Nghệ An đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, Sở Y tế Nghệ An yêu cầu các đơn vị y tế tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao.
Chiều 19/3, Sở Y tế Nghệ An tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, một số bệnh đã có vaccine phòng từ lâu như sởi, ho gà… đang có xu hướng gia tăng trở lại tại nhiều quốc gia.
Bệnh sởi lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. 90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình, một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác. Chỉ khi tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95% mới có thể cắt đứt được chuỗi lây truyền bệnh.
TS.BSCKII Lê Thị Hoài Chung, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An phát biểu tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng…
Theo TS. BS.Chu Trọng Trang – Giám đốc CDC Nghệ An, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển.
“Mặc dù Sở Y tế đã chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh sởi từ cuối năm 2024, tuy nhiên đến nay, tình hình bệnh sởi ở Nghệ An diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng dịch cao”, ông Trang nhấn mạnh.
Theo TS.BS Chu Trọng Trang – Giám đốc CDC Nghệ An, tình hình bệnh sởi ở Nghệ An diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch cao.
Thông tin tại Hội nghị, từ đầu năm 2025 đến nay, Nghệ An ghi nhận 1.210 ca nghi sởi, ở 20/21 địa phương. Khu vực các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương và TP Vinh ghi nhận số ca cao nhất. Theo chu kỳ 5 năm 1 lần thì hiện là chu kỳ của dịch sởi bùng phát.
Cụ thể hơn, ThS.BS. Nguyễn Trọng Di, Phó Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC Nghệ An, cho biết từ ngày 7/3 đến 18/3, toàn tỉnh ghi nhận 420 ca sốt phát ban nghi sởi tại 18/21 địa phương, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.
Video đang HOT
Tính đến ngày 18/3, đã có 82 ca được lấy mẫu xét nghiệm (CDC lấy 47 mẫu), kết quả cho thấy 68 ca dương tính, 2 ca âm tính, và 12 ca đang chờ kết quả.
Xu hướng “Anti vaccine” gia tăng
TS.BSCKII Lê Thị Hoài Chung – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An – cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số ca mắc sởi tăng trong thời gian qua.
Theo Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, bệnh sởi có khả năng lây truyền rất cao. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi chưa đạt yêu cầu, một phần do xu hướng “anti vaccine” gia tăng. Các trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ tích lũy qua nhiều năm đã tạo ra “khoảng trống miễn dịch”, làm giảm khả năng bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An yêu cầu các trạm y tế phải chủ động điều tra, rà soát đối tượng cần tiêm chủng. Cần triển khai phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận các trường hợp mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm chủng (khoảng 20% trẻ dưới 9 tháng tuổi) làm tăng thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi thấp, miễn dịch trong cộng đồng không đạt mức để có thể ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo TS.BSCKII Lê Thị Hoài Chung – tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn thấp, mức miễn dịch cộng đồng chưa đạt ngưỡng đủ để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.
“Có những huyện, tỷ lệ tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh rất thấp, đặc biệt là vaccine sởi. Một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là, không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Đáng lo ngại, hiện tượng chống vaccine đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng, nhất là ở khu vực thành phố” – bà Chung nhận định.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nhấn mạnh, công tác ứng phó dịch bệnh vẫn chưa được triển khai một cách quyết liệt, sát sao, thậm chí có nơi vào cuộc nhưng chưa đúng cách.
Để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, cần thực hiện nghiêm quan điểm quyết tâm, quyết liệt với ba mục tiêu trọng tâm: Tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, đảm bảo ít nhất 95% đối tượng phải được tiêm chủng. Triển khai tiêm chủng an toàn, đảm bảo chậm nhất đến ngày 31/3 phải hoàn thành kế hoạch đề ra. Khống chế và điều trị dịch bệnh, ngăn chặn lây nhiễm chéo nếu dịch bùng phát.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cũng yêu cầu các trạm y tế phải chủ động điều tra, rà soát đối tượng cần tiêm chủng. Cần triển khai phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, nếu người dân không đến tiêm thì nhân viên y tế phải chủ động đến với họ. Đồng thời, phải đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức về lợi ích của tiêm chủng.
