Nghệ An: Xóm “ở nhờ” bên sông Bùng
Gọi là xóm ở nhờ vì 37 hộ gia đình với 162 nhân khẩu thuộc xóm 8, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An hàng chục năm nay phải sống nhờ đất của các xã lân cận. Trong đó có hơn nửa số hộ sống trên đất của một xã khác huyện.
Ông Nguyễn Đức Thành – thôn trưởng thôn Tân Thủy cho biết: “Chúng tôi đã lên bờ từ đời ông cố, đến giờ cũng không ai nhớ nổi năm nào. Chỉ biết rằng, ngày xưa người dân xóm tôi làm nghề chài lưới, thấy mô đất cao nên lên bờ dựng nhà sinh sống…”
Dở khóc dở cười tìm tên thôn
Chưa bao giờ chúng tôi lại vất vả khi tìm về thôn Tân Thủy (Ba Giai) đến thế. Chính người trong xã cũng không biết đến cái xóm Tân Thủy là xóm nào, chưa hề biết xã mình có tên xóm như trong câu hỏi nên mọi sự trợ giúp của người đi đường đã làm chúng tôi lặn lội cả giờ đồng hồ.
Men theo đê sông Bùng chúng tôi đến với xóm Tân Thủy, nay là xóm 8, xã Diễn Nguyên. Đến đây mới biết chỉ 37 hộ gia đình với 162 nhân khẩu nhưng sinh sống trênmột vùng đất ven sông rộng lớn. Trong 37 hộ dân ấy thì có 27 hộ sống trên đất xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, 3 hộ dân sống trên đất của xã Diễn Minh, 5 hộ sống trên đất xã Diễn Bình, còn lại là mấy hộ lèo tèo nằm rải rác trên đất Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu.
Xóm Tân Thủy tọa lạc bên sông Bùng, được mệnh danh là xóm ở nhờ.
Theo những người dân nơi đây cho hay, họ là người xã Diễn Nguyên và đã thành lập thôn từ cách đây 15 năm nhưng đối với người ngoài, họ chỉ là những hộ dân vạn chài lên bờ trú tạm. Ông Nguyễn Đức Thành (54 tuổi), thôn trưởng thôn Tân Thủy cho biết: “Chúng tôi đã lên bờ từ đời ông cố, đến giờ cũng không ai nhớ nổi năm nào. Chỉ biết rằng, ngày xưa người dân xóm tôi làm nghề chài lưới, thấy mô đất cao nên lên bờ dựng nhà sinh sống. Những năm gần đây, xóm Tân Thủy có tên trong danh sách của xã Diễn Nguyên với đơn vị hành chính là xóm 8 nhưng ra đường chúng tôi luôn bị xem là những không thôn, không xóm và không thuộc xã nào”.
Video đang HOT
Chính vì lý do sống rải rác trên một địa bàn rộng, lại biệt lập với các địa bàn dân cư lân cận nên họ như những con thoi bị đẩy qua, đẩy về và không được thừa nhận.
Ông Cao Xuân Mai, chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên cho biết: “Vì xóm Tân Thủy sống trên địa bàn 4 xã của hai huyện (Diễn Châu và Yên Thành) nên quản lý đất đai thuộc về huyện Yên Thành còn về dân số và các vấn đề khác thuộc về huyện Diễn Châu. Để giúp nhân dân sinh hoạt, UBND xã đã chia Tân Thủy thành xóm 8 tuy nhiên trên thực tế xóm 8 vẫn chỉ ở mức độ quản lý của xã, còn ở huyện Diễn Châu thì chưa hề có tên trong danh sách”. Ông Mai cho biết thêm, xã đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, tỉnh để thành lập thôn nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Đa phần người dân sống bằng nghề chài lưới bên Sông Bùng
Trăm ngả thiệt thòi
37 hộ dân thuộc thôn Tân Thủy đều là bần nông. Cuộc sống của họ đa phần làm nghề chài lưới, đánh bắt tôm cua trên sông Bùng để kiếm sống. Những năm gần đây, tôm cá cạn kiệt nên cuộc sống của những người dân nơi đây vốn đã khó khăn lại thêm khó khăn.
