Ngành mía đường ASEAN hội nhập: “Thế giới chưa phẳng”

Từ ngày 1-1-2020, khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, tạo ra “ thế giới phẳng” với mặt hàng đường, ngành mía đường trong nước chịu sức ép rất lớn khi đường các nước trong ASEAN được nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế từ 0-5% với lượng lớn.

Mới đây, Bộ Công thương áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan (Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9-2-2021).

Ngành mía đường ASEAN hội nhập: Thế giới chưa phẳng - Hình 1
Trồng mía nguyên liệu của Tập đoàn Thành Thành Công (TTC)

Cơ quan của Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về chính sách phát triển các ngành cây hàng hóa, tập trung vào khía cạnh bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội trên phạm vi toàn cầu (Forest Trends) phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa có cuộc nghiên cứu về ngành mía đường ASEAN, bao gồm Việt Nam. Theo đó, ATIGA được ký tháng 2-2009, có hiệu lực từ 17-5-2010. Cam kết của Việt Nam, từ 1-1-2020, mặt hàng đường, cơ bản bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa được sản xuất trong khu vực với mức thuế nhập khẩu 5% thay vì 25% của WTO.

ASEAN có 4 quốc gia sản xuất mía đường chính là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam, trong đó, 3 quốc gia thực hiện cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015. Riêng Việt Nam bắt đầu từ 1-1-2020.

Theo Forest Trends, mới hơn 14 tháng Việt Nam thực hiện cam kết nhưng phơi bày thực trạng là các quốc gia trồng mía còn lại trong khối ASEAN không mở cửa thị trường đường như tinh thần của thương mại tự do trong khối, khi vẫn áp dụng những biện pháp khác nhau để bảo vệ thị trường đường của mỗi nước.

Ngành mía đường ASEAN hội nhập: Thế giới chưa phẳng - Hình 2
Mía nguyên liệu được vận chuyển đến nhà máy chế biến đường

Indonesia – Quy định giá bán tối thiểu đường và giá mua tối thiểu mía
Là quốc gia nhập khẩu đường lớn thứ 2 tại châu Á (chỉ sau Trung Quốc), với 80% đường nhập khẩu từ Thái Lan, nhưng Indonesia vẫn giữ giá đường nội địa ở mức cao nhằm bảo đảm thu nhập cho người trồng mía. Giá đường bán lẻ khu vực Jakarta niên vụ 2019-2020 được Bộ Thương mại Indonesia công bố từ 12.419 – 15.925 Rupiah (tương đương từ 19.716 – 25.161 đồng/kg). Với cơ chế chia sẻ lợi nhuận, do nhà nước quy định, phần của nông dân là 66% trong giá bán đường, nhiều năm nay giá mua mía của nông dân luôn ổn định từ 52-70 USD/tấn.

Thực hiện cam kết ATIGA từ 2015, Chính phủ Indonesia vẫn bảo vệ ngành đường trong nước bằng các giải pháp: Quy định giá mua mía tối thiểu, được Chính phủ thiết lập trên cơ sở bảo đảm người nông dân trồng mía có thể sống được bằng cách tính giá thành trồng mía cộng thêm 10%. Hệ thống trợ cấp cho nông dân gồm: Trợ giá mua phân bón và nông dân được vay lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại.

Hàng năm, Hội đồng Đường Indonesia và Chính phủ quy định giá bán tối thiểu đường trắng tiêu thụ trực tiếp. Như vậy, là nước thực hiện cam kết ATIGA từ 2015, dù ngành mía manh mún, nhỏ lẻ, trình độ chế biến đường khá lạc hậu nhưng nông dân và ngành đường Indonesia vẫn được bảo vệ khỏi tác động từ đường giá rẻ của nước ngoài, đặc biệt từ Thái Lan. Đến nay, diện tích trồng mía của Indonesia vẫn ổn định, nông dân không quay lưng với cây mía; nhà máy (dù công suất nhỏ và lạc hậu) vẫn không đóng cửa.
Philippines – Luật Phát triển mía đường
Tương tự, Philippines thực hiện cam kết ATIGA từ năm 2015. Cũng năm này Philippines thông qua Luật Phát triển mía đường (Sugarcane Industry Development Act) và quy định nhà nước hỗ trợ ngân sách 1,4 tỷ Peso/năm (tương đương 28 triệu USD) cho các chương trình phát triển mía đường.

