Nghề giáo nay đã là một nghề nguy hiểm
Có thể nói, giáo viên là bộ phận “thấp cổ bé họng” trong nhà trường, chỉ cần có ý kiến khó nghe một tí là rất dễ lọt vào tầm ngắm của những người ở trên.
Tháng 11, tháng của những lời tri ân từ các thế hệ học trò đến với người thầy, người cô của mình.
Tháng 11, tháng bộn bề cảm xúc của những người đang ngày đêm chèo lái con đò tri thức đưa từng thế hệ học trò cập bến tương lai.
Trên con đò ấy có nụ cười hạnh phúc, giọt nước mắt, thành công của những cô cậu học trò và cả sự lạc lõng của chính…người lái đò.
Có nhiều nguyên nhân khiến giáo viên cảm thấy lạc lõng trên chính cuộc hành trình của mình (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Carlo Gordoni từng nói một câu: “Kẻ lữ hành khôn ngoan không bao giờ chê đất nước của chính mình”.
Ta có thể nhận thấy được ít nhiều sự liên tưởng về những người giáo viên trong nghĩa chuyển của câu nói trên.
Những người giáo viên có tâm họ sẽ luôn tin tưởng, nhiệt huyết với con đường mà mình đang đi. Họ sẽ luôn hoàn thành xuất sắc công việc, biết tạo niềm hạnh phúc đơn giản từ sự tiến bộ của học trò. Nhưng đôi khi, họ lại cảm thấy cô đơn trên chính hành trình của mình.
Người viết xin được nêu một vài nguyên nhân về vấn đề này.
Thứ nhất, tiếng nói của người giáo viên không còn có trọng lượng như trước
Sự thật đau lòng trong xã hội hiện nay là tình trạng giáo viên sợ học sinh. Nếu như trước đây giáo viên có thể phạt học trò của mình (trong chuẩn mực sư phạm) mỗi khi các em phạm phải sai lầm, thì bây giờ họ sẽ phải cân nhắc. Bởi, rất có thể những hành vi đó có thể đem đến phiền toái cho họ bất cứ lúc nào.
Vụ việc của thầy giáo dạy thể dục Nguyễn Việt Hưng (Long An) là một trường hợp điển hình. Thầy giáo đã phải chịu áp lực rất lớn từ phụ huynh, bị cơ quan chức năng kỷ luật toàn ngành chỉ vì phạt học sinh thụt dầu 20 cái khi các em phạm lỗi.
Dần dần, những người giáo viên luôn đi dạy với phương châm ba không “Không được quát, không được phạt, không được từ chối dạy”.
Họ như bị mắc kẹt giữa gọng kìm của dư luận, nếu quát phạt học trò thì lại vi phạm chủ trương “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thứ hai, nghề giáo không nhàn hạ như xã hội nghĩ
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, giáo viên chỉ sáng lên lớp dạy vài tiết là xong, hè lại được nghỉ suốt ba tháng lận nhưng sự thật không phải như thế.
Hàng ngày ngoài lên lớp giảng dạy, giáo viên phải xử lý một khối lượng công việc không hề nhỏ như báo cáo chuyên đề, thao giảng, kiểm tra, sơ kết, đánh giá…
Video đang HOT
Ngoài ra, giáo viên còn phải học tập để thăng hạng, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao khả năng nghiệp vụ.
Thứ ba, nghề giáo là một nghề nguy hiểm
Tại sao nói nghề giáo là một nghề nguy hiểm?
Hàng ngày, đến trường giáo viên luôn mang theo những nỗi sợ vô hình như có thể bị chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, bị thanh tra đột xuất, tập diễn, bị chính học sinh của mình dọa nạt…thậm chí có thể bị hành hung.
Câu chuyện thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh bị đánh chảy máu đầu khi xử lý học sinh vi phạm nội quy đồng phục hay thầy giáo ở Quảng Bình bị học sinh chặn đường đâm dao nhọn vào bụng khi nhắc nhở học sinh xóa hình xăm … còn ám ảnh cho tới bây giờ và thật đáng để chúng ta suy ngẫm.
