Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh

Hình ảnh cậu bé Nguyễn Đông Khải học sinh lớp 3D trường Tiểu học Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh – không có tay bẩm sinh – chăm chút nắm cây bút bằng chân, nắn nót viết từng nét chữ khiến nhiều người xúc động về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh của em.

Vượt qua nghịch cảnh số phận

Những ngày mưa phùn, giá rét đầu năm, bước vào căn nhà nhỏ cũ kỹ, tuềnh toàng, rộng khoảng 30m2 của gia đình cháu Nguyễn Đông Khải (SN 2014), ở thôn Phủ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh – bị khuyết tật không có tay từ khi sinh ra, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến dưới ánh sáng của chiếc đèn học là cậu học sinh lớp 3D trường Tiểu học Ninh Xá đang tập trung cao độ vào đôi chân của mình để nắn nót viết từng nét chữ, con số trong lớp học online. Không để ý đến xung quanh ai nói gì, làm gì, hai mắt của Khải chỉ chăm chăm nhìn vào trang vở và miệt mài “đưa chân” viết theo lời cô giáo giảng bài.

Nói về Nguyễn Đông Khải, ông Nguyễn Văn Mỹ (ông nội của cháu) bùi ngùi cho biết, Khải sinh ra trong gia đình có 3 anh em, ngay khi mới chào đời Khải đã bị dị tật bẩm sinh, không có hai tay.

“Trong gia đình không có ai bị dị tật gì cả, cháu Khải là con trai thứ 2 trong gia đình, khi sinh ra được một ngày bác sĩ mới cho gia đình biết là con bị dị tật ở tay. Lúc đó, gia đình chúng tôi buồn lắm nhưng là “máu mủ” của gia đình nên dù cháu sinh ra có thế nào, gia đình cũng quyết tâm chăm sóc và nuôi nấng cháu lớn lên thành người. Thấy cháu trai tuy khiếm khuyết ở tay nhưng khỏe mạnh, gia đình tôi cũng yên lòng”, ông Mỹ nói.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh - Hình 1

Em Nguyễn Đông Khải học sinh lớp 3D trường Tiểu học Ninh Xá, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đang miệt mài học bài.Ông Mỹ cho biết thêm, do tuổi đã ngoài 70, sức yếu không phụ giúp được nhiều cho con cái, chỉ ở nhà chăm nom các cháu, để bố mẹ cháu chuyên tâm làm ăn, kiếm tiền nuôi các con ăn học, thành người. Tuy cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng Khải luôn có tinh thần rất cao trong việc học tập, nhiều năm liền cháu được nhà trường khen thưởng có thành tích khá trong học tập.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh - Hình 2

Ông Nguyễn Văn Mỹ- ông nội của cậu bé Nguyễn Đông Khải bùi ngùi khi tâm sự với phóng viên.

“Ngày đầu tập viết, người Khải cong lên theo từng nét chữ, mồ hôi chảy dài trên má. Đặc biệt, những tháng đầu mới tập viết, hai ngón chân kẹp bút của Khải rướm máu nhưng cháu vẫn không chịu dừng bút. Sự kiện trì của Khải cuối cùng cũng không uổng công. Dần dần, Khải luyện cầm bút bằng chân thành thạo, viết chữ đẹp, gọn nét và thẳng hàng hơn. Thấy cháu ham học, tôi đã hỏi các giáo viên tiểu học mua sách về hướng dẫn cho con tập đọc, tập viết bằng chân trên tấm bảng đen ở một góc nhà”- ông Mỹ cho biết thêm.

Chiến thắng chính mình

Cậu bé Nguyễn Đông Khải là con trai thứ 2 trong 3 người con của gia đình anh Nguyễn Văn Thịnh. Theo anh Thịnh, từ khi 2 tuổi, Khải đã nói sõi, cháu biết dùng chân chơi trò chơi, tự xúc ăn cơm… Khi đi mẫu giáo, anh Thịnh mong con có môi trường để hòa nhập, Khải có thể thoải mái chơi đùa cùng bạn bè, được tập tô, tập vẽ, tập viết cùng các bạn. Niềm mong mỏi của người cha đã trở thành hiện thực với sự nhiệt tình trợ giúp của thầy cô, Khải đã có thể làm được nhiều thứ bằng đôi chân của mình.

