Ngân hàng “sập cửa” cho vay trung hạn, dự án PPP lấy vốn ở đâu?
Hạn mức cho vay trong lĩnh vực BOT đã chạm ngưỡng tối thiểu về hệ số an toàn vốn. Nhiều khoản vay của dự án BOT có nguy cơ chuyển thành nợ xấu.
Rào cản với các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia dự án PPP là bài toán huy động vốn. Thời gian quan, các dự án theo phương thức này, ngoài vốn chủ sở hữu khoảng 15-20%, vốn hỗ trợ của nhà nước khoảng 20% thì đều phải vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng nhiều lần lên tiếng không ưu tiên cho vay dài hạn nữa. Họ phát đi thông điệp rằng hạn mức cho vay trong lĩnh vực BOT đã chạm ngưỡng tối thiểu về hệ số an toàn vốn. Như vậy, nếu không có mô hình đa dạng trong việc huy động vốn thì bài toán huy động vốn để các nhà đầu tư tham gia dự thầu các dự án theo phương thức PPP thì đây là thách thức lớn nhất, mang tính then chốt nhất.
Huy động vốn là bài toán khó với các DN tư nhân.
Ông Trần Chủng đặt câu hỏi: “Ngoài vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng thì huy động vốn ở đâu? Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp có thể huy động trái phiếu. Tuy nhiên, phương án này rất khó thực hiện khi cộng đồng doanh nghiệp trong nước còn non trẻ. Vì thế cần có quỹ hỗ trợ doanh nghiệp PPP, như vậy mới khả thi”.
Nhà nước phải có chính sách cụ thể, cần phải xây dựng, phát triển thị trường vốn. Kinh nghiệm từ Anh, họ đã thiết lập liên minh các ngân hàng để cứu vãn tình hình, thu hút nhiều ngân hàng tham gia các dự án dài hơi hoặc thành lập các quỹ, như quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, mô hình quỹ đầu tư các công trình hạ tầng tại Hàn Quốc cũng đáng để chúng ta tham khảo.
Video đang HOT
Nói rõ hơn về thực trạng vốn vay của các doanh nghiệp thực hiện các dự án giao thông hiện nay, bà Vân Anh, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong thời gian qua vốn cho các BOT đa số là từ ngân hàng, nhưng nhiều dự án ngân hàng tài trợ doanh thu không đạt như dự kiến, do lộ trình tăng phí không được thực hiện, cùng với đó là yêu cầu giảm phí, mất an ninh một loại dự án.
Điều này dẫn tới nguy cơ nhiều khoản vay của dự án BOT có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Cho đến thời điểm hiện tại ngân hàng cho vay dự án BOT đạt 110.000 tỷ đồng, thì đến 1/2 là doanh thu không đạt như dự kiến.
NHNN đã có nhiều văn bản gửi Bộ GTVT, các địa phương và Chính phủ với mong muốn tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Tuy nhiên, đến nay vấn đề vẫn không xử lý được dứt điểm.
“Vì vậy, việc cần làm hiện nay là tháo gỡ khó khăn của các dự án BOT để khơi thông tín dụng cho các dự án về sau. Nếu không làm được nợ xấu sẽ ngày càng tăng cao, khó có vốn cho các dự án BOT mới” – bà Vân Anh lưu ý.
Về cơ cấu nguồn vốn dự án PPP, theo TS Cấn Văn Lực, thông thường dự án hạ tầng giao thông sẽ gồm 4 nguồn: vốn tự có của chủ sở hữu từ 15-20%; từ tổ chức tín dụng (thông thường chiếm từ 40-50%); từ thị trường vốn, cụ thể là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình theo thời gian dự án (nguồn vốn này chiếm khoảng 20% dự án); vốn từ các quỹ.
Vốn từ tín dụng, trong đó vai trò quan trọng là Ngân hàng Phát triển với nguồn vốn trung và dài hạn.Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng Phát triển Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nên chưa đáp ứng được vốn cho doanh nghiệp. Trong khi đó các NHTM hiện tại chủ yếu huy động vốn vay ngắn hạn, nếu cho vay dài hạn sẽ đẫn tới rủi ro kỳ hạn, tiềm ẩn nợ xấu.
“Cái khó nhất hiện nay là cấu trúc tài chính phức tạp. Thông thường quốc tế sẽ có tư vấn để tối ưu hoá nguồn vốn. Chúng ta không thể làm theo hình thức các dự án nhỏ mà không có tư vấn đề tối ưu hoá nguồn vốn” – ông Cấn Văn Lực nói và phân tích thêm: “Với quy định coi phát hành trái phiếu là nguồn vốn thứ cấp trong Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), theo tôi là không phù hợp và cần thiết. Việc huy động vốn theo hình thức nào nên là phương án của doanh nghiệp, quan trọng là tối ưu hoá lợi ích”.