Từ đó, có thể thấy được nghề giáo luôn đi kèm với những nguy hiểm.
Thứ tư, giáo viên bị ép vào khuôn khổ, thân cô thế cô, không được bảo vệ những lúc cần thiết
Giáo viên là đối tượng phải chịu đủ mọi thứ áp lực nhất. Từ hiệu trưởng, phụ huynh, học sinh rộng hơn nữa là cái nhìn khắt khe của toàn xã hội.
Mặc định người giáo viên phải luôn luôn khuôn phép, mẫu mực. Họ bị cô lập và tự tạo vỏ ốc an toàn cho mình. Lâu dần hệ lụy kéo theo là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm sút, nảy sinh hiện tượng thờ ơ, vô cảm chốn học đường…
Có thể nói, giáo viên là bộ phận “thấp cổ bé họng” trong nhà trường, chỉ cần có ý kiến khó nghe một tí là rất dễ bị lọt vào tầm ngắm của những người ở trên.
Giáo viên cũng là nơi mà những người nắm trong tay “quyền sinh quyền sát” có thể đổ hết mọi trách nhiệm vào đó.
Khi họ đạt thành tích tạo được tiếng thơm cho nhà trường, người người ra mặt tán dương. Người đại diện vỗ ngực, “ăn to nói lớn” trước bàn dân thiên hạ. Đến lúc họ cần được bảo vệ thì tất cả lặng thinh.
Vụ phụ huynh bắt cô giáo quỳ trước mặt ở trường tiểu học Bình Chánh tuyệt nhiên không có ai dám đứng ra bảo vệ cô. Đó là một trong những câu chuyện hết sức đau lòng nhưng vẫn diễn ra hiển hiện ngay trước mặt.
Thứ 5, giáo viên không dám sáng tạo
Chính sự sáng tạo của giáo viên đang bị cái rập khuôn trong chương trình sách giáo khoa ràng buộc. Những người quản lý họ luôn hô hào đổi mới, nhưng chính họ lại ngại đổi mới, sáng tạo.
Giáo viên nào mà có cách dạy không giống ai, không theo chuẩn sách giáo khoa thì hiển nhiên họ không được đánh giá cao và tất nhiên tiết dạy đó không đạt yêu cầu, kèm theo đó là sự nhắc nhở và lời hứa sẽ phải khắc phục.
Thứ 6, nghề giáo không còn thu hút được nhiều sinh viên giỏi
Người viết nghĩ đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên cảm thấy lạc lõng trên chính cuộc hành trình của mình.
Tại sao vậy?
Khi ngành sư phạm không có sức hút bằng các nghành như kinh tế, y dược, quân đội… dẫn đến điểm đầu vào luôn nằm ở ngưỡng sàn. Học sinh có học lực giỏi không mặn mà với nghề, số ít học sinh đam mê thì bị gia đình cấm cản.
Từ con mắt của xã hội đối với nghề giáo như thế khiến những giáo viên chân chính phần nào tự ti, không nhận được sự đồng hành và cảm thấy lạc lõng.
Lại một mùa tri ân nữa sắp về, điều mong mỏi của một người giáo viên chân chính không phải nằm ở giá trị của những món quà. Điều cần nhất đối với họ ngay lúc này là sự đồng hành của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Hãy tiếp sức cùng họ thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách đúng nghĩa.
Lê Văn Thân
Theo giaoduc.net
Tháng 11 nghĩ về sự tôn vinh những người thầy ngày nay
Cái cần nhất của người thầy đứng lớp là nhận được sự cảm thông, chia sẻ, chung tay giáo dục học trò từ phía phụ huynh.
Tháng 11, xã hội thường hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam với nhiều hoạt động để tôn vinh người thầy nhưng đâu đó thì hình ảnh người thầy đang bị đối xử một cách thê thảm.
Năm nào bước vào đầu năm học cũng hàng loạt giáo viên bị cắt hợp đồng, vẫn có hàng ngàn giáo viên đang dạy học mà hưởng đồng lương hợp đồng chỉ đủ để đổ xăng nhưng tình yêu nghề vẫn níu chân nhiều thầy cô ở lại.
