Ngắm đàn chim hoang dã ở Thung Nham
Vườn chim Thung Nham ở Ninh Bình có hàng trăm loài chim cư ngụ. Trong đó, có hằng hạc và hồng hoàng là 2 loài chim quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Với hệ sinh thái rừng ngập nước tự nhiên có diện tích khoảng 334,2 ha trong đó có 19 ha là rừng nguyên sinh, vườn chim Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, 109 loài thực vật, 150 loài động vật… Ảnh: Đình Minh
Cái tên Thung Nham được bắt nguồn từ đặc điểm địa hình thung lũng, vùng đất nằm giữa những dãy núi cao; còn Nham là nham thạch, núi đá, hoặc cũng là tên của làng Hải Nham, xã Ninh Hải. Trong ảnh là PV đang đi vào sâu bên trong Thung Nham. Ảnh: Đình Minh
Từ nhiều năm qua, vườn chim Thung Nham nổi tiếng vì đây là khu bảo tồn chim tự nhiên lớn nhất miền Bắc. Vườn chim này cũng nằm trong vùng lõi của Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi danh năm 2014. Ảnh: Đình Minh
Hơn 20 năm qua, hàng trăm loài chim từ khắp nơi đổ về sinh sống tại Thung Nham ngày một đông. Số lượng lớn nhất phải kể đến các loài chim như: cò, vạc, le le, chích chòe than, chích chòe lửa, mòng két, bói cá, chào mào… Ảnh: Đình Minh
Video đang HOT
Đặc biệt, tại vườn chim hiện có hai loài quý hiếm ghi tên trong sách đỏ Việt Nam là hằng hạc (cò nhạn) và hồng hoàng (phượng hoàng đất). Trong ảnh là 4 con chim hằng hạc. Ảnh: Đình Minh
Ông Vũ Văn Căng (bảo vệ vườn chim Thung Nham) cho biết: Chim hoang dã tại đây rất đẹp và đa dạng về loài. Để bảo vệ chúng, chính quyền và người dân địa phương luôn ý thức công tác kiểm tra, giám sát, tránh để người lạ đến gần bầy chim trời. Ảnh: Đình Minh
Ngoài các giống chim quý, các loại cò, vạc cũng cùng cư ngụ ở đây quanh năm, phát triển mạnh mẽ khi mùa Xuân – Hạ tới. Ảnh: Đình Min
Theo ông Căng, cứ vào tháng 5 – 7, từng đàn chim, cò… sẽ bay đi kiếm ăn sớm và về muộn. Từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, đàn chim, cò bay đi kiếm ăn từ 6 – 8h, bình quân khoảng 3h về tổ 1 lần, và chiều từ 15h ố lượng đàn về nhiều hơn. Ảnh: Đình Minh
Với địa thế nằm ẩn sâu giữa những dãy núi trùng điệp tạo thành bức tường đá vôi che chắn gió, vườn chim Thung Nham được biết đến là “ngôi nhà” lý tưởng của rất nhiều loài chim. Ảnh: Đình Minh
Đến vườn chim Thung Nham, du khách được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dã của các loài chim. Ngắm từng đàn chim cất cánh bay lượn tự do trên bầu trời hay những tổ chim đầy trứng, những chú chim non đang kêu ríu rít chờ đón bố mẹ đem thức ăn về. Ảnh: Đình Minh
Vườn chim Thung Nham cách TP Ninh Bình 12km về hướng Đông – Nam. Đến nơi đây, du khách được hòa mình vào thiên nhiên với sự trong lành của núi rừng, tiếng vọng từ những vách đá sâu, tiếng chim hót ngân nga, giúp tinh thần trở nên thư thái, dễ chịu hơn.
'Kho báu' dưới tán rừng nguyên sinh
Không chỉ đơn thuần môi trường sống của các loài sinh vật, rừng nguyên sinh với đồng bào A Lưới còn là kho dược liệu quý, là tiềm năng du lịch hiking...
Chèo SUP dưới rừng nguyên sinh. Ảnh: Phan Thắng
1. Theo chân Viên Đăng Phú, một hướng dẫn viên người Tà Ôi (A Lưới) vào rừng nguyên sinh A Pat, ai nấy trong đoàn đều háo hức. Mỗi mùa, A Pat có một vẻ đẹp khác nhau. Nhiều đoàn khách Việt Nam, quốc tế gắng sức leo núi, lội suối, trải nghiệm cuộc sống hái lượm như người bản địa. Theo chân Phú, chúng tôi biết hái rau rừng, tìm nấm, bắt cá suối, lấy bẹ chuối làm dĩa đựng thức ăn... Với người đàn ông Tà Ôi này, rừng như người mẹ, người cha lớn ôm ấp, chở che, cho bao thế hệ đồng bào cái ăn, cái mặc. Giờ đây, khách du lịch kéo đến quê hương anh nhờ sự hấp dẫn của thiên nhiên hoang dã.