Tuy vào danh sách hành chính thuộc xóm 8 xã Diễn Nguyên nhưng đất sản xuất cũng lèo tèo vài ba hộ được cấp. Theo ông Thành trưởng thôn thì trong tổng số 37 hộ dân chỉ có 10 hộ được cấp đất sản xuất, hộ nhiều nhất cũng chỉ 3 sào ruộng nên quanh năm khó khổ không đủ ăn. Phần còn lại, để có cái ăn cái mặc, họ phải chạy vạy ngược xuôi người đi đánh cá, người làm phu hồ.
Ông Thành chỉ tay về vùng đất sản xuất mà người dân được cấp chỉ lèo tèo mấy thửa ruộng ven sông
Những hộ dân không được cấp đât sản xuất thì chấp nhận chịu đói hoặc xin đất, thuê đất để sản xuất. Ông Nguyễn Đức Tưởng là người dân thôn Tân Thủy nhưng sống trên đất xã Diễn Minh cho biết: “Nghe xã cấp đất sản xuất nhưng chúng tôi chưa bao giờ được nhận. Đất lúa hiện tại chúng tôi đang làm là đất của xã Diễn Minh cho mượn. Bây giờ nếu họ lấy lại thì không biết sống sao đây!?” Còn 27 hộ dân sống trên đất Yên Thành thì phải xin đất nông nghiệp xã Nhân Thành để sản xuất.
Sống nhờ trên đất của các xã lân cận nên việc được cấp quyền sử dụng đất đối với người dân nơi đây chưa bao giờ có. Anh Nguyễn Văn Y, một người định cư trên đất xã Nhân Thành cho hay: “Từ đời ông, đời cố tôi tới giờ chỉ biết làm nhà để ở còn về sổ đỏ thì chưa bao giờ có. Nếu xã Nhân Thành lấy lại đất thì chúng tôi cũng chẳng biết đi đâu. Người có tiền thì mua đất còn như mình làm chưa đủ ăn lấy đâu ra tiền để mua!”.
Không chỉ đất sản xuất, đất ở mà họ còn phải gánh chịu thêm nhiều thiệt thòi. Để có điện sinh hoạt họ phải gom tiền mua dây, xin kéo từ các xã lân cận. Còn như sinh hoạt các tổ chức xã hội khác thì chưa bao giờ được gia nhập. “Có nhiều lúc con đi học, nhà trường bắt chuyển phiếu sinh hoạt Đoàn từ địa phương lên để vào danh sách Đoàn đội nhưng vì ở thôn chưa bao giờ được kết nạp nên không biết phải làm sao” – Chị Nguyễn Thị Tình tâm sự.
Xây nhà định cư trên đất xã Nhân Thành, huyện Yên Thành
Không chịu được cảnh khổ sở, thiệt thòi, nhiều hộ dân đã bỏ làng, bỏ xóm đi xa lập nghiệp. Cứ theo lời ông trưởng thôn Nguyễn Đức Thành thì trước đây, xóm Tân Thủy hơn 100 hộ nhưng họ đã bỏ đi xây dựng cuộc sống ở nhiều nơi. Nay cả thôn chỉ còn lại 37 hộ sống thoi thóp trong đói khổ.
Về vấn đề đất sản xuất, ông Mai cho biết: “Nếu muốn cắt đất sản xuất thì phải họp và chia lại theo dân số trong xã. Hơn nữa, vì xóm Tân Thủy ở cách trung tâm 2km nên nếu có chia họ cũng không thể đi làm vì quá xa!? Về các vấn đề khác thì cần thiết phải có tên Tân Thủy trong quản lý hành chính của huyện, tỉnh”.
Theo Dân Trí
Đến trường trên lưng mẹ cha
Để đến được Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch, mỗi ngày các em nhỏ bên kia sông Bùng, ở thôn Bồng Lai (Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) phải nhờ mẹ cha cõng qua sông.
