Nghẹt thở với hành trình giải cứu hai cha con ở Đắk Lắk mắc kẹt dưới giếng sâu bỏ hoang
Mặc dù chúng ta đang sống trong thời kỳ hòa bình, thế nhưng những mối nguy xung quanh các công trình bỏ hoang, thiếu sự cải tạo, giám sát lại trở thành nỗi lo của nhiều người dân.
Những vụ việc trẻ nhỏ rơi xuống hố xâu liên tiếp trong thời gian qua, đã rống lên 1 hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội.
Thông tin đăng tải trên báo VnExpress cho hay khoảng 19h30 ngày 11/1, một cháu bé 8 tuổi trong lúc chơi gần nhà trên đường Đinh Núp, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã không may bị hụt chân lọt xuống giếng sâu bỏ hoang. Được biết, giếng nước này sâu khoảng 20m, dưới đáy có nước xấp xỉ nửa mét khiến cháu bé vô cùng hoảng loạn.
Ngay khi phát hiện con trai gặp sự cố, bố của cháu bé là anh Nguyễn Văn Phương (SN 1979) đã xuống giếng để cứu con. Tuy nhiên do giếng quá sâu, thành giếng lại trơn bám nhiều rong rêu nên người đàn ông không thể đưa con ra ngoài. Người cha đã trấn an con và ở dưới giếng gọi người hỗ trợ.
Nhận được tin báo, khoảng 10 phút sau lực lượng PCCC & CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời có mặt tại hiện trường ứng cứu. Do miệng giếng chỉ rộng khoảng 20cm, người lớn rất khó chui lọt nên lực lượng chức năng đã dùng búa mở rộng miệng giếng. Sau đó, một cảnh sát đã đu dây ròng rọc trực tiếp xuống giếng cứu hai cha con. Bà con xung quanh cũng tập trung rất đông ở miệng giếng soi đèn pin cũng như trấn an tinh thần cháu bé. Cuối cùng sau 7 phút lực lực chức năng đã kịp thời đưa 2 cha con lên an toàn, không ai bị thương.
Sau khi được đưa lên bờ, bé trai đã lập tức được quấn chăn để giữ ấm cơ thể. Được biết đây là giếng nước của một hộ dân trong xóm nhưng hiện tại đã lâu không sử dụng. Miệng giếng đã được đậy tấm chắn nhưng khi chơi có thể cháu nhỏ không để ý nên đã chạy nhảy làm xê dịch nắp giếng và rơi xuống.
Lực lượng chức năng đã động viên tinh thần cháu bé và gia đình cũng như nhắc nhở bà con cần che chắn miệng giếng kỹ lưỡng hơn, tránh xảy ra các tình huống tương tự. Rất may là mực nước ở dưới giếng không quá sâu và cháu bé đã được lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.
Thời gian vừa qua đã có không ít sự việc tương tự xảy ra nhưng không phải sự cố nào cũng có thể dễ dàng giải quyết như vậy. Trước đó, lực lượng cứu hộ cũng đã cứu thành công một bé gái 5 tuổi rơi xuống hố cọc ép bê tông sâu 15m tại công trường đang thi công ở Đồng Nai.
Được biết, sự việc này xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 19/12/2022. Thời điểm đó, anh Lại Thế Quang, phụ trách công trường (trú tại thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) phát hiện 1 bé gái rơi xuống hố cọc ép bê tông tại công trường đang thi công. Người đàn ông đã nhanh chóng báo tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Đồng Nai. Ngay lập tức đơn vị đã điều động 1 xe chỉ huy, 1 xe chuyên dụng và 14 cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường giải cứu cháu bé.
Thông tin đăng tải trên báo Vietnamnet cho hay nạn nhân là bé gái 5 tuổi, rơi xuống hố cọc ép bê tông có độ sâu khoảng 15m. Miệng hố mà bé gái mắc kẹt có hình tròn, đường kính khoảng 40cm. Vì miệng hố rất nhỏ nên đội cứu hộ đã không thể trực tiếp xuống hiện trường tiếp cận bé gái. Lực lượng chức năng đã trấn an tinh thần để cháu bé không bị hoảng loạn. Sau đó đã lập tức đưa dây và các thiết bị chuyên dụng xuống bên dưới hướng dẫn cháu bé tự buộc vào người để kéo lên.
Cuối cùng sau 30 phút giải cứu, bé gái đã bình tĩnh làm theo hướng dẫn và được đội cứu hộ đưa ra ngoài an toàn trong niềm vỡ òa hạnh phúc của gia đình và mọi người xung quanh. Sau khi được giải cứu kịp thời, bé gái đã được đưa tới Phòng khám đa khoa Ái Nghĩa Nhơn Trạch rồi được người nhà đưa tới Trung tâm Y tế huyện để kịp thời chăm sóc.
Tuy nhiên, trường hợp bé trai ở Đồng Tháp lại không may mắn như vậy. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần trông nom con cái cẩn thận hơn. Nhất là không cho trẻ con chơi một mình ở các khu vực dễ xảy ra sự cố như vậy.