Từ năm 1952, Philippines đã có Luật Mía đường quy định hệ thống chia sẻ thu nhập giữa nông dân, nhà máy theo tỷ lệ nông dân tối đa 70%, nhà máy tối thiểu 30%.

Video đang HOT

Với chính sách của Philippines, đường có nguồn gốc ASEAN được tự do nhập khẩu, nhưng phải đưa vào kho, chỉ được đưa ra tiêu thụ theo sự điều phối của Cơ quan Quản lý Đường SRA.

Với những biện pháp như trên, dù thực hiện cam kết ATIGA nhưng Philippines vẫn duy trì giá đường nội địa ở mức đủ đảm bảo thu nhập cho nông dân trồng mía. Giá đường luyện bán sỉ khu vực Metro Manila niên vụ 2019-2020 từ 0,84 – 0,9 USD/kg (tương đương với giá 20.324 – 21.419 đồng/kg). Với cơ chế chia sẻ lợi nhuận 70/30 được quy định bởi Luật Mía đường, ước tính giá mua mía của nông dân Philippines vụ 2019-2020 dao động từ 885.000- 987.000 đồng/tấn.

Cùng với các giải pháp hỗ trợ gián tiếp thông qua chương trình cồn nhiên liệu và điện bã mía, sau 5 năm thực hiện cam kết ATIGA, diện tích mía và nhà máy của ngành đường Philippines hầu như không đổi.

Ngành mía đường ASEAN hội nhập: Thế giới chưa phẳng - Hình 3
Đường chế biến được bảo quản tại kho

Thái Lan – giá đường xuất khẩu 334 USD/tấn, nội địa 755 USD/tấn
Với Thái Lan, để bảo đảm thu nhập cho nông dân trồng mía và hỗ trợ ngành đường, bất chấp việc khắc phục khiếu nại của Brazil lên WTO về việc trợ cấp ngành đường không phù hợp với các quy tắc của WTO chưa giải quyết xong, ngày 21-4-2020 Chính phủ Thái Lan vẫn trực tiếp trợ cấp bằng cách ra nghị quyết phê duyệt dự án tài chính hỗ trợ cho nông dân trồng mía mua tư liệu sản xuất phục vụ niên vụ 2019-2020. Tổng quỹ ngân sách dành cho dự án là hơn 10,2 tỷ Baht (tương đương 325 triệu USD) từ đề xuất của Bộ Công nghiệp Thái Lan, Chính phủ Thái Lan tiếp tục quy định giá trần là 23,5 Bath/kg (tương đương 17.695 đồng/kg, khoảng 755 USD/tấn) trên thị trường nội địa.

Trong khi đó, số liệu của Tổng Cục Hải quan, đường nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan năm 2020, giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện chỉ có 334 USD/tấn. Giá bán đường xuất khẩu nêu trên không chỉ cao hơn giá đường bán ở nội địa Thái Lan mà còn thấp hơn cả chi phí mía trong đường (niên vụ 2019-2020 chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan là 9,13 mía/đường – chi phí mía trong đường là 410 USD/tấn).

Điều này làm rõ hơn tính chất phá giá của đường Thái Lan khi tràn vào Việt Nam. Mặc dù là một quốc gia trong ASEAN thực thi ATIGA từ 2010, nhưng nghị quyết của chính phủ Thái Lan vào tháng 3-2020 cho thấy bằng chứng về việc đường bị cấm nhập khẩu vào Thái Lan, có nghĩa là không có chuyện thương mại tự do trong lĩnh vực đường suốt những năm qua.

Những diễn biến vụ sản xuất mía đường 2019-2020 của Thái Lan cho thấy khía cạnh “chưa phẳng” của hội nhập ngành đường khu vực ASEAN. Vì vậy, việc Bộ Công thương Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan là phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc giao thương của WTO đối với ngành đường. Hành động này càng có ý nghĩa trong bối cảnh các nước trong khối ASEAN đang áp dụng các biện pháp không chính thống.

