Ngành càng nhạy cảm, tiền chạy càng lớn
Dù không tiết lộ nhưng dư luận cho rằng để có suất vào những ngành được cho là nhạy cảm như tòa án, thanh tra, hải quan… số tiền bỏ ra không khỏi phải giật mình!
Trao đổi với phóng viên, TS.Ngô Thành Can, Phó Trưởng Khoa tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính cho biết ông đã không ít lần ngỡ ngàng trước con số “chạy” đầu vào thi công chức .
- Thưa ông, trong phiên họp HĐND vừa qua, dư luận đều chú ý tới thông tin về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: có khoảng 30% công chức làm được việc, 30% giao việc nhưng không yên tâm, có tới 40% không đáp ứng công việc? Về phần mình, ông nhận định như thể nào?
Tôi không hề ngạc nhiên với thông tin này. Trước đây, đại diện Bộ Nội vụ cũng từng cho biết, qua tham khảo ý kiến lãnh đạo sở ngành thì có chỉ 1/3 công chức làm được việc, 1/3 là tạm được và phần còn lại không làm được kết quả gì. Quay lại về trước vào năm 1993 khi nhà nước tổ chức phân loại công chức cũng nêu đánh giá 40% làm được viêc, 20% làm tạm được nhưng chưa yên tâm, 20% thiếu tiêu chuẩn và 20% không đáp ứng…
Vậy là tới 20 năm sau, con số vẫn lặp lại. Câu hỏi đặt ra tại sao bao nhiêu năm chúng ta mất công mất sức, tốn kém tiền của để đổi mới cách tuyển dụng mà vẫn chưa giải quyết được thực trạng năng lực công chức?
Vấn đề ở đây, chúng ta không thiếu người tài, nhưng thành phần như thế nào mới tham gia thi tuyển thì lại là câu chuyện. Người giói thì không phải nói vì nếu có sẽ được tuyển thẳng. Theo tôi, những người tầm tầm sẽ ứng thí thi công chức. Suất vào thì hạn chế, người ứng thí thì đông. Vậy là ai có “điều kiện” hơn thì người đó được tuyển dụng.
Chưa cần nói tới tiêu cực xảy ra, một khi số đông đầu vào chỉ là “tầm tầm” thì đội ngũ được chọn người từ số đó cũng không thể chất lượng cao được. Trong một đội ngũ cán bộ có năng lực kém, chỉ cần người lãnh đạo lợi dụng chỉ đạo theo hướng khác thì cấp dưới phải tuân theo thôi. Tiêu cực xảy ra từ đây.
TS. Ngô Thành Can
Cụ thể hơn, tướng kém thì cũng muốn tuyển quân kém?
Video đang HOT
Nó là hệ quả nhãn tiền rồi. Thêm vào đó lãnh đạo cơ quan cũng không muốn tuyển người giỏi hơn mình. Vậy là kém năng lực thì phải chạy. Chạy được rồi thì người ta phải quay lại kiếm nguồn lợi nhuận để bù cho lại chi phí đã bỏ ra. Ngay cả khi đã được thăng quan tiến chức, thì cũng vẫn cần kiếm để có nguồn chạy tiếp.
Khi một môi trường, một xã hội bị đồng tiền chi phối, những phi lý sẽ trở thành chuyện đương nhiên, nhiều cái sai thành cái đúng. Không chỉ người ngoài mất niềm tin mà ngay cả những người bỏ tiền ra để chạy việc cũng không phục, không tin người sử dụng mình.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm tham gia chấm thi tại các kỳ thi tuyển công chức. Ông nhận định về quy trình thi như thế nào? Phải chăng còn kẽ hở khiến việc “chạy thi” trở thành phổ biến?
Nếu có một cuộc khảo sát trong dư luận thì có tới 80% người được hỏi sẽ cho rằng trúng tuyển công chức nhờ chạy chọt, chỉ có 20% run rủi may mắn không phải chạy mà vẫn được vào. Trong số may mắn đó, phải kể tới số giỏi xuất sắc khi làm bài ai xem cũng phải chấm điểm cao, không ai có thể gạt họ ra ngoài. Còn những trường hợp nhập nhằng ở điểm 5,6,7… thì rất khó có thể vào được nếu không chạy. Muốn chạy thì phải chạy từ trước bởi quy trình thi công chức rất nghiêm ngặt, không ai có thể sửa điểm và cũng không ai dại gì mà làm điều đó. Tuy nhiên, khi duyệt kết quả thì lại rất khó để giám sát bởi một người chấm thi nhưng người vào biểu điểm duyệt lần cuối lại là người khác…
Có ý kiến cho rằng ngành nội vụ đã quá ôm đồm khâu tuyển dụng nên đã tạo nhiều kẽ hở trong quản lý?