Trẻ em vốn là lứa tuổi hiếu động, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế, đôi khi chúng không thể biết được những nguy hiểm đang rình rập. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm nếu nhà ở các khu vực gần công trường, ao, hồ, giếng nước. Tuyệt đối không để trẻ nhỏ chơi một mình đồng thời nhắc nhở các bé cần tránh xa các khu vực nguy hiểm. Các đơn vị thi công cũng nên rào chắn kỹ lưỡng đồng thời cần có bảo vệ túc trực tránh xảy ra các tình huống tương tự.
Vì sao 12 ngày vẫn chưa đưa được Hạo Nam lên, mưa lớn tiếp tục làm chậm tiến độ
Cho đến thời điểm hiện tại đã là 12 ngày kể từ khi bé Hạo Nam gặp tai nạn rơi xuống trụ bê tông. Từ 1 vụ việc giải cứu tai nạn thì hiện tại đã trở thành chuyện tìm kiếm thân thể.
Trước đó nhiều người cầu nguyện và đặt hy vọng bé Hạo Nam có thể an toàn trở về vòng tay gia đình, tuy nhiên giờ đây, cũng không còn ai tin phép màu nào sẽ xảy ra. Cũng có nhiều cư dân mạng lên tiếng chỉ trích công tác cứu hộ chậm trễ và kéo dài nhiều ngày mà chưa thực sự hiểu được những vất vả, khó khăn của đội ngũ cứu hộ.
Sáng ngày 11/1 UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngày 10/1 mưa lớn kéo dài đã làm ảnh hưởng đến công tác triển khai cứu nạn.
Tổ điều hành cứu nạn, cứu hộ đã triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn về điện trong quá trình làm việc cho người và các thiết bị tại hiện trường.
"Đến sáng 11/1, lực lượng cứu hộ đã hạ hoàn chỉnh tầng khung chống 3. Đồng thời, đã đào đất đến cao độ tầng chống 4 và cắt cọc để chuẩn bị cho công tác lắp tầng chống 4", UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết.
"Việc cứu hộ bị ảnh hưởng bởi địa chất, địa tầng, cũng như kết cấu đất, điều kiện thiết bị phải vận chuyển từ nơi khác đến, khiến đội cứu hộ không thể chủ động được", ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp lý giải nguyên nhân tiến độ nhổ ống cọc bê tông tại công trình cầu Rọc Sen (huyện Thanh Bình) liên tục phải lùi lại.
Công tác cứu hộ tại công trình cầu Rọc Sen bắt đầu từ trưa 31/12, thời điểm bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống ống cọc bê tông. Đã 12 ngày trôi qua, hàng loạt phương án được đưa ra, song đều chưa có kết quả.
Nguyên nhân hy hữu
Có mặt xuyên suốt tại hiện trường, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhiều lần nhấn mạnh tình huống cứu nạn hy hữu khi cháu bé rơi xuống ống cọc có đường kính quá nhỏ (25 cm), cọc đã cắm sâu xuống lòng đất tới 35 m. Tầng đất sâu, có tính chất đặc dính nên rất khó để lực lượng cứu hộ có thể nhổ cọc lên.
Cọc bê tông ở công trình cầu Rọc Sen gồm hai đoạn 12 m và một đoạn 11 m. Trong quá trình cứu hộ cần đảm bảo không làm gãy hoặc đứt các mối nối, tránh việc sụt cọc xuống, gây ảnh hưởng đến tiến độ kéo lên mặt đất.
Theo ý kiến của Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, hiện Việt Nam chưa có thiết bị chuyên dụng để kéo trực tiếp ống cọc bê tông lên. Đội cứu hộ phải thực hiện nhiều phương án khác nhau nhằm giảm lực ma sát giữa đất và thành ống, từ đó mới tiến đến phương án nhổ cọc.
Ghi nhận tại hiện trường, công trình cầu Rọc Sen nằm trên bãi đất vắng vẻ, cách khu dân cư khoảng 500 m. Con đường dẫn vào công trình gập ghềnh sỏi đá, khó đi, bề ngang mặt đường hẹp dẫn đến việc khó vận chuyển các thiết bị trọng tải nặng vào công trình.
Đội cứu hộ phải chuyển sang vận chuyển bằng đường thủy với một số thiết bị như cần cẩu 80 tấn, máy rung 80 kW... Tuyến đường thủy duy nhất dẫn vào hiện trường là qua kênh Rọc Sen, song con kênh hẹp và cạn, dẫn đến việc khó vận chuyển các thiết bị, gây mất nhiều thời gian.
Liên tục thay đổi các phương án
Theo ghi nhận, bên trong công trường cầu Rọc Sen, lực lượng cứu hộ lẫn các chiến sĩ công binh liên tục làm việc xuyên đêm để sớm kéo được ống cọc bê tông lên. Có thời điểm, ghi nhận hơn 300 người tham gia cứu hộ cùng lúc.