"Cuộc chơi" dành cho doanh nghiệp nhập khẩu đường?

Mỗi kg đường được nhập khẩu từ Thái Lan vào trong nước sẽ có mức chênh lệch khoảng 4.200 đồng. Với mức độ chênh lệch này thì các doanh nghiệp trong nước như TTC Suger, Vietsugar,... sẵn sàng "loại bỏ" người trồng mía ra khỏi cuộc chơi.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan. Quyết định này những tưởng sẽ có lợi và cứu vãn người nông dân, doanh nghiệp mía đường trong nước sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế thì liệu đây có phải "cuộc chơi" chỉ dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu đường từ Thái Lan?.

Còn nhiều băn khoăn

Điểm đầu tiên có thể thấy, ATIGA đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 nhưng sau hơn một năm đến ngày 16/2/2021, Quyết định số 477/QĐ-BCT mới có hiệu lực, đây mới chỉ là quyết định tạm thời. Trong khi đó, ngay từ đầu năm 2019 dưới hình thức nhập khẩu, sản xuất xuất khẩu các doanh nghiệp mía đường trong nước đã ồ ạt nhập khẩu đường có nguồn gốc từ Thái Lan, gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành mía đường trong nước.

Điển hình như Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) và các công ty thành viên trong khoảng 4 tháng đầu năm 2019 đã nhập khẩu hơn 193,6 nghìn tấn đường các loại và cả niên vụ 2018 - 2019 doanh nghiệp này đã nhập khẩu và mua ngoài khoảng hơn 550 nghìn tấn đường các loại.

Bước sang đầu năm 2020, khi ATIGA chính thức có hiệu lực, mức thuế nhập khẩu chỉ còn 5% thì các doanh nghiệp mía đường trong nước đã gia tăng nhập khẩu đường trắng tinh luyện và đường thô từ Thái Lan. Theo số liệu của Hiệp hội mía đường Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu đường từ Thái Lan hơn 952,8 nghìn tấn (theo số liệu chúng tôi có được thì TTC Sugar và các công ty thành viên nhập khẩu chiếm khoảng 2/3 tổng lượng đường nhập khẩu cả nước, khoảng gần 560 nghìn tấn).

Cuộc chơi dành cho doanh nghiệp nhập khẩu đường? - Hình 1

"Cuộc chơi" dành cho doanh nghiệp nhập khẩu đường?

Trong 3 tháng cuối năm, sau khi Bộ Công Thương có Quyết định số 2466/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía, hiện tượng bùng nổ nhập khẩu đường từ Thái Lan với số lượng hơn 378,7 nghìn tấn. Như vậy, năm 2020 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,33 triệu tấn đường từ Thái Lan.

Các doanh nghiệp có số lượng đường nhập khẩu lớn phải kể đến như Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar), Công ty Cổ phần Đường Việt Nam (Vietsugar), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vilitas Thái Bình, Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Cuộc Sống Việt...

Trên thực tế, đến ngày 21/9/2020 Bộ Công Thương mới có Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.

Theo thông báo của Bộ Công Thương, việc điều tra này xuất phát từ việc ngày 20/8/2020, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có các mã HS 1701.13.00, 1701.14.00 và 1701.99.10 (hàng hóa bị điều tra) có xuất xứ từ Thái Lan.

Bên yêu cầu là đại diện của ngành sản xuất đường mía trong nước, gồm 6 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, Công ty Cổ phần Mía đường 333 và Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng. Mức thuế đề xuất của bên yêu cầu chống bán phá giá với hàng hóa bị điều tra ở mức 37,9%.

Trong khi đó, hơn 5 tháng sau khi tiến hành điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan (tăng cao hơn so với mức đề xuất tại Quyết định số 2466/QĐ-BCT) với đường tinh luyện và các loại đường mía khác không phải đường thô là 44,23% và mức thuế chống trợ cấp tạm thời là 4,65% (tổng cộng là 48,88%); đường thô được áp thuế chống bán phá giá tạm thời là 29,23% và mức thuế chống trợ cấp tạm thời là 4,65% (tổng cộng là 33,88%).