Không thể nói như vậy, ngành nội vụ quản lý công chức thì họ phải đứng ra tuyển dụng là điều đương nhiên, các nước trên thế giới cũng làm vậy. Vấn đề ở đây, là người thực hiện quy trình không “sáng”, không “trong” vẫn nghĩ cách trục lợi thì kiểu gì cũng nghĩ được cách kiếm tiền, không muộn thì làm chậm, có lại bảo thành không….
Tôi đã từng nghe tới những con số chạy công chức nhiều tới nỗi ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được, nhất là ở những vị trí tại ngành nhạy cảm như thanh tra, tòa án, thuế….
Vậy tới bao giờ tình trạng chạy chức, chạy quyền mới chấm dứt?
Cái khó ở chỗ ai cũng biết nhưng không ai dám nói rõ ràng. Cũng vấn đề này, 10 năm trước nếu đưa ra chỉ trả lời như thế và 10 năm sau câu trả lời cũng vậy, không có gì mới.
Khi cải cách bị chững lại, người ta ví như thân con lợn. Cái đầu ngoe nguẩy muốn làm, cái đuôi cũng ngoe nguẩy muốn làm nhưng thân con lợn lại nặng quá không làm được… Nghĩa là nhiều khi lãnh đạo cũng muốn làm, nhân dân cũng muốn làm nhưng bộ máy sùng sình ở giữa thì không muốn hoặc chậm chạp miễn cưỡng làm. Người ta sẽ đặt câu hỏi cho mình: Tôi đang ở vị trí này khi cải cách, liệu năng lực tôi có đáp ứng được không, con đường thăng tiến của tôi liệu có ảnh hưởng, quyền lợi của tôi còn có đươc như bây giờ hay không?
Nếu người lãnh đạo sáng suốt sẽ nhìn ra ngay để thay chuyển cán bộ không đạt nhưng một khi chính bản thân họ cũng muốn sử dụng đội ngũ kém phẩm chất để còn có người đưa tiền cho mình thì hỏng, bộ máy coi như vứt đi. Như vậy, dù có “thay máu” cũng không giải quyết vấn đề. Khi không có kỷ cương chặt chẽ, từ cấp lãnh đạo tới công chức bình thường không còn chuyện nể nang…thì vòng luẩn quẩn tuyển dụng công chức mới có thể chấm dứt.
Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Thi công chức: "Bây giờ người ta ra giá trắng trợn lắm!"
Ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ HN cho hay ông không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện thí sinh làm bài như "sao y bản chính" từ đáp án.
Đăng ký dự thi công chức cấp huyện (Ảnh minh họa)
Không tiền đừng "mơ" công chức
Tại kỳ họp HĐND Hà Nôi vừa qua, thảo luận về Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Hà Nội, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội đã có phát biêu khiên dư luân thực sự sôc. "Chúng tôi phát hiện ra 2 giáo viên có đánh dấu bài của thí sinh để chấm bài. Tôi đã yêu cầu lãnh đạo trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phải kiểm điểm và xem xét trách nhiệm với hai giáo viên này" . Ông Dực nhận định: "Bây giờ người ta nói rằng dưới 100 triệu không đỗ đâu... Chất lượng thi công chức không ổn một tý nào vậy lấy gì đảm bảo chất lượng?".
Kể lại sự việc này với chúng tôi, một nhân chứng trong kỳ thi nói trên (xin giâu tên) cho biêt: Đầu năm 2012, kỳ thi công chức diễn ra tại đơn vị mà anh đang được đào tạo. "Đây cũng là lúc "sếp trưởng" sắp về hưu nên ai muốn đỗ công chức đều tranh thủ "quan hệ" với sếp. Tuy nhiên, mọi việc quá lộ liễu, cấp trên cử đoàn thanh tra về theo dõi kỳ thi. Kết quả, đường dây bị lộ, 2 giám thị bị đề nghị kỷ luật, những người đã "chạy" đều lâm cảnh tiền mất tật mang".
Vê phát biểu của ông Trần Trọng Dực tại phiên họp HĐND TP.Hà Nôi, ông Bùi Khánh Thụy, nguyên chuyên viên cao cấp Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng cho rằng chắc chắn vị chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy phải có cơ sở, có bằng chứng rõ ràng về việc này.
Ông Thụy bày tỏ: "Cho dù chỉ là một vài nơi nhưng rõ ràng đây cũng là câu chuyện đau đầu bấy lâu nay khi nó tồn tại như một sự hiển nhiên rồi".
