Nghị sĩ Mỹ lo ngại Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông
Nhiều nghị sĩ và chuyên gia Mỹ, trong đó có ông John McCain, kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama xem lại các kế hoạch hợp tác an ninh với Trung Quốc, và tỏ ý lo ngại Bắc Kinh sẽ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Các công trình trái phép của Trung Quốc ở đá Gạc Ma tháng 3/2015. Ảnh: Gmanetwork
Sau một năm Trung Quốc có những hành động gây hấn ở các khu vực có tranh chấp ở châu Á, một số nghị sĩ ở Washington đang kêu gọi ông Obama rút lại lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận chung hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC, theo Bloomberg.
Ông John McCain, Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ, cho biết những hành động của Trung Quốc trong năm ngoái đặt ra nghi vấn với chính quyền của ông Obama về kế hoạch mời Bắc Kinh tham dự RIMPAC vào mùa hè 2016 gần đảo Honolulu.
“Tôi sẽ không mời họ lần này vì cách cư xử tệ của họ. Trong vài năm qua họ đã lấp đầy 0,24 km2 đất xung quanh các đảo này, năm ngoái họ đã lấp 2,4 km2 và họ đang chuẩn bị đường băng. Không còn gì phải hoài nghi về tham vọng lãnh thổ của họ”, McCain nói.
Thượng nghị sĩ cảnh báo việc Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông có thể dẫn tới việc nước này thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ), giống với ADIZ mà Trung Quốc đơn phương đưa ra ở biển Hoa Đông cuối năm 2013. Ông McCain cho rằng Mỹ cần làm nhiều hơn để ngăn Trung Quốc tạo nên khu vực ADIZ thứ hai.
Một số lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ và quân đội muốn ngưng hợp tác với Trung Quốc, cảnh báo về việc củng cố quân đội của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông, bao gồm cả kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng “thân thiện” trên các đảo nhân tạo mới ở các vùng biển đang có tranh chấp ở châu Á. Các hình ảnh vệ tinh được công bố tháng trước cho thấy Trung Quốc đã xây dựng cái mà Đô đốc Harry Harris Jr., Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, gọi là “Vạn lý trường thành cát”.
Video đang HOT
Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự chính thức cuộc tập trận RIMPAC năm ngoái, cùng với 21 nước trên thế giới. Tuy nhiên Trung Quốc đã đưa tàu do thám tới mà không ai chào đón.
Theo một trợ lý trong Quốc hội Mỹ, Văn phòng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trao đổi với Hải quân Mỹ rằng họ không muốn mời Trung Quốc tới dự RIMPAC 2016 do cách cư xử gần đây của Bắc Kinh. Nhà Trắng cũng bày tỏ việc muốn loại Trung Quốc khỏi RIMPAC và thể hiện quan điểm cứng rắn hơn trước hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông, một quan chức chuyên về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương cho hay.
Trong chính phủ Mỹ, đang có tranh luận về việc Mỹ có tăng hợp tác với Trung Quốc để duy trì quan hệ hay giữ khoảng cách giữa hai quân đội. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter mới đây cho biết kế hoạch tàu sân bay Mỹ đến thăm Trung Quốc sẽ không diễn ra.
“Môi trường khu vực hiện nay và việc xem xét cân bằng quân sự cho thấy sự tham gia của Bộ Quốc phòng Mỹ với một chuyến thăm của tàu sân bay, sẽ không hỗ trợ các mục tiêu đã đưa ra của chúng ta ở thời điểm này”, Carter gửi thư cho McCain.
Patrick Cronin, chủ nhiệm chương trình An ninh châu Á- Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết Mỹ nên đưa ra đòi hỏi về cái giá ngoại giao và danh tiếng với Trung Quốc vì cách cư xử tệ của họ, và Mỹ cần tăng hợp tác với các nước khác trong khu vực.
“Chúng ta đang nỗ lực tránh bị Trung Quốc qua mặt. Khi họ làm những điều vi phạm các quy định, chúng ta cần phải đảm bảo chắc rằng họ không có lợi từ việc đó”, Cronin nói.
Các chuyên gia khác cho rằng Trung Quốc “không xứng đáng được tham gia cuộc tập trận”. “Họ không lấy được bất cứ bí mật nào ở RIMPAC. Vấn đề lớn hơn là thái độ của họ và cách hành xử của họ. Bạn tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể và nếu Trung Quốc không đáp ứng, họ sẽ không nhận được lời mời nào”, Michael Auslin, nghiên cứu sinh cao cấp tại Viện Kinh doanh Mỹ nói.
Trung Quốc từ tháng 5 năm ngoái đến nay liên tục có các hành động gây hấn ở Biển Đông. Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc công khai việc cải tạo, bồi đắp các đá ở Trường Sa. Bắc Kinh gần đây cũng bị Philippines tố là dùng tàu và vòi rồng đe dọa ngư dân.