Sống với rừng chỉ một ngày nhưng ai cũng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Rebecca Andrew, du khách người Úc rất thích muỗng, thìa dân dã từ tre nứa nên thiết tha xin Phú làm một bộ cho riêng mình mang về nước. Mọi người còn dùng những tảng đá quây dòng nước, tạo riêng cho mình một chiếc "tủ lạnh" tự nhiên ngâm trái cây và nước uống đóng chai. Những ai may mắn gặp lúc thời tiết thuận tiện sẽ được cắm trại, ngủ lều, chờ đón bình minh và ăn sáng bên suối. Hàng trăm du khách học cách sống hòa mình vào thiên nhiên và bắt đầu yêu rừng nguyên sinh - nơi có những bụi thạch xương bồ quyện hương trong dòng nước thượng nguồn đổ về sông Hương.
Trước rừng, con người nhỏ bé trước sự hùng vĩ bao la của thiên nhiên. Không lo toan vướng bận, khách chỉ việc thả lòng nghe suối chảy, chim hót. Những tâm hồn tổn thương được bà mẹ rừng xanh an ủi, vỗ về bằng thứ năng lượng hoang dã bí ẩn, bụi trần như được thanh lọc, còn lại là sự nguyên sơ thanh thản. Cũng chính vì thế, một giảng viên trẻ ở Huế đang cùng Viên Đăng Phú nghiên cứu, thiết lập tour du lịch theo kiểu "chữa lành" dành cho các bạn trẻ. Hy vọng trong nay mai, nhiều người sẽ gặp từ khóa "tour A Pat" trên các trang web giới thiệu du lịch hiking A Lưới.
2. Hơn chục lần đến A Roàng làm việc, lần đầu tiên tôi đặt chân lên đỉnh A Po xem người dân trồng dược liệu. Cảm giác sáng đi A Pat, chiều trèo A Po thật... quá sức tưởng tượng. Có lẽ sự huyền bí của núi rừng đã tạo nên hấp lực khiến chúng tôi cứ mãi hăng say tiến về phía trước.
Để lên A Po, anh Nguyễn Văn Khây, Trưởng BQL rừng cộng đồng A Roàng và chị Hồ Thị Sần dùng mũi rựa khoét vào những mỏm đất vừa đủ chỗ đặt bàn chân. Tay bám vào mỏm đá, dây rừng; một chân leo, một chân trụ... không hiểu bằng cách nào, tôi và đồng nghiệp đã đi hết hành trình trong buổi chiều sương lạnh. Chúng tôi len lỏi dưới tán rừng tìm gừng gió, thiên niên kiện được đồng bào trồng phục vụ chưng cất tinh dầu và cao xoa bóp. Anh Khây bảo: "Ngày trước dược liệu tự nhiên có giá trị, đồng bào gặp là nhổ hết về bán. Nay cây con trong tự nhiên được gom trồng, vừa giữ đất, vừa bảo vệ hệ sinh thái quần thể dưới tán rừng già. Khi khai thác cho dự án, một phần cây dược liệu được giữ lại tiếp tục ươm trồng".
70 hộ dân ở xã A Roàng giờ đây thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ rừng và theo dõi sự sinh trưởng của dược liệu. Nguồn lợi sau thu bán dược liệu sẽ được chia đều và tái đầu tư trở lại cho vụ sau. Từ cảnh khai thác cây thuốc trong tự nhiên cạn kiệt, giờ người Tà Ôi quay sang bảo vệ, gìn giữ để rừng sinh sôi tài nguyên.
3. Từ A Lưới về, trong đầu tôi mang theo bao chuyện hay ho sau chuyến khám phá; còn trong túi xách là sản phẩm từ rừng. Ấy là chai rượu xoa bóp từ vài loại thân, rễ cây thơm lừng; bánh xà phòng sáp ong với hoa rừng hay ống son lá rừng... Tất cả sản phẩm thú vị nói trên được chị Hồ Huế, một nữ kiểm lâm ở A Lưới làm nên. Ba mươi năm gắn bó với nghề, chị tích lũy một lượng kiến thức đáng nể về các loại cây rừng làm vị thuốc. Ngủ ở nhà chị, tôi chìm trong bầu không khí thơm tho của thảo dược phơi, ngâm. Sớm mai thức dậy, người tôi như thấm trong hương thơm của bạch đàn, hương nhu, gừng gió...