"Bây giờ người ta ra giá trắng trợn lắm! Một sinh viên tốt nghiệp loại ưu, đáng lẽ người ta phải được tuyển dụng theo đúng quy định tiêu chí nhưng bây giờ buộc người ta phải có tiền để chạy và sẵn sàng chạy... Một số nhỏ may mắn hơn không chạy có thể vẫn đỗ, trưởng phòng tổ chức nội vụ vẫn nhận nhưng lại cho đi làm việc này việc khác không đúng chuyên môn. Vậy là nếu muốn đúng nghề, đúng sở trường thì không còn cách nào khác lại bắt buộc phải chi ra một "khoản" nào đó..." , ông Thụy nêu.
Từ thực trạng trên sẽ dẫn tới hậu quả mà theo ông Thụy: "Nó là vòng luẩn quẩn của cơ chế tổ chức, tuyển dụng cán bộ ngày nay". Khi người ta đã chạy được rồi, sau này chính những con người này lại tìm cách vòi vĩnh, đòi hỏi hối lộ người khác để bù lại chi phí đã bỏ ra...".
Không làm nổi nên không dám nhận trách nhiệm
Theo ông Trần Trọng Dực, chính chất lượng đầu vào không đảm bảo đã dẫn tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức bị ảnh hưởng.
Ông Bùi Khánh Thụy cho rằng không thể đổ lỗi bất cập đội ngũ cán bộ công chức cho lịch sử
"Thông tin về chuyện thi tuyển công chức mà vị Chủ nhiệm UBKT Thành uỷ Hà Nội tiết lộ vừa mang tính răn đe, lại vừa là lời cảnh tỉnh... Tuy nhiên, nếu chỉ phát biểu như thế thôi không làm gì nữa thì cũng chẳng khác gì tấu lên nốt nhạc cho vui tai. Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm triệt để vụ việc, tạo tiền lệ tốt giải quyết vấn đề tương tự về sau." , ông Bùi Khánh Thụy nói.
Ông Thụy cũng bác bỏ ý kiến cho rằng đó là "môt phân lịch sử đê lại". " Tất cả là lỗi từ con người. Chỉ tới khi bước vào cơ chế thị trường, đồng tiền chi phối khiến người cán bộ thiếu kiên định, không giữ được phẩm chất mới để chuyện chạy chức lộng hành như thế! Đáng tiếc là ngành nội vụ không làm nổi nên không dám thừa nhận trách nhiệm".
Theo ông, suốt khoảng 15 năm nay, Nghị quyết của Đảng đã nói chống chạy chức chạy quyền nhưng trong quá trình thực hiện lại không ai phát hiện, nếu có thì cũng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cục bộ nên không dám nói ra.
"Tôi còn nhớ vào kỳ họp Quốc hội khóa XII, đại biểu đã chất vấn nội dung này. Khi đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ lại hỏi rằng bằng chứng đâu? Nói thế là không có trách nhiệm, anh là người quản lý trực tiếp thì chính anh phải chủ động phát hiện, điều tra. Cán bộ do anh quản lý thì phải biết ai là người tốt, ai là người xấu chứ?" ông Thụy đặt câu hỏi.
Nói về bất cập của cơ chế tổ chức cán bộ hiện nay, chính vị lão thành này cũng tỏ ra "bất lực": "Bây giờ chúng ta cũng chưa tìm ra được cơ chế nào cho phù hợp. Ví như chỉ kêu gọi đừng tham nhũng nữa thì chỉ là mơ hồ không tưởng. Đây là vấn đề rộng liên quan tới đường lối công tác tuyển dụng cán bộ của mình... Chỉ xét về khía cạnh bài toán thu nhập tiền lương của công chức cũng là cả vấn đề mà lâu nay chưa giải quyết được. Thử hỏi với đồng lương eo hẹp hiện nay liệu họ có thể sống mà nuôi con, mua đất làm nhà nếu không có thu nhập ngoài luồng khác?".
Theo xahoi
"Chạy" công chức: Đầu tiên còn sơ sơ, bây giờ đã trơ trơ... Về thi tuyển công chức, tôi tin chắc rằng có lẽ Hà Nội chỉ là nơi... đi đầu trong tệ "chạy công chức" thôi. Chứ chắc chắn rằng 64 tỉnh thành trên cả nước, rồi mỗi huyện xã trong các tỉnh ở đâu cũng có chạy công chức, chạy biên chế, chạy chức, chạy quyền. (minh họa: Vũ Toản) Nói chung việc "chạy"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025
Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?
Netizen
14:04:54 25/05/2025
Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức
Sao việt
13:57:37 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025