Vượt 40km từ TP Đồng Hới, rồi gần 4km đường đồi rừng nhiều ổ trâu lầy lội, qua các con đập ngấp nghé nước tràn bờ mới đến được thôn Bồng Lai. Tại đây, hằng ngày diễn ra cảnh những người mẹ, người cha cõng con, ông bà cõng cháu trên lưng, hay ẵm ngang hông để vượt qua dòng sông Bùng đến trường.
Ông Nguyễn Chiến Sự, trưởng thôn Bồng Lai, cho biết: "Hình ảnh này đã trở thành quen thuộc với người dân thôn Bồng Lai từ nhiều năm qua rồi". Cô bé Nguyễn Thị Hải, học lớp 5, kể: "Nhà cháu ở bên tê sông. Ngày mô mẹ cũng phải cõng cháu qua sông đi học. Khi mô nước sông thật cạn, bọn cháu mới tự lội qua, còn không thì sợ lắm, không đứa mô dám lội cả".
Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch nằm lọt thỏm giữa cánh đồng mênh mông và đám cỏ cây. Trường có 116 học sinh tiểu học và 94 học sinh THCS, là con em của 270 hộ dân ở thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2 sống hai bên bờ sông Bùng. Thầy Dương Minh Thu, hiệu trưởng nhà trường, cho biết học sinh của trường hiện nay có hơn 100 em ở cả hai cấp sống bên kia sông Bùng.
Sông Bùng dài khoảng 25km, là một nhánh ở khu vực thượng nguồn chảy vào sông Son nên quanh năm người dân Bồng Lai luôn phải đối mặt với nước lũ. Nhiều cụ già sống ở đây cho biết sông thường xuyên thay đổi thất thường trong ngày.
Thôn Bồng Lai có hơn 1.200 người chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, trồng sắn (khoai mì), bắp trên rẫy và đi rừng lấy lá nón. 50% người dân ấy đang sống bên kia sông Bùng. Nghĩa là con em họ đến trường học đều phải được cha mẹ đưa qua sông Bùng. Chị Hòa tâm sự: "Không muốn đời con cháu vất vả như mình nên bầy tui phải cố gắng thôi. Nhưng cũng cực khổ lắm. Vì buổi sáng cõng con qua sông, lúc đón con về được thì trời đã gần trưa, vậy là sắp hết nửa ngày công làm ăn. Quanh năm như rứa nên chẳng còn mấy thời gian để lo ruộng rẫy".
Ông Trần Khánh Hòa, trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Bố Trạch, cho biết tình trạng học sinh vượt sông đến trường đã diễn ra nhiều năm ở thôn Bồng Lai, nhưng do điều kiện của ngành và địa phương còn quá khó khăn nên vừa qua chỉ cấp được cho các em áo phao, đò ngang...
Theo BDVN











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội

Một học sinh lớp 8 bị đánh phải nhập viện

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Nộp 15 tỉ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được đề nghị giảm 7 năm tù
Pháp luật
10:46:11 08/05/2025
Đoàn Di Băng thành người bị hại vụ dầu gội "rởm", xin lỗi, CĐM đào clip PR lố?
Netizen
10:41:51 08/05/2025
Nana (After School) vác 'kiếm Nhật' đến Baeksang, Lisa chỉ còn là quá khứ?
Sao châu á
10:33:24 08/05/2025
Xe ga 155cc giá 41 triệu đồng trang bị ngang Air Blade, Vario, rẻ chỉ như Vision
Xe máy
10:30:02 08/05/2025
Sếp đến thăm ngôi nhà 17 tỷ của gia đình tôi, ngay hôm sau chồng tôi bị đuổi việc, lý do ông ấy đưa ra khiến cả nhà ngã ngửa
Góc tâm tình
10:27:29 08/05/2025
Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ
Thế giới
10:21:09 08/05/2025
Phim lãng mạn Hàn cực hay nhất định phải xem: Nữ chính đã đẹp còn diễn đỉnh, nam chính đóng toàn siêu phẩm 2025
Phim châu á
10:04:58 08/05/2025
Mùa Hè nên ăn uống gì để có làn da đẹp?
Làm đẹp
09:47:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025