Nhiều thầy cô bị phụ huynh xúc phạm, nhiều sinh viên sư phạm vẫn sống lay lắt để chờ một cơ hội việc làm... Nỗi buồn ấy càng minh chứng cho hình ảnh người thầy chưa bao giờ được đối xử là một "nghề cao nhất trong những nghề cao quý".
Nghề giáo đã thực sự là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý? (Ảnh minh họa: toquoc.vn)
Phận giáo viên hợp đồng...
Những ngày qua, câu chuyện giáo viên hợp đồng lại nóng nghị trường Quốc hội khi hàng loạt giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc. Ngay tại Thủ đô Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển viên chức và có nhiều người rớt ngay từ vòng 1 dù họ đã có nhiều năm công tác.
Nhiều thầy cô đã lỡ dở tuổi xuân của mình bởi khi vào nghề thì họ đang là những người thanh niên trẻ, khỏe, cống hiến hàng chục năm trong ngành, đến khi luống tuổi bị mất việc, giờ họ không biết đi đâu, làm gì khi tuổi xuân đã qua đi!
Sống giữa đất Thủ đô giữa thời điểm bây giờ mà lương tháng chỉ hơn một triệu đồng thì nuôi thân còn không đủ nói gì đến giúp đỡ gia đình, nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà có nhiều giáo viên vẫn bám trụ được nhiều năm với một hy vọng sẽ được ký hợp đồng dài hạn, được yên ổn để gắn bó với ngành giáo dục.
Thế nhưng, dù Bộ Chính trị đã đồng ý, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn về việc xét tuyển đặc cách cho giáo viên hợp đồng trước năm 2015 nhưng địa phương vẫn quyết tâm thi, quyết tâm thanh lọc đội ngũ giáo viên hợp đồng không một chút xót xa...
Và đâu chỉ Thủ đô Hà Nôi, nhiều địa phương khác cũng trong trường hợp tương tự, có những giáo viên mầm non lương tháng chỉ 700 ngàn đồng mà làm việc cả ngày, kín cả tuần thử hỏi tình yêu nghề có trọn vẹn được mãi hay không?
Đất nước nghèo nhưng không nghèo đến nỗi chỉ đủ tiền trả cho giáo viên hợp đồng ngày vài chục nghìn đồng để được gọi là...lương. Số lương này tồn tại đã khó chứ nói gì đến chuyện "sống được bằng lương"?
Đó là chưa kể một thực tế đã tồn tại nhiều năm qua ở một số địa phương là các giáo sinh khi ra trường đều phải tất bật đi tìm việc làm.
Dù là trong đơn viết "đơn xin việc" nhưng nếu chỉ có mỗi cái đơn này thì không mấy khi tìm được việc làm.Trong khi, số tiền ấy nếu là lao động phổ thông, không cần trình độ cũng chỉ 2-3 ngày công cũng bằng tiền giáo viên cả tháng. Như vậy, nghề giáo đã thực sự là nghề cao quý hay chưa?
Vì thế, nhiều người nói vui rằng phải là "đơn mua việc" mới đúng với những gì đang xảy ra trong việc tuyển dụng hay thuyên chuyển giáo viên. Bởi, nếu người đi xin việc mà không phải người thân của những người có thế lực, địa vị hoặc không có tiền thì cơ hội được đứng trên bục giảng mong manh lắm.
Nhiều nhà giáo đang phải co mình lại
Có một thực tế là xã hội luôn kỳ vọng vào đội ngũ nhà giáo, muốn nhà giáo hết lòng vì giáo dục, muốn thầy luôn đối xử tốt với con mình nhưng nếu khi nhà giáo có một hành động chưa phù hợp lại xem họ như là tội đồ.
Mới đây nhất là vào ngày 5/10/2019, trước cửa lớp mầm non Trường tư thục Tuổi Thơ Xanh, thuộc tổ 2, khu 2, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra sự việc phụ huynh Đỗ Thanh Toàn đã có hành vi chửi bới, dùng tay tát vào mặt và bắt các cô giáo: Hà Thị H, Ngô Vân K, Đặng Thị L. quỳ gối trước cửa lớp học.