Khánh Lynh
Theo VNE
Nhật Bản cân nhắc tuần tra trên biển Đông
Mỹ và Nhật Bản cùng chia sẻ mối lo ngại về những hành động của Trung Quốc trên biển Đông và có thể tuần tra chung tại khu vực này.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật chia sẻ nhận thức chung về vấn đề biển Đông - Ảnh: AFP
Ngày 29.4, Reuters dẫn nhiều nguồn tin cấp cao từ Mỹ và Nhật Bản cho hay Lực lượng Phòng vệ Nhật đang xem xét khả năng tham gia cùng Mỹ tuần tra trên không tại biển Đông. Khu vực này hiện là một điểm nóng quan ngại của nhiều bên trước những hành động của Trung Quốc, đặc biệt là việc cải tạo, bồi đắp phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN.
Một quan chức giấu tên ở Tokyo cho Reuters hay việc triển khai máy bay tuần tra biển Đông đang được bàn thảo sôi nổi trong giới tướng lĩnh Nhật. "Chúng ta phải cho Trung Quốc thấy rằng họ không sở hữu vùng biển này", nguồn tin nói.
Chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, nhưng máy bay Nhật có thể xuất phát từ Okinawa, nằm kế cận biển Đông để tham gia các hoạt động tuần tra của lực lượng Mỹ. Nhật cũng có thể đề nghị Philippines cho phép máy bay quân sự tiếp cận các căn cứ của nước này, và những ý tưởng đầu tiên có thể sẽ được đặt ra khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vào tháng 6, theo Reuters.
Trước đó, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas nhận định Washington sẽ hoan nghênh sự có mặt của Tokyo tại biển Đông để tạo thêm đối trọng trước sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Những thông tin trên được đưa ra trùng với thời điểm Thủ tướng Abe đang có chuyến thăm quan trọng đến Mỹ. Trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng hôm qua, ông Abe cùng Tổng thống Barack Obama thể hiện sự lo ngại trước các hoạt động xây đắp đảo nhân tạo và đường phi pháp trên biển Đông. Reuters dẫn lời Thủ tướng Abe nói hai nước "đồng lòng cương quyết phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng sẵn có", còn Tổng thống Obama cáo buộc Trung Quốc "sử dụng cơ bắp" để chèn ép các láng giềng trong vấn đề tranh chấp.
Nhân chuyến thăm, Mỹ và Nhật đã công bố Bản hướng dẫn về hợp tác quốc phòng song phương có sửa đổi theo hướng tăng cường phạm vi hoạt động chung lẫn sự linh hoạt của lực lượng hai nước, thay vì tập trung vào bảo vệ Nhật Bản và xử lý những vấn đề xung quanh nước này như văn kiện cũ. Bản hướng dẫn mới được xây dựng trên nền tảng Nhật Bản đang muốn có vai trò lớn hơn trong nỗ lực bảo đảm an ninh trong khu vực và quốc tế.
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ còn tái khẳng định cam kết hỗ trợ bảo vệ mọi khu vực lãnh thổ do Nhật quản lý, bao gồm cả nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.
Ngày 29.4 (giờ địa phương), Thủ tướng Shinzo Abe trở thành lãnh đạo Nhật đầu tiên có bài phát biểu trước lưỡng viện quốc hội của Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng đang gặp sức ép từ nhiều phía trong vấn đề xin lỗi về các hành động trong quá khứ của Nhật Bản khi dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 đang đến gần.
Trong mấy ngày qua tại Mỹ lẫn Hàn Quốc đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình của các phụ nữ Hàn Quốc từng bị ép làm "gái mua vui" cho binh lính Nhật để yêu cầu ông Abe phải có lời xin lỗi rõ ràng.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ lên án Trung Quốc 'ỷ mạnh hiếp đáp láng giềng' Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng ngày 28.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama cáo buộc Trung Quốc "ỷ mạnh" để giành lợi thế trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng. Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xuất hiện trong cuộc họp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Xe điện của Xiaomi liên tục bị khiếu nại: Tai nạn chết người, vênh cản
Ôtô
11:36:06 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025
Từng tự ti vì giọng địa phương nặng, nam sinh viết 1 câu cực "thấm" trong bài luận, giành luôn học bổng 14 trường đại học của Mỹ
Netizen
11:22:34 20/05/2025
Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025
Cận cảnh Honda SH350i bản Italy - nhập tư nhân, chưa chốt giá bán
Xe máy
10:40:04 20/05/2025
Tôi nhắc một cái tên, người tình giàu có đang vui vẻ bỗng nổi giận bỏ về
Góc tâm tình
10:38:36 20/05/2025
3 món đồ nội thất tưởng sang chảnh nhưng chủ nhà càng dùng càng hối hận
Sáng tạo
10:19:38 20/05/2025