Ngành Giáo dục chuyển đổi mạnh mẽ, thích ứng kịp thời
Ngành Giáo dục đã đi đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT – TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định.
Dạy và học theo Chương trình GDPT mới tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Phú Thọ). Ảnh: Thế Đại
Làm chủ khó khăn, kịp thời thích ứng
TS Phạm Tất Thắng cho rằng: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống xã hội; nhưng ngành Giáo dục nói riêng, cả nước nói chung đã đổi mới và thích ứng rất mạnh mẽ, kịp thời; qua đó làm chủ được tình hình trong trạng thái “bình thường mới”.
“Là quốc gia có dân số trẻ, số học sinh, sinh viên của Việt Nam chiếm gần 1/4 dân số; cùng với đó là khoảng 1,5 triệu cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên. Hoạt động dạy học chủ yếu diễn ra trực tiếp ở trên lớp. Với những đặc thù này, hoạt động thường nhật của ngành Giáo dục bị tác động mạnh mẽ trong dịch bệnh.
TS Phạm Tất Thắng
Thế nhưng, trên thực tế, toàn ngành đã làm chủ tình hình, ứng phó nhanh nhạy, kịp thời và vượt qua được khó khăn, hoàn thành khá tốt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Ví dụ điển hình là việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – một kỳ thi lớn, diễn ra trên phạm vi toàn quốc – nhưng được tổ chức thành công, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, vừa đáp ứng yêu cầu tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, hiệu quả, khách quan, công bằng, minh bạch và nghiêm túc” – TS Phạm Tất Thắng nhận định.
Năm 2020 còn là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai Nghị quyết Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bắt đầu với lớp 1. Dù vẫn có những điều phải rút kinh nghiệm, nhưng nhìn chung hệ thống giáo dục phổ thông đã chuyển mình mạnh mẽ; một mặt thay đổi tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý để thích ứng với tình hình mới, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết tiếp tục thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa mới ở các lớp tiếp theo.
Video đang HOT
Nhấn mạnh đến dấu ấn trong chuyển đổi số, TS Phạm Tất Thắng cho rằng: Chính tình thế khó khăn bởi dịch bệnh lại là cơ hội cho ngành Giáo dục chuyển biến mạnh mẽ nội dung này.
Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị công nghệ vào dạy học được toàn ngành nỗ lực nhiều năm nay, nhưng trên thực tế chuyển đổi thực sự không nhanh như mong muốn. Vậy mà chỉ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc; có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
“Dịch Covid-19 như một cú hích với toàn ngành Giáo dục. Từ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh đều phải chủ động thích ứng, buộc phải chuyển đổi” – TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Với giáo dục đại học, từ chỗ chưa từng có tên trong bảng xếp hạng thế giới, hiện Việt Nam có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng châu Á của QS. Nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới. Đó chính là kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học.
Trong giờ học tai Trường TH Đinh Tiên Hoàng (TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Ảnh: Thế Đại
Cần thêm nỗ lực, quyết tâm
Bên cạnh những kết quả đạt được, TS Phạm Tất Thắng cũng cho rằng: Khó khăn, hạn chế là khó tránh khỏi. Nhưng không vì những tồn tại, hạn chế mà không ghi nhận thành tựu đã đạt được; không vì khó khăn mà chúng ta chùn bước.
“Không chỉ trong năm 2020 mà nhìn cả quá trình nền giáo dục cách mạng Việt Nam, từ lúc thành lập nước đến nay đã có những thành tích đáng ghi nhận. Gần như toàn bộ lực lượng lao động – những người làm nên sự đổi mới của đất nước trong những năm qua – đều là sản phẩm của ngành Giáo dục. Do đó, nhìn nhận hạn chế, tồn tại là cần thiết, từ đó tìm phương hướng để khắc phục. Khắc phục một cách mạnh mẽ, triệt để và với quyết tâm cao” – TS Phạm Tất Thắng cho hay.
Năm 2021 là một năm đặc biệt. Theo đó, giáo dục phổ thông tiếp tục thực hiện Nghị quyết Quốc hội, triển khai đổi mới Chương trình, sách giáo khoa với lớp 2, lớp 6. Với giáo dục đại học thực hiện yêu cầu về tự chủ đại học ở tầm mới. Trong điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, vẫn phải ứng phó với dịch bệnh, TS Phạm Tất Thắng cho hay: Thực hiện nhiệm vụ trên đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực hơn bình thường của toàn ngành Giáo dục.
Đặc biệt năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Do đó, ngành Giáo dục phải thực hiện với một quyết tâm cao, nỗ lực lớn, trong một trạng thái bình thường mới; làm sao vừa bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe của HSSV, GV, vừa đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có mục tiêu về giáo dục.
