“Ngày đen tối” của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc
Ngày 12/7 – ngày Tòa trọng tài ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines – Trung Quốc, bác bỏ hầu hết các yêu lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, chính là “ngày đen tối” của chủ nghĩa dân tộc cực đoan sôi sục trong một bộ phận ở Trung Quốc.
Chỉ qua Internet cũng thể cảm nhận thấy sức nóng bộc phát mỗi lúc một dữ dội từ những cái đầu giận dữ ở Bắc Kinh.
Gần như ngay lập tức sau khi tòa công bố phán quyết, nhà cầm quyền Bắc Kinh, từ ông Tập Cận Bình cho đến Ngoại trưởng Vương Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng đều nhất hô bá ứng, tuyên bố phán quyết của Tòa trọng tài là “phi pháp”, là “vô giá trị”, “không có sức ràng buộc, Trung Quốc không chấp nhận, không công nhận”, và rằng vụ kiện của Philippines là “trò hề chính trị đội lốt pháp luật”…
Và chỉ vài giờ sau đó, trên một số trang mạng xã hội ở Trung Quốc, như Weibo, WeChat đã có những ý kiến bày tỏ sự giận dữ với phán quyết của tòa, giận dữ với chính quyền, giận dữ với Mỹ – cường quốc đối thủ của Trung Quốc ở Biển Đông, giận dữ với Philippines – quốc gia “nhược tiểu” đã “dám” đâm đơn đi kiện chống lại Trung Quốc.
Một cư dân mạng Trung Quốc gọi phán quyết của tòa trọng tài là”một tờ giấy thải và không có gì khác”. Một người khác kêu gọi tẩy chay iPhone 7 vì nó là sản phẩm của Apple – một công ty Mỹ.
Họ đe dọa “thôn tính” cả đất nước Philippines, biến Philippines thành một tỉnh của Trung Quốc, với biểu tượng nắm đấm thách thức trên Weibo: “Liệu quần đảo Philippines có muốn trở thành tỉnh Philippines?”.
Và có hàng chục nghìn lượt người dùng Weibo đã ủng hộ một ý kiến kêu gọi tẩy chay chuối của Philippines – một trong những mặt hàng chiến lược mang lại nguồn thu xuất khẩu lớn cho Manila, để “dằn mặt” quốc gia Đông Nam Á.
Trên các diễn đàn trực tuyến khác cũng đầy rẫy những cuộc thảo luận tương tự. Một bài viết tựa đề “Chiến tranh ở Biển Đông đã bắt đầu tối nay” đã nhận được hơn 100.000 lượt xem trên phần mềm nhắn tin di động WeChat.
Hàng loạt người dùng, trong đó có nhiều nghệ sỹ tên tuổi của Trung Quốc như Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Lý Thần, Lục Nghị, Lý Băng Băng, Lưu Diệc Phi, Lục Tiểu Linh Đồng đã thay ảnh đại diện (avatar) trên Weibo, WeChat, hoặc Instagram sang hình ảnh bản đồ “đường 9 đoạn” với khẩu hiệu “Chúng tôi không để mất ngay cả một dấu chấm”.
Tờ báo Phượng Hoàng – một tờ báo thân Bắc Kinh có trụ sở ở Hongkong, thậm chí còn đăng tải một trò chơi trên mạng có tên “Cuộc phiêu lưu ở Biển Đông” với nội dung rất tiêu cực. Người chơi nhập vai một ngư dân Trung Quốc bị lạc trong một cơn bão ở Biển Đông. Mặc dù phải đối mặt với sự tra xét của Hải quân Hoa Kỳ hoặc bị lực lượng có vũ trang của Việt Nam tống giam, nhưng cuối cùng, người chơi – ngư dân vẫn được quân đội hùng mạnh của Trung Quốc giải cứu và đưa lên các căn cứ mà nước này xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông (!?).
Trên taobao.com – trang web mua sắm trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, cũng đang xuất hiện làn sóng tẩy chay việc bán hàng hóa nhập khẩu từ Philippines. Đây chính là chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc.
Video đang HOT
Lẽ ra người Trung Quốc cần phải nhớ rằng họ đã từng phải nhượng bộ, chia nhiều phần lãnh thổ cho các nước đế quốc khác dưới triều đại nhà Thanh. Nhiều người Trung Quốc không quên được quá khứ mà họ cho là “nhục nhã” này.
