Nghị sĩ Anh kêu gọi đẩy mạnh “đón sóng” nhân tài khoa học từ Mỹ
Khi EU và các quốc gia khác đưa ra kế hoạch nhằm thu hút nhà khoa học hàng đầu muốn rời khỏi nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump , một nghị sĩ Anh cũng kêu gọi London có động thái tương tự.
Nghị sĩ Chinyelu “Chi” Onwurah (Ảnh: Signal).
Chủ tịch Ủy ban Khoa học, đổi mới và công nghệ của Quốc hội Anh , nghị sĩ Chinyelu “Chi” Onwurah, đã viết thư gửi Bộ trưởng Khoa học Anh Patrick Vallance, kêu gọi London cần nỗ lực hơn nữa để thu hút các nhà khoa học đang rời Mỹ.
“Một số trường đại học tại châu Âu đã bắt đầu tích cực tuyển dụng các nhà nghiên cứu từ Mỹ. Các quốc gia như Hà Lan và Australia đã lập các quỹ để tuyển dụng các nhà khoa học nước ngoài hàng đầu. Australia đang kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp để hỗ trợ một “nỗ lực phối hợp trên toàn quốc” nhằm cung cấp gói định cư cạnh tranh cho các nhà khoa học rời khỏi Mỹ”, bà Onwurah viết trong bức thư.
Nước Anh từng trải qua tình trạng chảy máu chất xám từ những năm 1960, khi những công dân Anh tài năng và có trình độ học vấn cao di cư để tìm kiếm mức lương cao hơn và triển vọng tốt hơn tại Mỹ.
Anh được cho là đang hướng tới mục tiêu thu hút 10 nhóm các nhà nghiên cứu, nhưng chương trình này dự kiến cần khoản quỹ khoảng 67 triệu USD.
Bà Onwurah kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn nữa và cung cấp hỗ trợ có mục tiêu đối với các nhà khoa học muốn rời Mỹ, cụ thể là xem xét các lựa chọn như nới lỏng yêu cầu về thị thực.
“Trong các cuộc trò chuyện với các học giả Mỹ, họ đã nhấn mạnh rằng sẽ đánh giá cao sự ủng hộ từ phía Anh”, bà khẳng định.
Ủy ban Khoa học, đổi mới và công nghệ từng chất vấn Bộ trưởng Vallance về vấn đề trên, khi nghị sĩ Emily Darlington lưu ý về sự cắt giảm nguồn tài trợ đối với Viện Y tế Quốc gia (NIH) tại Mỹ, cũng như thái độ không tích cực với vaccine và nghiên cứu tế bào gốc.
Bà Onwurah đặt câu hỏi rằng liệu đây có phải là cơ hội để Anh tiến lên trong những lĩnh vực mà chính quyền mới của Mỹ không muốn tài trợ hay không, và cân nhắc liệu London có nên xem xét các ưu đãi bổ sung để thu hút các nhà khoa học vào các lĩnh vực đó hay không.
Video đang HOT
Bà Onwurah chỉ ra một số lý do có thể cản trở Anh thu hút các tài năng khoa học nước ngoài.
Thứ nhất, chi phí thị thực của Anh có thể cao hơn tới 17 lần so với các quốc gia tương đương. Đối với sinh viên ngoài khối EU muốn thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ, chi phí này là 694 USD chỉ để nộp đơn xin thị thực, cộng với phụ phí y tế (ví dụ: 1.745 USD cho thị thực 2 năm). Đối với các nhà khoa học đủ điều kiện đến bằng thị thực “Tài năng toàn cầu” để làm việc nghiên cứu hoặc theo đuổi sự nghiệp học thuật, chi phí là 1.017 USD cho thị thực cộng với phụ phí y tế bắt buộc là 1.375 USD mỗi năm.
Trong khi đó, Đức chỉ tính phí thị thực 101 USD cho công dân nước thứ ba nếu họ có bằng tiến sĩ và có kế hoạch nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đức. Chi phí thị thực tài năng nghiên cứu của Pháp là 253 USD trong 4 năm (mặc dù cả hai nước đều yêu cầu người nộp đơn phải mua bảo hiểm y tế tư nhân).
Tuy nhiên, lệ phí thị thực không phải là rào cản duy nhất. Mức lương học thuật tại Mỹ cũng cao hơn ở Anh. Mức lương trung bình của nhân viên trường đại học được cho là khoảng 53.000 USD cho một giảng viên và khoảng 121.000 USD cho một giáo sư, trong khi giáo sư chính thức trung bình nhận thù lao khoảng 155.000 USD tại Mỹ.
Bà Onwurah cho rằng, điểm tích cực là người Mỹ và người Anh đều nói tiếng Anh, nên nếu các nhà khoa học tại Mỹ đang tìm kiếm vị trí ở nước ngoài thì rõ ràng đây là cơ hội cho Anh.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã tuyên bố đóng băng khoản tài trợ 2,2 tỷ USD cho Đại học Harvard và sẽ tước quyền miễn thuế của trường (Ảnh: SBS).
Việc nhiều nước đưa ra các chiến lược nhằm thu hút các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích là tấn công vào nền giáo dục đại học và nhắm vào nhiều trường đại học hàng đầu. Đáng chú ý là cuộc tranh cãi giữa chính quyền Trump và Đại học Harvard, khiến trường này bị “đóng băng” 2,2 tỷ USD tài trợ và bị đe dọa tước bỏ quyền miễn thuế.