“Đã từng có nhiều lần Khải hỏi rằng, bố ơi, sao con không có tay như các bạn, bao giờ tay con sẽ mọc lại hả bố? Câu hỏi thơ ngây của con khiến tôi không kìm được nước mắt. Dù rất khó khăn nhưng tôi vẫn chọn cách nói thật, giải thích cặn kẽ cho Khải hiểu rằng, con là người khuyết tật, tay con sẽ không bao giờ mọc nữa… Chính vì nhận thức được sự thiếu hụt trên cơ thể, vì vậy mà Khải tập cho đôi chân của mình có thể làm mọi việc của đôi bàn tay”- anh Thịnh cho biết.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh - Hình 3

Những nét chữ được em Khải viết nắn, tỉ mỉ và cẩn thận.

Nói về khoảng thời gian xin cho Khải đi học, anh Thịnh cho biết đó là khoảng thời gian rất khó khăn vì không trường học nào phù hợp để cho cháu đi học và giáo viên nói không đủ năng lực để dạy những bé khuyết tật như Khải. Không nản chí, gia đình vẫn kiên trì khuyến khích cháu học ở nhà.

“Do cháu không có cả 2 tay nên việc dạy cháu viết chữ vô cùng khó. Tập đọc thì cháu học nhanh nhưng cứ mỗi khi tập viết thì gặp khó khăn. Tuy nhiên, không phụ tấm lòng yêu thương của toàn gia đình, Khải đã được trường Tiểu học Ninh Xá (Thuận Thành, Bắc Ninh) nhận vào học vì nghị lực vượt lên khó khăn của cháu”, anh Thịnh kể lại.

Nói về những dự định tương lai cho con, anh Thịnh cho biết: “Trước mắt gia đình tôi chỉ mong lo được cho con đi học cho bằng bạn bằng bè, để cháu có thể biết chữ, biết tính toán là tôi vui lắm rồi. Thấy cháu bị như vậy 2 vợ chồng chúng tôi cũng chịu khó bảo ban nhau làm ăn, tích góp mỗi tháng dành để cho cháu Khải vài triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm, vì cháu sinh ra đã thiệt thòi hơn 2 anh em rồi. Mong sao khi cháu lớn cháu có chút vốn bố mẹ để lại mà dành dụm làm ăn, sinh sống có ích cho xã hội”.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh - Hình 4

Dù bị cụt cả hai tay đang chăm chút nắm cây bút bằng chân, nắn nót viết từng “con chữ” khiến ai cũng phải nể phục vì nghị lực sống phi thường.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, cô Nguyễn Thị Huệ – Giáo viên Chủ nhiệm lớp 3D trường Tiểu học Ninh xá, huyện Thuận Thành cho biết, trên lớp, Khải luôn lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, không vì hoàn cảnh khó khăn hay bản thân tật nguyền mà mặc cảm, tự ti. Đặc biệt, trong việc học tập em luôn nỗ lực rất nhiều để đạt được thành tích tốt.

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cộng thêm hoàn cảnh khó khăn khi trường triển khai việc học tập online tại nhà. Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động quan tâm hỗ trợ em Khải về phương tiện học tập như máy tính bảng để giúp em học tập tốt hơn, bắt kịp được các bạn cùng trang lứa”- cô Huệ chia sẻ./.

Người lớn thích ứng với dịch, sao cứ bắt trẻ ở nhà?

Một bác sĩ nổi tiếng nói như vậy khi bày tỏ nỗi lo lắng trẻ sẽ dừng phát triển nếu cứ tiếp tục bị nhốt ở nhà như hiện nay thay vì đến trường.

Trong khi nhiều địa phương còn phức tạp về dịch COVID-19 như TP.HCM, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh vẫn tổ chức dạy học trực tiếp thì ở Hà Nội, hầu hết các lớp vẫn học trực tuyến gần 9 tháng qua.