Tuy nhiên, theo Quyết định số 477/QĐ-BCT thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực (từ ngày 16/2/2021). Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước (hồi tố) đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá, có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá, có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Đến thời điểm này, Quyết định số 477/QĐ-BCT cũng chỉ là một quyết định tạm thời. Như vậy, nếu được áp dụng thì hàng trăm nghìn tấn đường mía được các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu trước đó vẫn "nằm ngoài" việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Ai là người hưởng lợi?

Từ 2 Quyết định số 2466/QĐ-BCT và Quyết định số 477/QĐ-BCT, một chuyên gia của ngành mía đường cho rằng: "Ngay trong nội dung mức thuế theo bên yêu cầu của 6 doanh nghiệp ngành mía đường về đề xuất mức thuế chống bán phá giá với quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đã có sự khác biệt. Đây chính là kẽ hở để các doanh nghiệp nhập khẩu mía đường tận dụng tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu đường mía từ Thái Lan".

Thực tế, trong Quyết định số 2466/QĐ-BCT thì đề xuất về mức thuế của bên yêu cầu với loại hàng hóa bị điều tra ở mức 37,9% nhưng tại Quyết định số 477/QĐ-BCT lại được tách ra làm hai loại với 44,23% đường tinh luyện và đường thô là 29,23% (chênh lệch 15%). Với mức chênh lệch này, đường nhập từ Thái Lan sẽ lệch nhau khoảng 1.500 đồng/kg.

Chuyên gia cũng cho biết: "Việc trợ giá của Chính phủ Thái Lan được thực hiện trực tiếp với người nông dân trồng mía hoặc thông qua doanh nghiệp. Như vậy, tiền hỗ trợ sẽ được tính đều trên số lượng đường mía được sản xuất ra. Do đó, việc tách rời mức áp giá thuế chống bán phá giá là không phù hợp và doanh nghiệp sẽ chuyển hướng chỉ nhập đường thô".

Trước việc chậm trễ đưa quyết định chính thức vào áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, đồng thời tình trạng ồ ạt nhập khẩu đường của các doanh nghiệp trong nước (kể cả thời điểm đã có Quyết định điều tra của Bộ Công Thương) thì ai là người đang hưởng lợi?

Nhìn từ con số năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập 1,33 triệu tấn đường mía từ Thái Lan với mức giá trung bình khoảng 450 USD/tấn (tương đương khoảng hơn 10,3 triệu đồng/tấn) thì tổng giá trị nhập khẩu đường lên đến hơn 13.500 tỷ đồng. Trong đó, nếu áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan theo như Quyết định số 477/QĐ-BCT lấy trung bình 41,38% (từ 48,88% và 33,88%) thì ngân sách nhà nước có thể thu về hơn 5.379,4 tỷ đồng.

Từ đây cũng có thể thấy được rằng, mỗi kg đường được nhập khẩu từ Thái Lan vào trong nước sẽ có mức chênh lệch khoảng 4.200 đồng. Với mức độ chênh lệch này thì các doanh nghiệp trong nước như TTC Suger, Vietsugar,... sẵn sàng "loại bỏ" người trồng mía ra khỏi cuộc chơi, không tập trung cho vùng nguyên liệu mà ồ ạt nhập khẩu đường từ Thái Lan cũng là điều không khó hiểu.

Thực tế, niên vụ mía 2020 - 2021 tiếp tục là một năm khó khăn của doanh nghiệp mía đường và người nông dân trồng mía trong nước. Đến thời điểm này, chưa kết thúc niên vụ nhưng nhiều địa phương trên cả nước đã tạm ngưng việc thu mua và chế biến mía đường. Nguyên nhân chính được xác định năm nay, diện tích và sản lượng mía tiếp tục giảm.

Theo đánh giá của Hiệp hội mía đường Việt Nam, sản lượng đường sản xuất trong nước niên vụ này chỉ đạt khoảng 75% so với niên vụ trước. Niên vụ mía 2019 - 2020 sản lượng đường sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 750 nghìn tấn, trong khi đó niên vụ 2018 - 2019 tổng sản lượng mía đạt khoảng 12 triệu tấn mía và sản xuất được 1,2 triệu tấn đường.