Nhưng trong vài chục năm gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã “cấy” vào đầu người dân nước này một suy nghĩ là Biển Đông thuộc chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc”. Thậm chí, một giáo sư Trung Quốc từng nói “Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, họ sẽ chỉ vẽ tấm bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu bạn đưa ra một đề nghị tương tự với một người Trung Quốc 25 tuổi thì tấm bản đồ do họ vẽ ra sẽ xuất hiện cả Biển Đông”.
Vì vậy, với một người Trung Quốc tầm 50 tuổi trở xuống và tôn thờ chủ nghĩa dân tộc, việc họ tưởng đất nước Trung Hoa của họ bị bắt nạt, họ đã bị mất đất, mất biển và bất mãn khi chính phủ của họ để đất nước rơi vào tình cảnh như thế là có thể hiểu được.
Chính mưu tuyên truyền quá đà của chính quyền Trung Quốc đã làm cho họ lo ngại trước phản ứng quá khích của một số người Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã xóa hầu hết các bài viết cực đoan và kêu gọi, kích động hành động quân sự chống lại Mỹ hay Philippines để bảo vệ “chủ quyền lãnh thổ” của Trung Quốc.
Có thể kể đến bài viết “Chiến tranh cuối cùng cũng sẽ phải xảy ra ở Biển Đông”, hay những bài viết nói “Phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài là một sự xúc phạm đến Trung Quốc. Với một quân đội lớn như vậy, tại sao chúng ta không đi chiến đấu để giành lại những gì là của chúng ta?”, rồi “Chúng ta không thể để mất ngay cả một dấu chấm (trong “đường 9 đoạn”), có nghĩa là chúng ta phải lấy lại những rạn san hô và các đảo mà Việt Nam và các nước khác đã “chiếm đóng”. Làm thế nào để chúng ta giành lại được? Chỉ có thể bằng cách chiến đấu mà thôi”…
“Diều hâu” như tờ Thời báo Hoàn cầu cũng “chỉ” mới chạy tin phản ứng của Trung Quốc với phán quyết sẽ “phụ thuộc vào mức độ khiêu khích”.
Một động thái đáng chú ý nữa là trong ngày 12/7, hơn 20 cảnh sát Trung Quốc được triển khai bên ngoài Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh, với nhiều xe tải nhỏ xung quanh – rõ ràng là nhiều hơn thông thường – với 2 xe tải lớn đầy các thanh chắn kiểm soát đám đông. Đây là một chỉ dấu cho thấy nhà chức trách Trung Quốc dự đoán sẽ có biểu tình tại khu vực này.
Trước đó, trong email gửi công dân Philippines ở Trung Quốc, Đại sứ quán cảnh báo công dân “cẩn thận”vì căng thẳng trước phán quyết. Công dân Philippines được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội”. Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho Đại sứ quán hoặc cảnh sát Trung Quốc.
Có thể sự kiềm chế này của chính phủ Trung Quốc xuất phát từ việc họ hiểu rõ chủ nghĩa dân tộc là “con dao hai lưỡi”. Sự kiểm duyệt những tiếng nói cực đoan, kích động chiến tranh là một phần của chiến lược quản lý rủi ro của Trung Quốc. Bắc Kinh thường nhấn mạnh hòa bình trong khu vực là rất quan trọng cho sự thịnh vượng, nhưng họ lại làm ngược lại. Các nước có tranh chấp với Trung Quốc cũng không mong muốn có chiến tranh, dù đều có sự chuẩn bị cho các kịch bản xấu nhất.
Cả thế giới đang theo dõi Trung Quốc sẽ phản ứng và hành động như thế nào sau phán quyết của Tòa trọng tài. Còn Bắc Kinh chắc hẳn cũng đang đo xem độ nặng, nhẹ của áp lực quốc tế với họ.
Mỹ, Nhật đã lên tiếng thúc giục cả Philippines và Trung Quốc tuân theo phán quyết, nhưng không phải gay gắt như người ta đã nghĩ. Có lẽ cũng nên học theo binh pháp Tôn Tử: “Bao vây quân địch nên chừa một lối thoát cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng”. Giờ là lúc nên chừa cho Trung Quốc một lối thoát để họ đỡ mất mặt mà hành động liều lĩnh theo tiếng gọi của chủ nghĩa dân tộc và bá quyền nước lớn.
