Ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử
Làm thế nào để hạn chế và đẩy lùi được những hành vi ứng xử lệch chuẩn và biến những quy tắc ứng xử văn hóa trở thành hành động tự nhiên của mỗi người dân là điều không hề dễ dàng.
Bàn về vấn đề này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy
Phóng viên (PV) : Trong thời gian gần đây, văn hóa ứng xử của một bộ phận công chức, người dân, có nhiều vấn đề đáng quan ngại. Nguyên nhân từ đâu và giải pháp cho vấn đề này là gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện cho sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Song mặt trái của cơ chế thị trường, cùng nhịp sống xã hội sôi động với nhiều áp lực trong cuộc sống thì việc phát sinh những lời nói, hành động thể hiện những sai lệch về lối ứng xử của một bộ phận người Việt cũng xuất hiện và ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, các hình thức giao tiếp, kết nối trên phương tiện thông tin, mạng xã hội trong thời kỳ 4.0 hiện nay rất đa dạng, song thiếu kiểm soát đã góp phần ảnh hưởng và lan tràn lối ứng xử nêu trên, gây xáo trộn không nhỏ các chuẩn mực văn hóa trong xã hội.
Theo văn hóa của người Việt Nam thì báo chí chính thống là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy – nơi người dân tìm kiếm, đối chứng để có được chính kiến giúp định hướng suy nghĩ, hành động của bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, với sự phát triển quá ồ ạt của mạng xã hội và các phương tiện thông tin thì thời gian gần đây, báo chí chính thống đang bị mạng xã hội lấn át vai trò trong việc giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận, hình thành chuẩn mực văn hóa ứng xử, ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức trong gia đình và xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử” với mục đích nâng cao vị trí, vai trò của báo chí chính thống trong môi trường thông tin hiện nay, kiểm soát và đẩy lùi sự lan tràn của những hành vi xuống cấp đạo đức trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin không chính thống; giới thiệu và lan tỏa những hành vi văn hóa ứng xử tốt đẹp trong xã hội; góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, con người Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực văn minh, hiện đại trong tiến trình hội nhập quốc tế, phát triển đất nước.
PV : Theo Thứ trưởng, làm thế nào để Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử” và Bộ Quy tắc ứng xử của Hà Nội thực sự đi vào cuộc sống, trở thành “kim chỉ nam” cho mỗi hành động của người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức?
Video đang HOT
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Xét trên phương diện vai trò cá nhân, mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng tác phong, chuẩn mực khi tham gia mọi hoạt động trong công tác cũng như trong đời sống xã hội, vươn tới việc hoàn thiện và khẳng định giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”. Đối với cán bộ, công chức, viên chức với vị trí là công bộc của dân, là đại diện của Nhà nước, là tầng lớp trí thức trong xã hội thì việc thể hiện hành vi ứng xử thiếu văn hóa ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể bị đánh giá là dấu hiệu của sự xuống cấp đạo đức của toàn xã hội, liên quan mật thiết đến hình ảnh của cơ quan nhà nước trong mắt người dân và bạn bè quốc tế.
Có thể thấy yêu cầu nhận thức hành vi ứng xử của từng cán bộ, công chức và mức độ ảnh hưởng tới xã hội là rất quan trọng. Do đó, bên cạnh việc quán triệt về trách nhiệm phát huy vai trò gương mẫu tại cơ quan, công sở, gia đình, cộng đồng, giữ gìn hình ảnh của cơ quan, tổ chức thì việc áp dụng những hình thức kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi ứng xử thiếu văn hóa và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết để nhân dân tin tưởng vào các giá trị xã hội, vào bộ máy nhà nước, đưa Bộ Quy tắc ứng xử thực sự đi vào đời sống.
PV: Theo Thứ trưởng, chúng ta cần làm gì để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội; là hành vi giao tiếp, đối nhân xử thế, sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định, trong mối quan hệ giữa con người với nhau… Để ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi xuống cấp đạo đức, ứng xử thiếu văn hóa, cần có sự tham gia quyết liệt của hệ thống chính trị và sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội, bên cạnh đó việc quan trọng là công tác tuyên truyền. Các hoạt động tuyên truyền phải đa dạng về hình thức, nội dung, xác định và tập trung tác động trực tiếp đến các đối tượng trong xã hội với từng mức độ trách nhiệm khác nhau. Đặc biệt quan trọng là 3 đối tượng tác động nhiều nhất đến việc hình thành nhân cách con người, cụ thể:
Đối với gia đình, phải nêu cao vai trò gương mẫu của ông bà, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể trước con cái từ lời nói đến việc làm; chuẩn mực trong cách ứng xử, giao tiếp, giáo dục con cháu về đạo lý, gia phong; những phép tắc trong đối nhân xử thế, thủy chung, tình nghĩa trong quan hệ vợ chồng, hòa thuận, hiếu lễ trong quan hệ anh em, dòng họ.