Liên minh châu Âu mới đây đã đưa ra gói ưu đãi trị giá 500 triệu euro (566 triệu USD) để thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài, trong đó Pháp cam kết hỗ trợ thêm 100 triệu euro.
Hôm 5/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cùng tham dự một sự hiện Đại học Sorbonne ở Paris, trong đó họ đã cam kết đưa ra các ưu đãi và biện pháp bảo vệ cho các nhà nghiên cứu đang tìm cách chuyển đến châu Âu.
Sự kiện mang tên “Chọn châu Âu cho khoa học” quy tụ nhiều quan chức các nước và giới học giả, là động thái mới nhất nhằm mở cửa châu Âu đối với các học giả và nhà nghiên cứu tại Mỹ, những người lo ngại công việc của họ bị đe dọa bởi việc cắt giảm chi tiêu liên bang cho các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu, cũng như việc các cơ sở giáo dục đại học Mỹ bị chính quyền nhắm mục tiêu vì các chính sách đa dạng.
Sự kiện diễn ra sau khi 13 quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Tây Ban Nha, đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu, kêu gọi cơ quan này hành động nhanh chóng để thu hút nhân tài học thuật.
Pháp được cho là đặc biệt quan tâm đến việc thu hút các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực y tế – đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, cũng như nghiên cứu về khí hậu và trí tuệ nhân tạo.
Pháp đã khởi động sáng kiến “Chọn Pháp cho khoa học” của riêng nước này vào tháng 4 với một nền tảng chuyên dụng cho các đơn đăng ký tiếp nhận các nhà nghiên cứu quốc tế.
Trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của Pháp CNRS gần đây cũng đưa ra một sáng kiến mới để thu hút các nhà khoa học nước ngoài có nghiên cứu bị đe dọa, cũng như các nhà nghiên cứu Pháp đang làm việc ở nước ngoài, một số người trong số họ “không muốn sống và nuôi dạy con cái ở nước Mỹ dưới thời chính quyền Trump”, chủ tịch của CNRS, Antoine Petit, nói với truyền thông Pháp.
Đại học Aix-Marseille đã khởi động chương trình “Nơi an toàn cho khoa học” vào tháng 3. Trường này sẽ tiếp nhận các nhà nghiên cứu nước ngoài đầu tiên vào tháng 6.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một số thách thức mà Pháp phải giải quyết, như đầu tư nghiên cứu ở Mỹ – bao gồm cả quan hệ đối tác công tư – trong nhiều năm qua luôn lớn hơn ở châu Âu. Châu lục này cũng tụt hậu so với Mỹ về đầu tư vào các trường đại học và trung tâm nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu Pháp thường xuyên nêu ra vấn đề về mức lương tương đối thấp và các hợp đồng bấp bênh cho nhiều nhà nghiên cứu ở Pháp. Trung bình, một nhà nghiên cứu học thuật ở Mỹ được trả lương cao hơn so với đồng nghiệp Pháp của họ. Các công đoàn ở Pháp đã kêu gọi các hợp đồng tốt hơn, các điều khoản lương tốt hơn và tài trợ tốt hơn trên toàn bộ các tổ chức nghiên cứu.
Một số người ở Pháp hy vọng khoảng cách lương giữa các nhà khoa học ở Pháp và Mỹ sẽ thu hẹp, một khi chi phí giáo dục và y tế thấp hơn, và các phúc lợi xã hội tốt hơn ở Pháp được tính đến.
Hồi tháng trước, ông Friedrich Merz, người nhậm chức Thủ tướng Đức mới đây, cũng bày tỏ sự bất bình đối với cách chính phủ Mỹ hiện đối xử với các trường đại học tại nước này, và cho rằng “đây là một cơ hội lớn cho chúng ta”.
Ninh Trần
Chảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống Trump
Bị cắt ngân sách, đuổi khỏi phòng thí nghiệm và đối mặt trục xuất, hàng ngàn nhà khoa học đang rời Mỹ.
Liệu cuộc tháo chạy trí tuệ này có đảo ngược vị thế khoa học toàn cầu của Washington?
Đại học Georgetown tại Washington D.C (Mỹ). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo tờ Politico (Politico.eu), trong lịch sử nhân loại, các cường quốc đều dày công xây dựng những "thánh đường" tri thức để thúc đẩy sự tiến bộ. Thế nhưng, khi hoạt động tự do nghiên cứu của các học giả bị đe dọa, một quy luật tất yếu diễn ra: họ sẽ rời đi.
Trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Mỹ nổi lên như một "miền đất hứa" cho giới trí thức toàn cầu. Bất chấp những tồn tại khác, quốc gia này đã thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới nhờ môi trường nghiên cứu được khuyến khích, cùng hệ thống các trường đại học hàng đầu. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Donald Trump hiện nay, với những đòn tấn công mạnh mẽ vào hệ thống giáo dục đại học, một cuộc "chảy máu chất xám" ngược dòng đã bắt đầu.