Theo Năng Lượng Mới
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận nóng về phán quyết trọng tài Biển Đông
Khi bạn đặt bút ký gia nhập Công ước, có nghĩa là bạn phải mặc nhiên chấp nhận từ bỏ tất cả các "quyền lịch sử" trái với quy định của Công ước.
Ngày 13/7, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc bình luận nóng trên đài CNBC về phán quyết của Hội đồng Trọng tài do Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 để thụ lý vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Tòa).
Bắc Kinh đã mặc nhiên từ bỏ yêu sách "quyền lịch sử" khi đóng dấu phê chuẩn việc gia nhập UNCLOS 1982
Đó là nhận định của ông Chuck Hagel, bất chấp việc Trung Quốc khăng khăng nói rằng cái gọi là "quyền lịch sử" mà nước này yêu sách ở Biển Đông không mâu thuẫn với UNCLOS 1982.
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, ảnh: AP / BBC.
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng:
"Điều này được quy định rõ ràng trong UNCLOS 1982 và khi bạn đặt bút ký gia nhập Công ước, có nghĩa là bạn phải mặc nhiên chấp nhận từ bỏ tất cả các "quyền lịch sử" trái với quy định của Công ước.
Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải chấp nhận điều này, một phần nội dung đã được Tòa ra phán quyết.
Tòa Trọng tài này là một trong các định chế pháp lý quan trọng nhất được xây dựng sau Chiến tranh Thế giới II với mục tiêu cố gắng mang lại trật tự dựa trên pháp luật cho nhân loại, vốn dĩ biến mất khi nổ ra 2 cuộc đại chiến thế giới.
Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là chúng ta không chỉ cần tiếp tục duy trì, mà còn phải ủng hộ, hỗ trợ các định chế pháp lý quốc tế này (các tòa án quốc tế, tòa trọng tài quốc tế).
Phán quyết của Tòa thực sự mang lại cho tất cả các nước thuộc phần còn lại của thế giới một tư thế thượng phong và cô lập (lập trường, yêu sách vô lý của) Trung Quốc.
Trung Quốc cần phải chú ý nhiều hơn đến cách nhìn của các quốc gia còn lại trên thế giới đối với mình sẽ như thế nào, điều này cực kỳ quan trọng."
Phán quyết của Tòa không phải là dấu chấm kết thúc tranh chấp ở Biển Đông
Nguyên Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ tin rằng, Washington không muốn nhìn thấy căng thẳng leo thang hơn nữa ở Biển Đông bởi bất kỳ bên nào.
Mỹ đang tìm cách duy trì tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cho tàu và máy bay của mình, bao gồm cả tàu và máy bay quân sự:
"Tự do hàng hải là tuyệt đối quan trọng. Khi một quốc gia bắt đầu đe dọa nó, dù với bất kỳ hình thức nào đi nữa, cũng là điều rất nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn thấy một phản ứng cực đoan này.
Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với các đồng minh, đối tác và bạn bè của Mỹ trong khu vực rằng, tự do hàng hải hàng không (ở Biển Đông) là không thể thương lượng."
Ông đồng ý với ý kiến của luật sư Paul Reichler, người đại diện cho Philippines tranh tụng trong vụ kiện trọng tài rằng, các bên cần nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông sau phán quyết.
"Đây chắc chắn không phải là kết thúc của câu chuyện. Khi những ồn ào sau phán quyết lắng xuống, các bên cần thực sự xem lại những gì thực sự là lợi ích tốt nhất của mình.
Tất cả các bên sẽ đi đến kết luận rằng, những tranh chấp đã được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, cho dù là đàm phán song phương hay đa phương."
Về phán quyết, luật sư Paul Reichler nhận định: "Philippines đã thành công trong thiết lập nguồn lực có thể tận dụng để được hưởng các quyền mà Liên Hợp Quốc đảm bảo".
Theo Giáo Dục
Biểu đồ duy nhất chứng minh Biển Đông là khu vực có mật độ quân sự cao nhất thế giới Căng thẳng những ngày gần đây đang tăng rất cao, đặc biệt là sau phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines chống Trung Quốc về Biển Đông. Trong văn bản phán quyết dài gần 500 trang của Tòa trọng tài quốc tế, có đoạn viết rằng: "Tòa không nhận thấy bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Trung Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025