Đối với nhà trường, phải xây dựng các tiêu chí, nhân cách cho học sinh, đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, tránh áp đặt những chuẩn mực đạo đức không phù hợp, thiếu tính thực tiễn, không khả thi; các hình thức giáo dục phải linh hoạt, đa dạng: Kết hợp các bài giảng trên lớp với các hoạt động ngoại khóa, bằng bài học hoặc qua phim ảnh, hướng dẫn đọc, sách, gặp gỡ các cá nhân, điển hình…; các bài giảng, bài học đạo đức phải có chiều sâu nhân văn, có sức lay động, cảm hóa cao, phải sinh động, thiết thực.
Với cộng đồng xã hội, cần phát huy vai trò giáo dục con người trong các môi trường xã hội khác nhau, trong các không gian văn hóa cộng đồng, văn hóa làng (khu dân cư, buôn, bản, phum, sóc…), tạo hiệu ứng lan tỏa về văn hóa ứng xử với các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức chung trong cộng đồng; nâng cao, nhân rộng các hình thức sinh hoạt, rèn luyện tại cộng đồng để tạo lập những môi trường lành mạnh trong thực hành đạo đức, ứng xử chuẩn mực; đẩy mạnh vai trò, phát huy thế mạnh của các thiết chế văn hóa-xã hội, các sinh hoạt văn hóa làm gia tăng tính cố kết cộng đồng và giáo dục truyền thống, điều chỉnh các hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, trong công tác quản lý nhà nước, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia rà soát và xây dựng nội dung, hình thức, chương trình tuyên truyền về văn hóa ứng xử; nghiên cứu xây dựng và thực hiện các đợt thi đua về hành vi ứng xử trong từng lĩnh vực phù hợp, hiệu quả./.
K.T (Thực hiện)
Theo cpv.org.vn
Tăng cường thanh tra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, đồng thời duy trì đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh về giáo dục và đào tạo (GDĐT) trên địa bàn trong năm học 2019 - 2020.
Tỉnh Bắc Giang lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về giáo dục. Ảnh: Hoàng Long
Giữ vững kỷ cương, nề nếp
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2019 - 2020.
Chủ đề năm học năm nay là "Giữ vững kỷ cương, nề nếp trường, lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên; chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông".
Chỉ thị số 05/CT-UBND nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị toàn ngành Giáo dục quán triệt mục tiêu, ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm học 2019 - 2020.
Ngành Giáo dục có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cụ thể như: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020; khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GDĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh, sinh viên, công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, ngành Giáo dục cần tích cực tham mưu thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025. Ngành tiếp tục phối hợp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, ngành Giáo dục có trách nhiệm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, trước hết là đối với lớp 1. Ngành cần nâng cao chất lượng các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia. Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông cần được đẩy mạnh.
Trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, ngành tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, đồng thờirà soát và quản lý chặt chẽ hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa. Ngành Giáo dục cần tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập.
Xử lý nghiêm khắc vi phạm
Toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt 9 nhiệm vụ chủ yếu: Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục hợp lý; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; nâng cao hiệu quả giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao chất lượng dạy, học Tiếng Anh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ sở giáo dục; chủ động hội nhập quốc tế trong GDĐT; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ sở giáo dục. Tỉnh tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở giáo dục. Các đơn vị này tiếp tục được giao quyền tự chủ về tài chính, tài sản theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Các cơ sở giáo dục cần thực hiện tốt các quy định định về công khai đảm bảo dân chủ trong trường học. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định về thu, sử dụng các khoản thu thoả thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục tình trạng thu chi không đúng quy định.
Ngành Giáo dục có trách nhiệm tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác dạy thêm. Ngành duy trì đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân về GDĐT, đồng thời xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định các trường hợp vi phạm giữ vững trật tự, kỷ cương toàn ngành.
Hoàng Long
Theo thanhtra.com
Tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học Ngày 26/7 tại Đại học Huế, Bộ GD&ĐT phối hợp với với TW Đoàn TNCS HCM tổ chức hội thảo "Văn hóa ứng xử trong trường học". Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các Trường ĐH và Học viện giáo dục trên toàn quốc. Tại hội thảo các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề: vai trò...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Nhiệm vụ bất khả thi" của Tom Cruise nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình
Phim âu mỹ
15:34:24 17/05/2025
Trường cấp 2 tổ chức tập thể dục giữa trời nắng 50 độ khiến 9 học sinh bỏng tay: Lời giải thích từ nhà trường gây phẫn nộ
Netizen
15:33:04 17/05/2025
Nhìn lại 3 bộ phim thành công về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phim việt
15:29:41 17/05/2025
Thu Quỳnh hiếm hoi chia sẻ về gia đình
Sao việt
15:24:35 17/05/2025
Clip nữ diễn viên né ong đốt khi đang tạo dáng trên thảm đỏ gây sốt
Sao âu mỹ
15:09:26 17/05/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Lan Anh hát ngợi ca Bác Hồ
Nhạc việt
15:05:36 17/05/2025
Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật
15:02:10 17/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc
Sao châu á
14:56:08 17/05/2025
Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách
Sáng tạo
14:52:18 17/05/2025
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025