EPA/TTXVN
Mọi diễn biến đương nhiên đều có lợi cho Nga, nước hiện đang cung cấp gần 50% nhu cầu khí đốt cho EU và có điều kiện để khẳng định độc quyền trong mặt hàng này ở thị trường châu Âu. Tại thời điểm EU đối diện với thiếu hụt nguồn cung năng lượng trầm trọng, nhưng Moska không tăng sản lượng cung ứng, một động thái được giới chuyên gia coi là “tống tiền năng lượng” với mục tiêu buộc Đức phải sớm bật đèn xanh để Nord Stream 2 chính thức đi vào vận hành.
Trong diễn biến mới nhất, Điện Kremlin tuyên bố đồng ý tăng sản lượng khí đốt cấp cho EU. Tổng thống Vladimir Putin ngày 6/10 cho biết Nga sẽ giúp ổn định nguồn cung và giá khí đốt tại châu Âu, một động thái ngay lập tức giúp giá khí đốt quay đầu giảm. Nhưng nó cũng khiến giới phân tích trong ngành năng lượng cảnh báo rằng châu Âu hơn lúc nào hết đang ở thế dễ bị tổn thương trước ảnh hưởng năng lượng của Nga.
Theo Timothy Ash, chuyên gia cao cấp về các thị trường đang nổi tại công ty quản lý quỹ Blubay Asset, châu Âu đã tự đưa mình trở thành con tin của Nga trong nguồn cung năng lượng. “Rõ ràng Nga đã khóa chặt châu Âu về năng lượng. Châu Âu không thể lớn tiếng phản đối và có hành động để thoát ra. Châu Âu đang lo sợ khi mùa đông đến gần cùng với đó là khả năng Nga sẽ quản lý chặt nguồn cung ứng, đến khi nào Nord Stream 2 được cấp phép”, ông Ash nêu quan điểm.
Phụ thuộc ngày một lớn vào Nga về năng lượng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ địa chính trị, mà nó còn đe dọa lớn đến mục tiêu chống biến đổi khí hậu của châu Âu, khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch tại khu vực tăng mạnh. Không chỉ hướng đến nguồn khí đốt từ Moskva, EU cũng tìm cách tích trữ nguồn than đá cho mùa đông.
Trung Quốc và Ấn Độ cũng phải đối mặt với căng thẳng cung cầu năng lượng. Nhu cầu tiêu thụ điện tăng buộc Trung Quốc phải tiến hành cắt điện, tìm kiếm nguồn cung than đá “bằng mọi giá”, đẩy giá mặt hàng này tăng phi mã ngay tại thời điểm thế giới cần giảm, tiến đến loại trừ nguồn điện năng từ đốt than đá.
Suy cho cùng, thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu cho thấy một thực tế: Thế giới vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong giải đáp bài toán an ninh năng lượng. Điều này sẽ tạo ưu thế cho những cường quốc về năng lượng như Nga trong xác lập, triển khai tính toán địa chính trị.
Ấn Độ nguy cơ thiếu năng lượng như Trung Quốc, châu Âu
Ấn Độ đang đối mặt với nguy cơ về năng lượng trong những tháng tới do thiếu hụt than đá và nhu cầu tăng vọt thời kỳ hậu COVID-19.
Than đá giúp tạo ra gần 70% sản lượng điện của Ấn Độ. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ R. K. Singh cho biết thông tin trên trên ngày 5/10.
Ông R. K. Singh nhận định: "Thông thường, nhu cầu sẽ giảm trong nửa cuối tháng 10 khi khí hậu mát mẻ hơn". Nhưng ông đánh giá rằng nhu cầu về điện là rất lớn và là "tình huống không chắc chắn'. Theo ông, nhu cầu năng lượng sẽ tăng. "Chúng ta bổ sung thêm 28,2 triệu người sử dụng. Hầu hết họ thuộc tầng lớp dưới trung lưu và nghèo do vậy họ mua quạt, đèn, tivi", ông Singh nói.
Vào cuối tháng 9, các nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ chỉ có trữ lượng trung bình 4 ngày, mức thấp nhất của nhiều năm. Hơn một nửa số nhà máy được đặt trong tình trạng có nguy cơ mất điện và chính phủ đang cân nhắc việc đưa các nhà máy điện đình trệ trở lại hoạt động. Nhiệt điện than chiếm gần 70% sản lượng điện của Ấn Độ và khoảng 3/4 nhiên liệu hóa thạch được khai thác trong nước.
Công ty nhà nước Coal India, vốn sản xuất phần lớn than của Ấn Độ, cho biết họ đang ở tư thế "sẵn sàng chiến tranh" để đảm bảo cung ứng đầy đủ. Bên cạnh sự gia tăng nhu cầu năng lượng khi phục hồi sau làn sóng COVID-19 thứ hai, Ấn Độ đã phải hứng chịu những trận mưa lớn gần đây làm ngập các mỏ than và gián đoạn giao thông. Điều này đã đẩy giá than tăng mạnh. Than nhập khẩu từ nước ngoài cũng có giá rất cao do giá quốc tế tăng vọt.
Cùng thời điểm này, cả Trung Quốc và châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến giá cả gia tăng. Dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức thấp nhất trong khi giá năng lượng tăng lên. Trung Quốc xảy ra tình trạng cắt điện diện rộng khiến nhiều nhà máy đóng của hoặc hoạt động một phần.
Nga tuyên bố đáp trả lệnh trừng phạt mới của Mỹ Nga tuyên bố sẽ đáp trả sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào tàu và doanh nghiệp Nga liên quan đến đường ống khí đốt Nord Stream 2. Dự án Dòng chảy phương Bắc vốn gây căng thẳng giữa Nga và Mỹ (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi coi những hành động thù địch này của chính quyền Biden là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Intel công bố lộ trình chiến lược

Nhiều nước EU muốn 'mở khóa' để tăng chi tiêu quốc phòng

Chuyến tàu cao tốc tê liệt vì một con rắn

Bà Harris công kích 100 ngày đầu nắm quyền của ông Trump

Tesla bác tin tìm người thay thế ông Elon Musk

Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ chức

Những ứng cử viên sáng giá để lãnh đạo thành quốc Vatican

Lính thủy đánh bộ Mỹ cần vũ khí cho tiêm kích mới

Trung Quốc bất ngờ tố ngược Mỹ về nguồn gốc Covid-19

Campuchia chuẩn bị giai đoạn 2 dự án kênh đào Phù Nam Techo

Khởi công cầu đường bộ đầu tiên nối liền Triều Tiên và Nga

Hàn Quốc lục soát nhà riêng cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Nguy cơ bùng nổ xung đột Ấn Độ - Pakistan

Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025