Đồng thời, diện tích mía tiếp tục giảm xuống dưới 150 nghìn ha, thấp hơn so với vụ trước khoảng 10 nghìn ha. Trong khi đó, bước vào đầu vụ giá mía khoảng 850 nghìn đồng/tấn, tăng dần lên 900, 950 nghìn và thời điểm hiện tại nhiều khu vực nhà máy thu mua khoảng 1,1 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân chính được xác định là do giá đường thị trường thế giới tăng cao và một phần tác động từ Quyết định số 477/QĐ-BCT trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"
15:13:01 18/05/2025
Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong nãoTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong não
16:20:09 17/05/2025
Ghe va vào dầm cầu ở Long An, một người tử vongGhe va vào dầm cầu ở Long An, một người tử vong
23:12:54 18/05/2025
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuếChủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế
09:21:22 19/05/2025
Đè vạch chờ đèn đỏ cũng bị phạt 20 triệu là quá nặng?Đè vạch chờ đèn đỏ cũng bị phạt 20 triệu là quá nặng?
11:07:38 18/05/2025
Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghiVụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi
14:12:45 18/05/2025
Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giáQuản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá
19:57:34 17/05/2025
Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏXe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ
08:34:28 18/05/2025

Tin đang nóng

Sốc: Phát hiện thi thể sao nam nổi tiếng trong rừng, 2 tay bị trói chặtSốc: Phát hiện thi thể sao nam nổi tiếng trong rừng, 2 tay bị trói chặt
07:19:12 19/05/2025
Cậu cả bầu Hiển có con lần 3, vợ bí ẩn lộ thân thế, dâu thứ Đỗ Mỹ Linh ra rìa?Cậu cả bầu Hiển có con lần 3, vợ bí ẩn lộ thân thế, dâu thứ Đỗ Mỹ Linh ra rìa?
10:15:47 19/05/2025
Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?
10:09:30 19/05/2025
Chủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tếChủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tế
08:22:37 19/05/2025
Nữ bác sỹ gom rác bán sau giờ làm, kiếm được nhiều tiền hơn lương bệnh việnNữ bác sỹ gom rác bán sau giờ làm, kiếm được nhiều tiền hơn lương bệnh viện
08:58:35 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyếtChỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
11:18:56 19/05/2025
Cha lao xuống giếng cứu con ở Gia Lai: 'Tôi đã nghĩ đến điều xấu nhất'Cha lao xuống giếng cứu con ở Gia Lai: 'Tôi đã nghĩ đến điều xấu nhất'
08:44:52 19/05/2025
Jack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốcJack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốc
07:17:31 19/05/2025

Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

13:27:56 19/05/2025
Chỉ trong chưa đầy 48 giờ, anh Nguyễn Mạnh Duy đã đặt chân đến đỉnh Everest - nóc nhà thế giới - và Lhotse (cao thứ 4 thế giới), một thành tích hiếm có với người leo núi nghiệp dư.
2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

13:02:35 19/05/2025
Vụ việc hi hữu xảy ra khi tảng đá lớn từ trên núi lăn trúng nhà dân tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

13:00:20 19/05/2025
Đang lưu thông trên đường, một ô tô kéo theo bó sắt dài gần 12m bất ngờ làm rơi xuống đường tại khu vực vòng xuyến cầu Chương Dương (Hà Nội), gây ùn tắc.
Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

11:11:35 19/05/2025
Vụ cháy xảy ra tại một xưởng sản xuất của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tam Dương, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc)
Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

11:03:37 19/05/2025
Phát hiện gỗ sưa chôn vùi dưới lòng suối, một nhóm người tại Quảng Bình đã âm thầm đào bới trong đêm. Tuy nhiên hoạt động này bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn.
Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

10:58:27 19/05/2025
Ô tô tải mất lái, tông gãy 50m hàng rào hộ lan rồi lật nghiêng khi di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

10:36:34 19/05/2025
Bất chấp lệnh cấm đường, nam sinh tại Quảng Trị vẫn chạy xe máy vào khu vực tổ chức đua xe đạp. Nam sinh này đã bị xử lý, nhắc nhở, còn chủ xe bị phạt 14 triệu đồng.
Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