Nguyên nhân xảy ra vụ việc là do phụ huynh này cho rằng các cô giáo này đã đánh và bạo hành với con gái của Toàn là cháu Đỗ A.T- đang học tại lớp mầm non ở trường này.
Đầu năm 2018, dư luận cũng một phen bàng hoàng khi phụ huynh Võ Hòa Thuận (SN 1984) cư trú tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An cũng ep buôc cô giao B.T.T.N (giao viên Trương tiêu học Binh Chanh, xa Nhưt Chanh) quỳ gối xin lỗi mình...
Nhưng, hành động của phụ huynh như vậy là thực sự phản cảm và đặt cái tôi của mình quá lớn. Họ có thể bắt các nữ giáo viên này quỳ, đánh các giáo viên này nhưng sau mỗi hành động như vậy xã hội có chấp nhận được hay không? Và, họ đã giáo dục được gì cho con mình?Dù biết rằng những giáo viên này đã có hành động không phù hợp khi bạo lực với học sinh- đó là điều đáng trách vô cùng.
Nhiều giáo viên bị đuổi việc vì có những hành động không phù hợp khi gặp học trò hỗn láo hoặc không chịu học bài. Nhiều giáo viên bị trù dập, hoặc bị đẩy vào đường cùng, thậm chí bị buộc thôi việc khi đứng lên tố cáo lãnh đạo nhà trường khiến cho nhiều giáo viên khác co mình lại.
Những sự cố giáo dục xảy ra, điều đầu tiên để trấn an dư luận là lãnh đạo nhà trường và địa phương tìm cách buộc thôi việc giáo viên để làm dịu dư luận mà không thấy được những khó khăn hàng ngày thầy cô phải đối mặt. Nhiều trường hợp giáo viên không bao giờ có cơ hội sửa sai cho việc làm của mình.
Giáo dục sẽ đi về đâu khi thân phận người thầy chưa được đối xử công bằng trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển, điều động công tác?
Thế hệ công dân tương lai sẽ ra sao khi mà giáo viên đang đơn độc trong giáo dục học trò của mình. Mọi thứ cứ "trăm sự nhờ thầy" nhưng thầy gặp một sơ sẩy, sai sót trong phương pháp giáo dục thì phụ huynh đe nạt, dọa thầy, kiện thầy, tẩy chay thầy và mong thầy bị đuổi việc....
Tháng 11, nhiều người nghĩ về tính "tôn sư trọng đạo", dùng nhiều từ hoa mỹ, tổ chức rình rang để hô hào suông rồi mọi chuyện cũng sẽ nhanh chóng qua đi. Cái cần nhất của người thầy đứng lớp là nhận được sự cảm thông, chia sẻ, chung tay giáo dục học trò từ phía phụ huynh.
Và, họ cần một công việc lâu dài cho mình, họ cần có môi trường bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải vừa dạy, vừa lo sợ không biết ngày nào mình bị cắt hợp đồng, không phải lúc nào cũng lo đối phó với cấp trên về văn bằng, chứng chỉ, thanh tra, kiểm tra và đầy phiền nhiễu như những gì đang diễn ra.
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Top 11 tiêu đề báo tường ý nghĩa, cảm động nhất cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Top 11 tiêu đề báo tường thường ý nghĩa, cảm động nhất cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Các bạn nên chọn những từ hay cụm từ ngắn gọn và ý nghĩa cho báo tường ngày 20/11. Tiêu đề báo tường sẽ trở thành chủ đề xuyên suốt cho cả tờ báo. Để có ý tưởng làm báo tường đẹp, bạn có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
Sức khỏe
06:30:12 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
Sao việt
06:26:48 23/05/2025
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!
Sao châu á
06:23:40 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
Netizen
06:19:45 23/05/2025
10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên
Phim châu á
05:58:47 23/05/2025
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè
Ẩm thực
05:57:09 23/05/2025
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:56:31 23/05/2025
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
Thế giới
05:39:59 23/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025