Có hai con đang học lớp 7 và lớp 12, anh Lâm Quang Hưng (45 tuổi, ở Hoàn Kiếm) trông ngóng từng ngày chờ trường học mở cửa. Khi năm học mới bắt đầu, hai vợ chồng anh bàn trước các kịch bản, phân công cụ thể nhiệm vụ từng người ở từng giai đoạn. Thậm chí, gia đình còn tính tới tình huống xấu có thể phải học online đến hết năm. Đến giờ thì kịch bản xấu nhất này sắp thành hiện thực.

Anh lo ngại nhất là trường học đóng cửa, con học online kéo dài sang đến hết học kỳ II. Đó thực sự là quãng thời gian quá dài, quá sức chịu đựng của các con.

Người lớn thích ứng với dịch, sao cứ bắt trẻ ở nhà? - Hình 1

Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)

"Ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và một số địa phương lân cận, học sinh vùng dịch vẫn đi học bình thường. Trường nào đủ điều kiện chống dịch đều bố trí học trực tiếp. Học sinh học 1 buổi trong ngày, thời gian còn lại kết hợp học trực tuyến. Khi có học sinh là F0, trường chỉ khoanh vùng và cách ly học sinh chung lớp đó, không quá tiêu cực đóng toàn bộ. Trong khi đó, Hà Nội vẫn khăng khăng đóng cửa toàn bộ, điều này không những trái với tinh thần bình thường mới của Chính phủ mà cũng đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ và tâm thần của trẻ", vị phụ huynh nói.

Anh Hưng cho rằng, các quán cà phê, quán ăn đã mở cửa, trong khi trường học vẫn đóng. Đóng cửa trường học nhưng người lớn và trẻ vẫn tụ tập hàng quán khắp nơi, nguy cơ lây nhiễm cao hơn đến trường. Đây là điều này vô lý và khó hiểu ở Hà Nội.

Đóng cửa trường học nhưng người lớn và trẻ vẫn tụ tập hàng quán khắp nơi, nguy cơ lây nhiễm cao hơn đến trường.

Phụ huynh

Theo anh, trước tiên cần giải toả tâm lý, tạo cảm giác thích thú học tập cho các cháu. Phụ huynh cũng cần thời gian sắp xếp cho công việc khi nền kinh tế đang hoạt động trở lại.

Chị Nguyễn Thu Lan (43 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) băn khoăn, từ tháng 12/2021 thành phố triển khai tiêm vaccine cho toàn bộ học sinh độ tuổi 12 - 17. Nhưng đến nay trường học vẫn chưa mở cửa, các cháu phải thi học kỳ online.

Chị lo lắng con gái lớp 12 học online kéo dài sẽ ảnh hưởng đến điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tính đến nay, lứa học trò sinh năm 2004 trải qua ba năm THPT liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Theo chị, kỳ thi năm tới sẽ khó đảm bảo chất lượng.

"Hà Nội cần mở cửa sớm cho toàn bộ học sinh khối lớp 12 học trực tiếp, kể cả khu vực vùng cam. Các con hoàn thành 2 mũi vaccine, lại trưởng thành, có thể biết cách bảo vệ mình, vì thế chúng ta hoàn toàn yên tâm để trẻ đi học", vị phụ huynh đề xuất.

Có con học lớp 4, chị Nguyễn Phương Hoa (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, cuối tháng 12, cô giáo chủ nhiệm lấy ý kiến về việc cho học sinh đi học trực tiếp, chị và rất nhiều phụ huynh đã đồng ý.

Lý do chị đồng ý vì các con đều được tiêm đủ 2 mũi vaccine, nguy cơ lây nhiễm rất thấp. Các bậc phụ huynh đều chấp nhận tình huống xấu nhất nếu không may con mắc COVID-19 và họ sẵn sàng cùng cách ly để chăm sóc con.

"Nguyện vọng lớn nhất của con tôi bây giờ là được đến trường. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải tập cho con thích nghi với hoàn cảnh hiện tại", chị Hoa nói.

Trốn dịch đến bao giờ?

Hai năm qua, Hà Nội 4 lần tạm dừng hoạt động dạy học do COVID-19. Đợt 1, từ tháng 2 đến 4/2020 các trường học phải tạm đóng cửa. Giáo viên lúng túng, học sinh bỡ ngỡ chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến. Năm học 2019 - 2020 phải kéo dài đến 15/7/2020 mới kết thúc.