Ngoài ra, việc cung ứng vaccine đầy đủ, đảm bảo an toàn sau tiêm chủng cũng là yếu tố quan trọng. Công tác xử lý các ca mắc sởi phải được thực hiện tốt, đồng thời ngành Y tế không thể làm một mình mà cần sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành liên quan để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy.
Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ
Tiếng ho khàn đặc không dứt của bé V.A.K (7 tháng tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) khiến chị Vũ Thị Phượng (mẹ bé) càng thêm sốt ruột. Vỗ nhẹ lưng con từng nhịp, chị cố gắng giúp con dễ chịu hơn trong lúc chờ bác sĩ.
Theo chia sẻ của chị Phượng, cách đây một tuần, bé nhà chị đã được điều trị viêm phổi tại bệnh viện gần nhà. Nhưng sau khi xuất viện vài ngày, con lại xuất hiện các triệu chứng sốt cao, ho và khó thở. Đưa con vào Bệnh viện Nhi Hà Nội khám, các bác sĩ kết luận con bị viêm phổi tái phát do biến chứng từ sởi.
Trẻ mắc sởi được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Một trường hợp khác là bệnh nhi V.L.H.T (3 tháng tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để thăm khám sau khi sốt, ho, phát ban. Trước đó, bé đã điều trị tại bệnh viện khác vì phát hiện hạch ở nách nhưng không ngờ bị lây nhiễm sởi.
Lo lắng cho con, chị Lê Thị Hòa cho biết do con chưa đủ tuổi để tiêm vaccine sởi nên rất dễ nhiễm bệnh. Khi thấy con phát ban và sốt, gia đình lập tức đưa con vào viện. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ sau vài ngày con đã bị viêm phổi.
Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 tháng trở lại đây, số ca mắc sởi đã gia tăng đáng kể trên cả nước. Tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi, trong đó Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận hơn 40 ca kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 10/2024.
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy. Đặc biệt, nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm hơn 40% các ca mắc, nhiều trường hợp chưa đến độ tuổi tiêm phòng. Ngoài ra, bệnh viện cũng ghi nhận một số ca ở trẻ lớn trên 5 tuổi, tuy nhiên số lượng này không đáng kể.
" Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Giai đoạn cách ly xã hội trong dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ bị bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng, đồng thời phụ huynh thiếu cảnh giác với lịch tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng các ca mắc, đặc biệt trong nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi - nhóm chưa đến độ tuổi tiêm vaccine", TS.BS Thúy Nga cho hay.
Làm gì để bảo vệ trẻ khi sởi "vào mùa"?
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Người mắc bệnh sởi có khả năng tử vong thấp nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm kết mạc...
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý của đường hô hấp nói chung. Trẻ có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhưng với sởi cũng có đặc trưng riêng. Đó là dấu hiệu 3C, tức là có chảy mũi - ho - viêm kết mạc giai đoạn đầu. Nếu gia đình đưa đi khám sớm trong 1 - 2 ngày đầu, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm khi trẻ chưa có dấu hiệu phát ban.
Tuy nhiên, đa phần các gia đình thường chỉ phát hiện khi trẻ đã phát ban ra, sợ con có vấn đề đặc biệt mới đưa đi khám. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh có thể tiến triển khá nhanh.
Để kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm vaccine sởi. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ bảo vệ cá nhân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo lịch, trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổi. Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đến những biện pháp phòng ngừa như: Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, giữ vệ sinh cá nhân giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc đông người. Tại các trường học, cơ sở tập trung, khi trẻ ốm không nên cho trẻ đến trường để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, thời điểm giao mùa không chỉ khiến số ca mắc sởi gia tăng mà còn phản ánh nguy cơ bùng phát của nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu... và nhiều các bệnh lý liên quan đường hô hấp; bệnh lý tiêu chảy mùa đông do Rotavirus...
Chính vì vậy, người dân nên chủ động chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao kéo dài, phát ban hoặc khó thở, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Tiêm chủng vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh... Ảnh minh họa: Internet. Một trong những khuyến cáo được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp và số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây. Theo Bộ Y tế,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025