Nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ, xỏ chỉ, đánh máy bằng chân
Không có đôi tay lành lặn, thế nhưng em Trần Văn Huy (20 tuổi) ở An Giang có thể viết chữ, gõ máy tính, chỉnh sửa video bằng điện thoại, thậm chí xỏ chỉ… với đôi chân của mình.
Tên thân thương “cậu bé viết chữ bằng chân”
Tìm về ấp Bình Thới, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hỏi thăm nhà cậu bé viết chữ bằng chân thì từ trẻ tới già ai cũng biết Trần Văn Huy. “Cậu bé viết chữ bằng chân” là cái tên thân thương mà nhiều người gọi em với sự cảm phục và một tình yêu thương nồng ấm.
Ban đầu, để điều khiển viết em tập vẽ trước, em cứ vẽ nghuệch ngoạc đến khi các ngón quen với việc cầm viết, Huy mới bắt đầu nắn nót từng chữ (Ảnh: Bảo Kỳ).
Sinh ra đã bị dị tật đôi tay, suốt 20 năm qua, Huy tự học cách làm mọi việc từ ăn cơm, đánh răng, đến cầm bút, viết chữ, đánh máy vi tính,… thậm chí xỏ kim chỉ bằng đôi chân khuyết tật của mình.
Huy sinh ra và lớn lên trong gia đình khó khăn, cha mẹ em quanh năm làm thuê kiếm sống. Bà Nguyễn Thị Nương (mẹ của Huy) tâm sự, mang thai hơn 9 tháng ròng rã, ngày bà Nương lâm bồn chẳng nghe được tiếng khóc của con. Sau đó, bác sĩ phải hồi sức cấp cứu, 30 phút sau Huy cất tiếng khóc.
Nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng chân
Sinh mạng được cứu sống nhưng thân thể Huy lại không giống đứa trẻ nào, tay chân em co quắp, không cử động như người thường. “Nuôi thằng Huy cực gấp 10 lần đứa trẻ khác. Đến 4 tuổi nó mới biết nói, khoảng 6,7 tuổi mới biết đi. Để đi được tôi không đếm nổi mình đã bồng con đến bao nhiêu bệnh viện, phòng khám có cả Đông- Tây y chạy chữa, tôi cứ sợ con bị liệt suốt đời”, bà Nương kể.
Theo lời mẹ Huy, quá trình để em tự đứng trên đôi chân của mình chẳng thể dễ dàng, bàn chân yếu ớt lòng bàn chân chẳng bằng phẳng, các ngón chân cũng không đều nhau. Đôi tay co quắp bẩm sinh chẳng có thể bám lấy vật gì làm điểm tựa mỗi khi đứng dậy, Huy lại ngã xuống đất, có khi đập cả đầu vào tường nhà.
Ban đầu, em tập vẽ trước, em cứ vẽ nguệch ngoạc đến khi các ngón quen với việc cầm viết, Huy mới bắt đầu nắn nót từng chữ (Ảnh: Bảo Kỳ).
Cứ thế, vết sẹo cũ chưa lành thì vết thương mới lại xuất hiện trên cơ thể, vậy mà Huy rất ít khi khóc. Và rồi, những bước chân xiêu vẹo, chao đảo cũng dần vững vàng, rắn rỏi sau một quá trình luyện tập gian khổ.
Mở cánh cửa cuộc đời bằng đôi chân
Bà Nương kể, năm 9 tuổi thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách đến trường, Huy cũng nằng nặc đòi đi học. Thấy vậy, bà lo lắng lắm, bà sợ Huy bị tật hai tay thì làm sao cầm bút viết được. Nhưng rồi, nhìn khát khao được đến trường của con trai, bà đánh “liều” dẫn con đến trường xin nhập học. Lúc đầu, nhà trường tỏ vẻ ái ngại, nhưng thấy sự quyết tâm và hiếu học của Huy nên đã nhận cháu vào lớp một.
Không chỉ viết chữ, Huy còn biến đôi chân của mình trở thành công cụ “đa năng”. Em có thể sử dụng máy tính, đánh văn bản, lướt điện thoại, chỉnh sửa video hay thậm chí xỏ kim giúp mẹ (Ảnh: Bảo Kỳ).
Không có tay, Huy tập viết chữ bằng chân. Ban đầu, em tập vẽ trước, em cứ vẽ nguệch ngoạc đến khi các ngón quen với việc cầm viết, Huy mới bắt đầu nắn nót từng chữ.