Đợt 2, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8/2020. Thời gian này học sinh nghỉ hè nên không ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 phải chia làm 2 đợt.

Đợt 3, tháng 2/2021, mất 1 tháng đầu học kỳ 2 của năm học 2020 - 2021. Đợt 4, khởi phát từ 27/4/2021 cho đến nay gần 9 tháng.

Câu hỏi "trốn dịch đến bao giờ" được thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đặt ra trong bối cảnh ấy.

Người lớn thích ứng với dịch, sao cứ bắt trẻ ở nhà? - Hình 2

Giáo viên dạy học online. (Ảnh minh hoạ: M.H)

Thầy Khang băn khoăn: "Nếu ngành y tế tập trung chống dịch mỗi khi bùng phát thì ngành giáo dục chẳng còn cách nào khác là cùng nhau ở nhà dạy và học online. Như thế gọi là trốn dịch để duy trì việc học. Lần này trốn lâu quá, không còn trốn tạm thời nữa. 9 tháng đóng cửa trường, thầy trò kiên trì ở nhà trốn dịch. Đóng cửa trường mãi sao? Các con phải trốn dịch đến bao giờ?"

Cũng theo thầy Khang, sau khi thành phố Hà Nội có kế hoạch cho các địa phương vùng 1, 2 được đến trường trực tiếp, nhà trường khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh.

Theo đó, 84% đồng ý cho học sinh nghỉ học và chỉ 16% phụ huynh đồng ý cho học sinh đi học trong bối cảnh này.

Trở ngại lớn nhất hiện nay là tâm lý lo lắng của phụ huynh khi cho con trở lại trường. Lo con nhiễm bệnh trở thành F0 chỉ một phần, nhưng lo nhiều hơn khi con trở thành F1, F2 rồi phải đi cách ly tập trung nơi này, nơi khác.

Trước tình huống đó, dù gần 9 tháng học sinh chưa được đến trường nhưng trường vẫn tiếp tục cho các em học trực tuyến vì không thể đi ngược lại phần lớn mong muốn của phụ huynh.

Theo vị hiệu trưởng, các địa phương, các trường học phải bình tĩnh, có cách ứng xử với F0, F1, F2 xuất hiện trong trường hợp lý để phụ huynh yên tâm. Mặt khác, phụ huynh cần vượt qua nỗi lo, tỉnh táo và yên tâm cho trẻ đến trường khi địa phương có điều kiện thích hợp.

Nói về lộ trình, kế hoạch trở lại trường, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, chỉ khi nào đảm bảo an toàn, Hà Nội mới cho học sinh đến trường. "Nếu không có gì thay đổi, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dự kiến Sở sẽ tiếp tục đề xuất với thành phố cho học sinh khối 7 đến 12 đi học trở lại 100% ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã", ông Cương nói.

Để đưa ra đề xuất, Sở sẽ cân nhắc dựa trên tình hình dịch bệnh tại thành phố cũng như tỷ lệ tiêm chủng của học sinh. Tính đến 11/1, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-14 tuổi ở Hà Nội đạt 99,5% mũi 1 và 90,3% mũi 2; trẻ từ 15-17 tuổi đạt 99,4% mũi 1 và 93,9% mũi 2.

Phải làm tốt nhất để học sinh đến trường

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng, cần để các em đi học sớm nhất để giảm bớt sang chấn tâm lý, tăng cường quan hệ xã hội, tương tác giữa thầy trò.

Để học sinh nhanh chóng đến trường, việc đầu tiên là các em phải được tiêm vaccine. Song song với đó là những giải pháp như 5K, học giãn cách, chia ca. Như vậy, nếu có F0 thì việc lây lan sẽ hạn chế hơn.

"Thậm chí, tiến tới chúng ta phải có quy trình chuẩn như Nhật Bản khi xảy ra động đất học sinh sẽ học thế nào, quy trình ra sao. Nên chăng cần xây dựng quy trình chuẩn trong nhà trường khi phát hiện F0 thì xử lý thế nào", đại biểu Hạ bày tỏ.