10:06:39 19/05/2025
Cú va chạm mạnh khiến 2 phương tiện bị hư hỏng nặng, 1 người trên xe tải bị thương nặng. Nguyên nhân vụ tai nạn hiện đang được các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

09:07:05 19/05/2025
Hêp và Thuât, trú ở tỉnh Gia Lai đã mang mìn tự chế đi đánh bắt cá thì không may bị nổ khiến cả 2 bị thương nặng.
Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

09:05:54 19/05/2025
Trưa 18/5, Công an xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phát đi thông báo tìm kiếm nam sinh N.M.H. (12 tuổi), học lớp 6, trú thôn 4, thuộc xã này đang mất tích.
Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

08:26:05 19/05/2025
Sau vụ va chạm, xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Vụ tai nạn khiến các nạn nhân trên ô tô con bị thương.
Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng

08:13:01 19/05/2025
Trong lúc trèo lên cây tìm mật ong giữa rừng sâu, một người đàn ông ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An không may bị ngã dẫn đến tử vong thương tâm.

Có thể bạn quan tâm

Chân dung nữ ca sĩ nổi tiếng vừa bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chân dung nữ ca sĩ nổi tiếng vừa bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sao việt

13:34:42 19/05/2025
Với tài năng, sự nỗ lực không ngừng và tinh thần trách nhiệm, nữ ca sĩ nổi tiếng này đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng nhạc Việt và trở thành hình mẫu cho thế hệ nghệ sĩ trẻ.
Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?

Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?

Pháp luật

13:33:00 19/05/2025
Theo kết luận điều tra, Phạm Văn Cách đã đưa chi phí bôi trơn tương đương mức 2-20% giá trị hóa đơn bán thuốc, tổng hơn 71 tỷ đồng, để được tuồn thuốc vào các bệnh viện y học cổ truyền.
Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Thế giới

13:19:21 19/05/2025
Trung Quốc đang đứng trước một bước đột phá công nghệ lớn, với tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp chip toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Du lịch

13:14:29 19/05/2025
Chúng tôi theo chân cán bộ kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng và các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là những người dân tộc Churu, Cơho và Ra Glai dọc ngang các tiểu khu rừng tự nhiên
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi

Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi

Sao thể thao

13:02:40 19/05/2025
Khoảnh khắc ấy tại Wembley không chỉ là một quyết định đơn thuần. Đó là ranh giới phân định giữa những kẻ vĩ đại và những người xuất sắc.
Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc

Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc

Netizen

13:01:30 19/05/2025
Hiện tại cô đang là cánh tay đắc lực của cha, đảm nhận vai trò Giám đốc Chiến lược Nội dung cho các chương trình nổi tiếng như: Anh trai say hi, Em xinh say hi...
Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm

Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm

Ẩm thực

12:28:44 19/05/2025
Những miếng sườn cháy tỏi vàng ươm, thơm lừng không chỉ kích thích vị giác mà còn mang đến cảm giác ấm áp của những bữa cơm gia đình.
Đậu đen làm đẹp da như thế nào?

Đậu đen làm đẹp da như thế nào?

Làm đẹp

12:10:15 19/05/2025
Hạt đậu đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da nhờ chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách

6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách

Sáng tạo

11:26:20 19/05/2025
Phòng khách được ví như bộ mặt đại diện của gia đình, đồng thời thể hiện gu thẩm mỹ và phong cách của chủ nhân. Để không gian phòng khách tiện nghi, thoải mái và đảm bảo tính thẩm mỹ, cần tuân thủ những nguyên tắc khi thiết kế nội thất.
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh

Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh

Sao âu mỹ

11:14:10 19/05/2025
Trong khoảng thời gian này, gia đình Beckham liên tục lên báo với tin đồn lục đục nội bộ khiến người hâm mộ lo lắng thương hiệu của gia tộc đình đám nhất nhì xứ sở sương mù sẽ bị lung lay.
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ

Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ

Ôtô

11:08:17 19/05/2025
Trong tháng 4, không một mẫu sedan hạng B nào ghi nhận doanh số vượt mốc 1.000 xe, và có một nửa sản phẩm có doanh số thấp hơn tháng trước đó.