Những ngày luyện chữ với Huy là một cực hình đầy đau đớn, lưng em cúi sát xuống bàn, đầu nghiêng vẹo sang một bên, bàn chân kẹp bút mỏi nhừ, các kẽ ngón chân sưng tấy lên, tóe máu…
Những con chữ xiêu vẹo, méo mó không ra hình ra dạng ban đầu nhưng dần dần, được thay thế bằng nét chữ tròn trịa, đều đặn hơn. Bây giờ, chữ của Huy cũng đẹp không thua kém gì các bạn trong lớp.
Huy gõ máy tính bằng chân khá nhanh (Ảnh: Bảo Kỳ).
Không chỉ viết chữ, Huy còn biến đôi chân của mình trở thành công cụ “đa năng”. Em có thể sử dụng máy tính, đánh văn bản, lướt điện thoại, chỉnh sửa video hay thậm chí xỏ kim giúp mẹ.
Huy cho biết, học xong cấp 2 em được thầy cô định hướng sang học hệ giáo dục thường xuyên của trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật An Giang. Tại đây, sáng em học kiến thức phổ thông như các bạn, chiều em học lớp Tin học văn phòng. Song song đó, Huy còn học thêm chứng chỉ nghề Kế toán doanh nghiệp, vừa tốt nghiệp phổ thông em cũng đã được cấp chứng chỉ nghề.
Huy bên cha mẹ (Ảnh; Bảo Kỳ).
“Trừ việc chạy xe, những việc khác em đều có thể thực hiện chỉ với đôi chân của mình. Em rất thích đá banh, trước dịch hầu như tuần nào bạn em cũng đến nhà chở em đi đá banh. Tuy cơ thể em khác biệt nhưng em không còn tự ti nữa. Em tự hào vì em có đôi chân khỏe mạnh, làm được nhiều điều không phiền hà ai”, Huy tự tin nói.
Ông Nguyễn Tấn Nhựt – Trưởng khoa Giáo dục thường xuyên Bộ môn chung của trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật An Giang cho biết, Huy là một trong những học trò đặc biệt nhất của trường. Em rất chăm học, ngoan hiền và hay tham gia cổ vũ cho các hoạt động thể thao, văn nghệ.
“Học lực của Huy ở mức trung bình khá, hằng năm đều được nhà trường và Công ty Xổ số kiến thiết An Giang cấp học bổng. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, dù nằm trong đối tượng được đặc cách xét tốt nghiệp nhưng Huy vẫn cố gắng phấn đấu, chăm chỉ đến lớp đều đặn”, ông Nhựt nhận xét.
Trao học bổng Nguyễn Thị Minh Khai hỗ trợ học sinh, sinh viên
Ngày 23-10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TPHCM tổ chức trao học bổng Nguyễn Thị Minh Khai và dự án "Nâng bước em đi".
Ảnh minh họa
Theo đó, niên học 2021-2022, hội trao 162 suất học bổng Nguyễn Thị Minh Khai cho nữ sinh nghèo, hiếu học trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí hơn 450 triệu đồng.
Cũng nằm trong học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, hội đã trao 15 suất học bổng dự án "Nâng bước em đi" đợt 2 niên học 2020-2021 và 18 suất đợt 1 niên học 2021-2022 cho các em sinh viên đang học cao đẳng, đại học. Tổng kinh phí trên 290 triệu đồng.
Dự án học bổng "Nâng bước em đi" được Hội LHPN TPHCM thực hiện từ năm 2019, là học bổng toàn phần chăm lo sinh viên từ khi đậu đại học đến khi tốt nghiệp ra trường. Mức hỗ trợ mỗi năm là 18 triệu đồng.
Nam sinh giải nhất tay nghề toàn quốc: 14 tuổi đi làm thuê để tích vốn học tiếp Phải nghỉ học từ năm 14 tuổi do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nam sinh Đoàn Đức Mạnh phải đi làm thêm đủ nghề kiếm sống và dành dụm mới có tiền đi học lại. Vốn là học sinh ngoan, hiếu học nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên Đoàn Đức Mạnh (sinh năm 2001, sống tại xã Tản Lĩnh, Ba Vì,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ
Tin nổi bật
22:18:07 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga
Thế giới
22:16:15 14/05/2025
HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
Sao việt
22:15:59 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động
Sức khỏe
21:53:13 14/05/2025
Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?
Pháp luật
21:42:44 14/05/2025
GD trở lại dải đất chữ S sau 13 năm, 2 idol gốc Việt theo cùng, cát-xê cực sốc?
Sao châu á
21:37:20 14/05/2025
Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi
Lạ vui
21:34:04 14/05/2025
Cận cảnh xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Netizen
21:31:48 14/05/2025
Quentin Tarantino đã có một đêm đáng nhớ tại khai mạc LHP Cannes
Hậu trường phim
21:31:41 14/05/2025