Ngành Giáo dục đã đi đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; nhưng cũng cần quyết tâm cao hơn nữa của toàn ngành. Bên cạnh đó là sự đồng lòng, hỗ trợ, phối hợp tích cực hơn từ các bộ, ngành liên quan; địa phương cũng như từng gia đình, phụ huynh học sinh để ngành Giáo dục đạt được thành quả như mong đợi. – TS Phạm Tất Thắng
Học sinh tiểu học, mầm non Hải Phòng tiếp tục được nghỉ tránh rét
Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng cho biết, những ngày tới không khí lạnh tăng cường, các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố tiếp tục căn cứ tình hình thời tiết để thông báo lịch nghỉ cho phụ huynh và học sinh nhằm đảm bảo sức khỏe.
Một số ít học sinh Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đến trường.
Rét dưới 7 độ C, 100% học sinh Hải Phòng được nghỉ
Trao đổi với Tiền Phong chiều 11/1, ông Đào Thế Anh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, bốn ngày trước không khí lạnh đổ bộ toàn miền Bắc, Sở đã ban hành công văn về việc đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh.
Không khí lạnh tăng cường kéo dài nhiều ngày do đó, các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố đã triển khai cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe.
Hơn 58.000 học sinh tiểu học mầm non tại TP Hải Phòng nghỉ vì rét đậm, rét hại.
Theo đó, toàn thành phố đã có hơn 58.400 lượt học sinh tiểu học và mầm non nghỉ do rét đậm (chiếm gần 19% học sinh tiểu học, mầm non). Trong đó, cấp tiểu học quận Lê Chân có số lượng học sinh nghỉ nhiều nhất (13.575 học sinh), cấp mầm non huyện Thủy Nguyên có gần 6.000 học sinh nghỉ.
Một số quận huyện không có báo về tình hình cho học sinh nghỉ vì rét đậm như: quận Ngô Quyền, quận Dương Kinh và huyện Bạch Long Vỹ.
"Trong một vài ngày tới, thời tiết miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường, các trường tiếp tục căn cứ tình hình thời tiết để thông báo lịch nghỉ học cho học sinh và phụ huynh. Cụ thể, thời tiết dưới 10 độ, học sinh tiểu học và mầm non sẽ tiếp tục được nghỉ; dưới 7 độ, 100% học sinh trên toàn thành phố sẽ được nghỉ học để đảm bảo sức khỏe. Trong thời gian thời tiết rét đậm, rét hại, Sở yêu cầu các trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời, không bắt buộc mặc đồng phục", ông Đào Thế Anh nói.
Hơn 2.200 học sinh Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng nghỉ học tránh rét.
Bà Đỗ Thị Bích Ly - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho biết, từ 8/1 nhà trường đã triển khai cho học sinh nghỉ do thời tiết tại thành phố Hải Phòng dưới 10 độ C. Ngoài thông báo trên cổng thông tin, các thầy cô chủ nhiệm cũng thông báo kế hoạch qua các nhóm trên mạng xã hội, hội phụ huynh từng lớp.
Ngày đầu nghỉ phòng chống rét, vẫn có một số học sinh tới trường. Những học sinh này vẫn được các thầy cô bổ túc tại trường, đảm bảo phòng chống rét, ăn uống đầy đủ. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ tại nhà, các em học sinh vẫn được cập nhật, học online để đuổi kịp chương trình giảng dạy.
Giáo viên Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng tthông báo kế hoạch nghỉ học trong những ngày rét đậm tới phụ huynh học sinh.
Trước đó, ngày 8/1 Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng - ông Lê Quốc Tiến ký công văn quy định về việc bảo đảm sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh. Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ khi nhiệt độ dưới 10 độ C. Học sinh THCS và THPT nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Các trường phải đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ẩm cho học sinh. Đặc biệt, đối với các trường mầm non, tiểu học cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các bé. Đối với các trường có tổ chức bán trú, Sở yêu cầu cần đặc biệt quan tâm, đảm bảo thức ăn và thực phẩm, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng, chỗ nghỉ trưa ấm, chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ y tế học đường.
Học sinh lớp 1 theo chương trình mới: Thiệt thòi cho học sinh học 1 buổi Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 sẽ học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, ngay cả ở TP.HCM không phải quận nào cũng thực hiện được điều này, khi nơi học 10 buổi, nơi chỉ 6 buổi/tuần. Học sinh trong tiết học Anh văn tại Trường tiểu học Ngô Quyền (Q.Bình Tân), một trong hai trường...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Diệp Lâm Anh và tình trẻ xuất hiện chung trên sóng livestream, bị soi có thái độ khác lạ
Sao việt
06:18:42 21/05/2025
Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?
Sức khỏe
06:01:57 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025
4 siêu phẩm "căng như dây đàn" của mỹ nữ cổ trang viral nhất hiện tại: Xem ngay kẻo lỡ!
Phim châu á
05:51:49 21/05/2025
Tài tử hạng A tham tiền đến mức 4 năm đóng 10 phim rác, bị yêu cầu giải nghệ cũng chẳng oan
Hậu trường phim
05:50:10 21/05/2025
Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI
Thế giới số
05:15:30 21/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine
Thế giới
23:49:29 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025