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp vẫn phải thừa nhận có sự lúng túng trong việc triển khai công tác cứu nạn ban đầu. Đơn vị liên tục thay đổi các phương án khác nhau, song đến nay vẫn chưa thể kéo được ống cọc lên.
Ban đầu, ngành chức năng đưa ra phương án cứu hộ bằng dây chuyên dụng. Tuy vậy cách làm này không khả thi vì miệng ống bê tông quá nhỏ, bé Nam không thể xoay xở để luồn dây vào cho phía trên kéo lên.
Phương án thứ hai được đề xuất là khoan làm mềm đất, sau đó dùng cần cẩu kéo cọc lên. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GTVT cho biết mọi việc không như dự kiến do máy khoan cọc nhồi làm ống cọc bê tông bị trượt, nguy cơ gãy hoặc đứt mối nối.
Đến sáng 3/1, phương án cứu hộ được điều chỉnh lần thứ ba. Thay vì khoan nhồi đóng cọc, làm mềm đất để kéo ống bê tông, đội cứu hộ đề xuất đóng lồng thép rộng 1,5 m, dài 19 m để bao quanh ống cọc bê tông. Sau đó tiến hành xử lý hết bùn đất phía trong, đến khi áp lực ma sát giảm xuống thấp nhất sẽ tiến hành nhổ ống cọc bê tông lên.
Phương án này tiếp tục gặp khó khăn bởi khi đào xuống độ sâu trên 30 m, đội cứu hộ gặp phải tầng đất có kết cấu phức tạp, đất chặt. Dù đội đã kết hợp khoan guồng xoắn và khoan xoáy nước cũng không đạt hiệu quả.
Hai ngày sau, đoàn chuyên gia Nhật Bản đến hiện trường khảo sát. Đoàn đưa ra phương án có tính khả thi, tuy nhiên ở hiện trường chưa đủ thiết bị và điều kiện với yêu cầu đoàn đưa ra, do vậy đã không thể thực hiện được.
Đến ngày thứ 7, phương án lại được điều chỉnh lần thứ tư. Đây là phương án được đưa ra sau khi lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp xác nhận bé Hạo Nam mất vào ngày 4/1. Đến lúc này, việc duy trì sự sống cho nạn nhân đã kết thúc, lực lượng cứu hộ thay đổi phương án với mục đích đưa Hạo Nam lên nhanh nhất.
Phương án mới là sử dụng kết hợp giữa cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh ống cọc bê tông.
Theo đó, cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh ống cọc bê tông tạo thành một bộ khung 4,8 m x 4,8 m, đất xung quanh ống cọc được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi là tầng 1).
Từ đáy tầng 1, lực lượng cứu hộ dùng ống vách thép đường kính 1,6 m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy ống cọc bê tông (tạm gọi là tầng 2), nhằm lấy đất xung quanh ống cọc lên bằng khoan guồng xoắn. Sau khi tiếp cận đáy ống cọc sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc ống cọc bê tông lên.
Phương án cứu hộ triển khai qua 11 bước, cần sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng được điều động thêm.
Sau bốn ngày công bố phương án, các thiết bị mới được tập kết đầy đủ đến hiện trường, bao gồm gầu cạp đất, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6-1 m, ống vách đường kính 1 m và 2 m, búa rung 180 kW và máy phát điện kèm theo.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định với toàn bộ thiết bị trên, trong 1-2 ngày tới, đơn vị có khả năng kéo được ống cọc bê tông lên. Tuy nhiên, đây mới chỉ khả năng chứ chưa thể chắc chắn thời gian kéo được ống cọc.
12 ngày trước, vào trưa hôm 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng ba bạn hàng xóm vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phúc Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Không may, Nam rơi xuống ống cọc bê tông rỗng, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu 33 m.
"Hiện tất cả máy móc đã đến hiện trường. Dự kiến 1-2 ngày tới, cọc ống bê tông mới được kéo lên", ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thông tin sáng 10/1.
Mưa lớn gây khó cho việc đưa thi thể bé trai 10 tuổi lên mặt đất Tỉnh Đồng Tháp cho biết, mưa lớn kéo dài làm ảnh hưởng đến việc đưa thi thể bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông lên mặt đất. Bước sang ngày thứ 12, sáng nay (11/1) lực lượng cứu hộ vẫn làm việc khẩn trương ở hiện trường nơi bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống ống trụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân giảm áp mức độ nặng

Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong

Nhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà Nội

2 người đi xe máy lao xuống vực ở Tam Đảo

TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay

Nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lớn kéo dài

Cảnh tượng chưa từng thấy sau vụ tai nạn giao thông giữa ngã tư

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Kết quả nồng độ cồn, ma túy của tài xế

Lời kể kinh hoàng của nạn nhân thoát chết sau vụ ô tô tông liên hoàn ở Hà Nội

Sau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ Đức

Một số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiên
Có thể bạn quan tâm

Đậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chề
Sao châu á
07:28:07 11/05/2025
Thịt xiên siêu rẻ tràn lan, nguy hiểm rình rập giới trẻ
Sức khỏe
07:25:16 11/05/2025
Ai bảo Lý Hải đã hết thời?
Hậu trường phim
07:24:31 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Phú Yên không cấp phép mô tô nước hoạt động du lịch, thể thao
Du lịch
07:07:47 11/05/2025
Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động
Netizen
07:01:21 11/05/2025
Rộ thông tin ngày ra mắt DLC Black Myth: Wukong, game thủ chỉ cần chờ hơn 3 tháng nữa?
Mọt game
06:52:23 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025
Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất
Thế giới
06:47:46 11/05/2025
Bức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu Nhi
Sao việt
06:27:22 11/05/2025