Ông Hạ nói thêm, khi mở cửa lại nền kinh tế thì việc cho trẻ em đến trường là yêu cầu quan trọng để bố mẹ các em yên tâm làm việc, cuộc sống sớm trở lại bình thường mới.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, phải làm sao để học sinh được đi học và được học trực tiếp tại trường, bởi đi học là nhu cầu rất chính đáng của các em.

"Mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm để làm được điều đó. Hiện nay, học trực tuyến là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng để hỏi "học có hiệu quả không?", tôi khẳng định là không thể bằng trực tiếp. Bên cạnh đó còn có những tác hại, có thứ nhìn thấy và cũng có thứ chúng ta chưa thể nhìn thấy hết. Vì vậy, phải giải quyết tốt nhất để các em được đi học và được học trực tiếp tại trường", ông nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2HOT: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi bí mật đón con thứ 2
14:39:02 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếngNàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
11:17:06 11/05/2025
Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tàiLệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
12:16:05 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạDoãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
13:05:11 11/05/2025
Tay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy ViênTay săn tin số 1 xứ Đài bóc trần sự thật đáng xấu hổ về gia đình Từ Hy Viên
13:10:33 11/05/2025
Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"
11:27:24 11/05/2025
Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễnĐệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn
16:08:33 11/05/2025
Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"
14:25:39 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương

Pháp luật

16:20:00 11/05/2025
Chiều 11/5, Công an Bình Dương đang khẩn trương điều tra vụ người đàn ông được phát hiện tử vong trước tiệm rửa xe ở đường DL12, phường Thới Hòa, TP Bến Cát.
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Tin nổi bật

16:19:47 11/05/2025
Khoảng 4 giờ 30 sáng 11-5, đoạn đường dẫn phía chân cầu Hòa Bình (thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bất ngờ sụt lún.
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo

Sao châu á

16:04:31 11/05/2025
Người hâm mộ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang háo hức chờ đến ngày gặp gỡ BABYMONSTER trong chuyến lưu diễn đầu tiên của sự nghiệp. Nhưng 1 thông tin đã khiến họ tụt hết mood.
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc

Tv show

16:03:00 11/05/2025
Concert Anh Trai D-6 khép lại với nhiều cảm xúc lẫn lộn, buồn - vui - phẫn nộ - lo lắng và cả biết ơn. Khoảnh khắc nói lời tạm biệt khán giả, các nghệ sĩ không giấu nổi sự xúc động mà bật khóc sân trên sân khấu.
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em

Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em

Nhạc việt

15:49:07 11/05/2025
Tối 10/5, liveshow Tỉnh thức của Tuấn Hưng đã diễn ra tại TPHCM, đánh dấu đêm diễn mở màn cho Góc ban công tour 2025 và cũng là liveshow đầu tiên kể từ khi nam ca sĩ chính thức Nam tiến.
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc

Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc

Hậu trường phim

15:39:14 11/05/2025
Nhiều khán giả cho rằng, nếu Yelena không được xây dựng như một nhân vật đặc biệt, chắc chắn Thunderbolts* sẽ không thể tạo được nhiều ấn tượng như vậy.
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất

MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất

Ôtô

15:38:17 11/05/2025
Mức giá cụ thể của bản độ độc nhất này không được công bố. Trên thị trường xe cũ, giá trung bình của một chiếc Ford GT thế hệ thứ hai đang được giao dịch vào khoảng 1,1 triệu USD, tương đương 27,5 tỷ đồng.
Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Thế giới

15:32:00 11/05/2025
Xung đột leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể hé lộ cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc và phương Tây.
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc

Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc

Netizen

15:30:53 11/05/2025
Người đàn ông Trung Quốc gây xúc động khi cõng mẹ già 88 tuổi bị liệt đi du lịch, giúp bà thay đổi không khí và tận hưởng cuộc sống.
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu

Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu

Xe máy

15:27:56 11/05/2025
Moto Guzzi V7 Special, Kawasaki W800 ABS là những mẫu môtô cổ điển đáng mua nhất thế giới năm 2025.
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Thế giới số

15:02:30 11/05/2025
Ở lĩnh vực giáo dục, AI có thể được ứng dụng để cá nhân hóa học tập, phát triển các công cụ hỗ trợ giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh, tạo ra môi trường học tập thích ứng và nâng cao chất lượng giáo dục.