Hiện nay, việc huy động vốn ngân hàng thương mại đang rất khó. NHNN cũng có quy định vay dự án chuyên biệt, với loại hình doanh nghiệp BOT là xong dự án sẽ giải tán. Với loại hình này rủi ro sẽ lớn hơn doanh nghiệp thông thường với trọng số rủi ro lên tới 160% trong khi doanh nghiệp thường chỉ là 100%, vì vậy việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu là rất quan trọng với doanh nghiệp BOT.
Về quy định bảo đảm cân đối ngoại tệ cần hết sức cân nhắc. Theo tính toán của ông Cấn Văn Lực, với quy định 30% của doanh thu, trừ đi chi phí trong nước cần làm rõ 30% hỗ trợ cân đối ngoại tệ ấy lấy ở đâu? Hiện nay cả Thống đốc và Chính phủ đều chưa đồng tình lấy nguồn dự trữ ngoại hối. Bởi dự trữ ngoại hối là dùng cho những trường hợp nguy cấp quốc gia, còn PPP chỉ mang tính c-hất đầu tư. Cùng với đó, theo thông lệ cũng rất ít nước hỗ trợ cân đối ngoại tệ.
Các nhà đầu tư hiện nay đều yêu cầu chia sẻ rủi ro về doanh thu. Vì thế, Dự thảo luật cũng nên quy định cụ thể trường hợp nào được chia sẻ rủi ro, vì có những nguyên nhân đến từ chủ quan như tham nhũng, quản lý yếu kém dẫn tới thất thu. Xử lý vấn đề này thì lấy vốn nào? Theo TS Cấn Văn Lực, nên có một quỹ hỗ trợ phát triển PPP. Quỹ này của nhà nước và có quy định rõ mức hỗ trợ, có thể chạy từ khoảng 20-40% tổng kinh phí giải phóng mặt bằng và xây dựng dự án./.
Theo An Nhi/VOV.VN
Cho vay BOT, BT đã chạm giới hạn, rất khó khơi thông vốn vào dự án cao tốc Bắc - Nam
Hiện tổng dư nợ và cam kết tín dụng cho các dự án BOT, BT đã chạm giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Nếu các ngân hàng không tăng được vốn điều lệ, thì rất khó khơi thông nguồn vốn vào các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam.
Ngày 1/10/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý 3/2019.
Liên quan đến tình hình cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, ngành ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có các dự án BOT. Tuy nhiên phải tính toán làm sao để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng như các chỉ số an toàn của ngân hàng thương mại, hệ số an toàn vốn (CAR)...
Thời gian vừa qua, việc huy động tín dụng của các nhà đầu tư trong nước chủ yếu dựa vào tổ chức tín dụng trong nước, trong khi dư nợ nguồn vốn vay tín dụng dài hạn của các ngân hàng đang ở mức cao.
Theo đánh giá của NHNN, các dự án BOT, BT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, nhu cầu vốn vay lớn. Việc cho vay các dự án BOT, BT giao thông gây áp lực lớn cho các ngân hàng trong việc cân đối nguồn vốn, do nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn.
"Hiện tổng dư nợ và cam kết tín dụng cho các dự án BOT, BT đã chạm giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Nếu các ngân hàng không tăng được vốn điều lệ, thì rất khó khơi thông nguồn vốn vào các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam" - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Nguồn cung tín dụng còn khó khăn hơn khi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn giảm còn 40% từ ngày 1/1/2018.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc làm rõ các chính sách liên quan đến các dự án BOT, BT để hạn chế rủi ro.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Room tín dụng hạn chế, lợi nhuận quý III của VietinBank bất ngờ tăng 34% lên 3.121 tỷ Lũy kế 9 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 8.456 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) hạn chế do hệ số an toàn vốn đã xuống mức tối thiểu, dư nợ cho vay của ngân hàng này chỉ tăng gần 4% sau 9...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu
Netizen
18:33:35 08/05/2025
Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa
Tin nổi bật
18:32:46 08/05/2025
Thực nghiệm hiện trường vụ án xâm hại lăng mộ vua Lê Túc Tông
Pháp luật
18:32:39 08/05/2025
Phương Lê nghi "bầu phake", mukbang lần nửa con gà, từng mất 1 con với Vũ Luân?
Sao việt
18:16:27 08/05/2025
5 trang phục đi biển mùa hè 2025 hợp thời trang mà không sợ bị nhăn
Thời trang
18:06:25 08/05/2025
Nữ idol được gọi là vũ thần thế hệ mới: Nhảy slay đến mức làm netizen quên việc nhạc dở
Nhạc quốc tế
18:02:33 08/05/2025
Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thỏa thuận thương mại với Anh
Thế giới
17:57:27 08/05/2025
Video tóm gọn Kim Woo Bin và Shin Min Ah giữa nghi vấn chia tay, chỉ 5 giây gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
17:56:53 08/05/2025
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?
Nhạc việt
17:05:52 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân
Phim châu á
16:49:51 08/05/2025