Mỗi lần đi tuần, ra chợ phiên gặp các loại cây trái ăn được hay làm thuốc, chị đều quay, chụp, hướng dẫn cách sử dụng cho bạn bè. Để có những sản phẩm thiên nhiên "handmade" chăm sóc sức khỏe cho người thân, bạn bè, chị thuê người bản địa đi kiếm nguyên liệu, gia công làm sạch. Chị còn làm trà túi lọc từ các loại nấm linh chi, sâm tự nhiên; ủ rượu nếp nương từ men lá... Ngồi với chị, tôi nghe được vô số điều thú vị từ hoa lá, cây cỏ chốn rừng già.
Chị Huế còn bày cho một số điểm du lịch nhiều món rau khai vị chào khách, loại thảo dược ngâm chân giúp thư giãn, loại lá bảo quản thực phẩm tránh nấm mốc. Chị ấp ủ kế hoạch chuyển giao cách làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe đơn giản cho một vài cộng đồng du lịch. Chị bảo: "Dưới tán rừng là kho dược liệu quý báu. Sống gần kho vàng nhưng chưa biết cách khai thác và sử dụng thì thật là lãng phí. Mình muốn làm một cái gì đó hoàn toàn "made in A Lưới" để người từ xa đến đây được đắm chìm trong không khí của núi rừng thiên nhiên".
4. Bên cạnh rừng tự nhiên, A Lưới cũng quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu theo chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với mức đầu tư gần 230 tỷ đồng. Trong khi ngành chức năng triển khai một kế hoạch quy mô xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao thì ở một số nơi, người dân đã và đang thử nghiệm mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng.
Ngoài cánh rừng A Po, có một cánh rừng khác là nơi ươm mầm dự án sâm Ngọc Linh. Đặc thù sâm Ngọc Linh chỉ sống dưới tán rừng già, nơi có độ che phủ rừng trên 80%, nhiệt độ dưới 25 độ C. Mô hình trồng sâm này vừa góp phần bảo vệ rừng vừa tạo công ăn việc làm cho đồng bào vùng cao. Khoảng hai năm nữa sẽ có câu trả lời cho việc triển khai loài sâm quý được xem là quốc bảo Việt Nam tại A Lưới. Khi đó, những rừng sâm tiền tỷ sẽ mở cánh cửa đổi thay cuộc sống cho người dân trên dải Trường Sơn.
Xưa rừng che bộ đội rừng vây quân thù nhưng nay rừng đang mang lại ấm no, là du lịch, là dược liệu... Trong câu chuyện khởi nghiệp với Hồ Thanh Phương, ông chủ của homestay trại cá tầm quy mô ở xã Hồng Kim, anh bảo, trải qua nhiều thất bại và lớn lên ở vùng đất này, anh nghiệm ra rằng vì sao ngày xưa cha ông dựa vào rừng núi, nương rẫy vẫn sống tốt, sao giờ lớp trẻ phải ly hương. Đất mình đó, núi rừng mình đó, chỉ cần nhiệt huyết, hăng say.
Ngắm vẻ đẹp hoang dã các loài chim ở Thung Nham Vườn chim Thung Nham (Ninh Bình) có hàng trăm loài chim cư ngụ, đặc biệt có hai loài quý hiếm là Hằng hạc và Hồng hoàng được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam. Vườn chim Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) nằm trong thung lũng bao quanh bởi núi non. Khu vực chim sinh sống rộng khoảng 18ha,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Mái nhà rêu xanh đẹp như tranh ở Hà Giang

Khám phá vẻ đẹp lạ của những hòn đá kỳ vĩ trên dãy Chư Pao

Khám phá Hang Múa, nơi mệnh danh "tiên cảnh" Ninh Bình

Dòng suối lạ cứ 15 phút lại ngừng chảy một lần

6 hang động ở Phong Nha Kẻ Bàng được CNN vinh danh xứng tầm thế giới

Điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo

Bình Sơn - Điểm đến thân thiện, mến khách

Việt Nam đứng thứ 7 trong số những điểm đến được yêu thích nhất thế giới

Ngắm hoàng hôn, thưởng thức trà chiều ở hồ Lục Nhạc

Báo Hồng Kông "mách nước" du khách những trải nghiệm phải thử tại Sa Pa

Người phụ nữ Malaysia đi xe máy qua 7 châu lục
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025