Điều đáng nói, phần lớn những bộ óc tinh túy này đang tìm đến châu Âu - lục địa mà ông Trump dường như không mấy thiện cảm. Đây không chỉ là một sự lựa chọn đơn thuần. Việc cắt giảm ngân sách đột ngột đã khiến nhiều học giả và nhà nghiên cứu ở Mỹ mất việc. Trong khi đó, các học giả nước ngoài, những người đã xem Mỹ là quê hương thứ hai, đang bị trục xuất hoặc bị từ chối nhập cảnh với những lý do mơ hồ, hoặc sống trong nỗi lo sợ điều đó sẽ xảy ra với mình.
Margaret McFall-Ngai, nhà sinh hóa tại Viện Công nghệ California, mô tả tình hình hiện tại là "tồi tệ và ngày càng tồi tệ hơn". Ông dẫn chứng một trường hợp điển hình về một sinh viên Mỹ xuất sắc nhưng không tìm được cơ hội nghiên cứu trong nước do các chương trình bị đóng cửa hoặc cắt giảm mạnh. "Tôi đã gửi hồ sơ cá nhân của cô ấy cho các đồng nghiệp ở châu Âu và cô ấy sẽ đến Max-Planck ở Đức để làm nghiên cứu sinh sau đại học", chuyên gia này chia sẻ.
Đây không phải là một trường hợp cá biệt. Một cuộc khảo sát trên tạp chí Nature cho thấy, trong số 690 nhà nghiên cứu sau đại học, có tới 548 người đang cân nhắc rời khỏi Mỹ. Thậm chí, một người còn bày tỏ: "Đây là nhà của tôi, tôi thực sự yêu đất nước này, nhưng rất nhiều người khuyên tôi nên rời đi ngay bây giờ".
Bên cạnh đó, theo ông McFall-Ngai, rất nhiều sinh viên quốc tế đang sống trong nỗi sợ hãi khi rời khỏi Mỹ. Nhiều người muốn về thăm gia đình nhưng nhận được thông báo rằng họ sẽ không được phép nhập cảnh trở lại.
Cho đến nay, làn sóng sa thải đã lan đến nhiều tổ chức uy tín như Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Viện Y tế Quốc gia (NIH) - đơn vị tài trợ lớn nhất thế giới cho nghiên cứu y sinh - buộc phải sa thải 1.200 nhân viên và đình chỉ việc xem xét tài trợ, đồng nghĩa với việc "đóng băng" nguồn sống của nhiều phòng thí nghiệm.
Trong khi Mỹ đang tự "đánh mất" nguồn lực trí tuệ quý giá, thì châu Âu và Canada lại đang mở rộng vòng tay chào đón. Mười ba quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Pháp và Đức, đã gửi thư kêu gọi tăng cường tài trợ và cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà khoa học di cư. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp Philippe Baptiste thậm chí còn kêu gọi một "phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ" đối với những quyết định trên.
Nhiều trường đại học trên khắp châu Âu đã triển khai các chiến dịch tuyển dụng đặc biệt, tìm kiếm các nguồn tài trợ mới để thu hút những cá nhân tài năng. Đại học Aix Marseille của Pháp đã dành 15 triệu euro cho 15 vị trí ba năm trong khuôn khổ chương trình "Nơi an toàn cho khoa học" của mình và nhận được hàng chục đơn đăng ký mỗi ngày từ những "người di cư khoa học". Vrije Universiteit Brussel (Bỉ) công bố 12 vị trí cho các nhà nghiên cứu quốc tế, đặc biệt nhắm đến các học giả người Mỹ. Viện Pasteur (Paris) cũng tích cực tuyển dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực như bệnh truyền nhiễm.
Phó hiệu trưởng Đại học Cambridge (Anh) cho biết họ "chắc chắn đang chuẩn bị" cho việc tuyển dụng những người có tiềm năng từ Mỹ. Tương tự, Patrick Cramer, Chủ tịch Viện Max-Planck (Berlin), mô tả Mỹ là "một nguồn nhân tài mới" và cho biết ông đã để mắt đến một số cá nhân xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Không chỉ châu Âu, Australia cũng đang xem xét cấp thị thực nhanh cho những người giỏi nhất. Tuy nhiên, điểm đến hấp dẫn nhất có lẽ là Canada, với lợi thế về khoảng cách địa lý và sự tương đồng văn hóa. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, đã có những cuộc thảo luận về việc người Mỹ di cư sang phía Bắc, nhưng số lượng vẫn còn hạn chế. Lần này, làn sóng di cư có thể sẽ thực sự lớn mạnh, không chỉ bao gồm các học giả mà còn cả các nhà báo, nhà hoạt động và bất kỳ ai cảm thấy bị đe dọa hoặc không thể hoạt động tự do.
Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple Chính phủ Anh đã yêu cầu Apple tạo cơ chế cho phép Anh tiếp cận được dữ liệu mã hóa của người dùng. Cụ thể, giới chức Anh đã đề nghị Công ty công nghệ Apple (Mỹ) tạo hệ thống "cửa sau" (backdoor) trong dịch vụ lưu trữ đám mây được mã hóa, qua đó cho phép chính phủ Anh thu thập dữ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình

Tổng thống Iran nói đã bị Israel mưu sát

Mỹ kết luận về cái chết của tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Thượng tướng Nga bị bắt vì biển thủ, nhận hối lộ

Chính trị Mỹ trước thách thức từ tỉ phú Elon Musk

Indonesia: Lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều người phải sơ tán

Đan Mạch nêu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, Australia đối mặt thách thức lớn khi biến thể XFG lan rộng

Chính quyền miền Đông Libya trục xuất phái đoàn cấp cao châu Âu

Chạy đua khắc phục lũ quét ở Texas

Tổng thống Mỹ sắp 'chốt hạ' về thuế quan

Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế 50% đối với đồng
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Bắt gặp mỹ nhân Running Man Việt xuất hiện cùng bạn trai nam thần, chỉ 1 hành động đập tan tin đồn chia tay
Thúy Ngân và Võ Cảnh dù chưa từng công bố hẹn hò nhưng thời gian gần đây lại có nhiều tin đồn cho rằng họ đã chia tay, thậm chí là cạch mặt.
Vbiz có 1 mỹ nhân đẹp trai chưa từng thấy, thần thái tổng tài ăn đứt cả dàn mỹ nam cộng lại
Hậu trường phim
00:12:50 10/07/2025
Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia
Sao việt
00:07:25 10/07/2025
Vợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồng
Pháp luật
23:28:31 09/07/2025
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy
Tin nổi bật
23:26:24 09/07/2025
Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'
Tv show
23:23:20 09/07/2025
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn
Sao châu á
23:07:06 09/07/2025
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
22:52:47 09/07/2025
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
22:30:23 09/07/2025