Nghịch lý điểm chuẩn đại học: Nhiều trường tốp trên điểm trung bình

Nhiều trường công lập từng thuộc tốp trên giờ điểm chuẩn chỉ ở mức trung bình. Những ngành điểm thấp là những ngành truyền thống, những ngành đào tạo nhân lực hạ tầng cơ sở.

Nghịch lý điểm chuẩn đại học: Nhiều trường tốp trên điểm trung bình - Hình 1

Điểm chuẩn cao không đều là một nghịch lý trong tuyển sinhẢnh: Nghiêm Huê

Tiếp tục mất ngôi vương

Các trường khối An ninh, Quân đội năm nay tiếp tục nhường ngôi vương cho những trường kinh tế công nghệ, thậm chí là khoa học xã hội – nhân văn. Điểm chuẩn của hai học viện thuộc khối ngành an ninh tuy cao hơn hơn năm 2019 nhưng so với khối ngành công nghệ thông tin, kinh tế hay khoa học xã hội nhân văn thì không có sự đột biến.

Năm 2017, do “mưa” điểm 10 nên điểm trúng tuyển đối với nữ ở khối ngành công an lên đến 30,25/30 điểm (ĐH Phòng cháy chữa cháy tổ hợp A00 đối với nữ) hoặc 30,5/30 điểm ( Học viện An ninh nhân dân , tổ hợp D01 đối với ngành ngôn ngữ Anh) khiến dư luận xôn xao. Nhưng từ sau vụ việc gian lận thi cử 2018, điểm chuẩn của các trường thuộc lực lượng an ninh, quốc phòng đi vào thế ổn định.

Năm nay kỷ lục thuộc về ngành Hàn Quốc học , trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khi điểm trúng tuyển tổ hợp C00 lên đến 30/30 điểm. Kỷ lục này năm 2015 thuộc về ngành Luật của Học viện An ninh nhân dân đối với tổ hợp C00 dành cho nữ.

Khối ngành công nghệ năm nay tiếp tục giữ vị trí tốp đầu khi điểm chuẩn ngành khoa học máy tính của trường ĐH Bách khoa Hà Nội lên đến 29,04 điểm, ngành công nghệ thông tin, ngành trí tuệ nhân tạo… ở các trường ĐH khác cũng rất cao. Trường Đại học Xây dựng thế mạnh truyền thống là nhóm ngành xây dựng, cầu đường nhưng năm nay, hai ngành điểm cao nhất của trường là công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Ngành công nghệ thông tin cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Thủy lợi.

Video đang HOT

Với khối ngành y dược, điểm chuẩn của ngành y khoa cao nhất, ở mức gần 29 điểm (ĐH Y Hà Nội). Nếu so sánh với khối ngành khoa học công nghệ thì từ năm 2019, điểm chuẩn của ngành y đã không còn giữ vị trí bá chủ trong bảng xếp hạng điểm chuẩn các trường dân sự như những năm trước đây.

PGS. Trần Văn Tớp, nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, khối ngành quân đội, công an vẫn còn sức hút đối với một bộ phận thí sinh nông thôn, vì sinh viên không phải lo chi phí sinh hoạt, học phí và đầu ra. Còn với ngành y, TS Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT, cho rằng, vừa qua, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng học phí đột ngột khiến thí sinh thay đổi lựa chọn của mình trong bối cảnh các trường ĐH đang dần tiến tới tự chủ.

Vẫn có những ngành phải “ăn đong”

Trong khi đó, các trường công lập từng là “ngôi sao ” trong quá khứ, đào tạo những ngành cơ bản cho hạ tầng cơ sở nay rất khó tuyển sinh. Trường ĐH Xây dựng có nhiều ngành đào tạo nhân lực cho các ngành xây dựng, cầu đường, quy hoạch để phát triển hạ tầng cơ sở với điểm chuẩn chỉ ở mức 16 điểm. Với trường ĐH Giao thông Vận tải, điểm chuẩn cũng chỉ quanh mức 16 điểm.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, điểm chuẩn năm nay tăng cao vì lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng rất lớn. Chỉ tiêu của trường hơn 5.000 em nhưng có đến gần 66.000 nguyện vọng đăng ký. Tuy nhiên, một số ngành của trường năm nay vẫn không tuyển được dù điểm chuẩn rất thấp, chỉ bằng điểm sàn.

“Đây là bài toán xã hội nên rất khó. Đổi mới thi, tuyển sinh sắp tới nếu giao cho các trường, nhiều trường không thể lo được. Ví dụ như trường ĐH Giao thông Vận tải đào tạo từ Bắc đến Nam thì không thể rải mành mành tuyển sinh từ Bắc chí Nam được. Nên có thể liên kết với một số trường hoặc kết hợp với Sở GD&ĐT có chỉ đạo của Bộ”. PGS.TS Nguyễn Thanh Chương- Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông Vận tải

PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông Vận tải, cho biết, hiện xã hội rất cần nhân lực về xây dựng công trình giao thông yêu cầu kỹ thuật cao như đường cao tốc, đường sắt, hệ thống đường sân bay. Tuy nhiên gần đây, xây dựng giao thông đang bị ngừng trệ nên các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhu cầu tuyển dụng đang giảm dẫn đến xu hướng học ngành này giảm theo. Nhưng nhu cầu vẫn có và cần những nhân lực có trình độ cao. Thực tế hiện nay, với một số công nghệ mới, những vấn đề cần kinh nghiệm, Việt Nam vẫn phải mời chuyên gia nước ngoài sang tư vấn. Nhưng cơ bản, nhân lực của ngành khi đào tạo ra vẫn đáp ứng được yêu cầu.

Theo PGS. Nguyễn Thanh Chương, điểm chuẩn đầu vào những ngành học cơ bản thấp nên khâu đào tạo rất vất vả và có chọn lọc để đạt được chuẩn đầu ra. Nếu đúng tiến độ thì có khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp, còn lại bị chậm. Do vậy, đầu vào thấp ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Ông nhận định, việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh vẫn còn mang yếu tố trào lưu.

Ông cho rằng, cách thức tuyển sinh như hiện nay tốt nhưng sẽ rơi vào trạng thái, thí sinh đăng ký trường tốp trên trước. Khi không đỗ rồi mới lọt xuống trường top giữa rồi tốp dưới. Nhưng nếu cửa trên tìm mọi cách ngăn thì không còn thí sinh lọt được xuống các cửa dưới. Những trường chưa có truyền thống, mới thành lập sẽ không tuyển sinh được. Nên nhiều trường chưa tuyển đợt 1 đã thông báo tuyển đợt 2. Cùng với đó, cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng cũng là một yếu tố khiến chuyện đỗ ĐH mấy năm nay trở nên “mất thiêng”.

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, cho biết, điểm chuẩn năm nay có sự phân tầng rõ rệt theo nhu cầu thực tế của thí sinh. Các ngành thuộc các trường có học phí thấp thường có điểm chuẩn cao hơn các trường ĐH có học phí cao. Các trường thuộc tốp trên có điểm chuẩn cao hơn các trường ĐH khác. Những trường ĐH xét học bạ nhiều sẽ có điểm chuẩn cao hơn so với các trường ĐH không xét hoặc xét học bạ ít. Nhiều trường lấy điểm cao nhưng có thể sẽ phải tuyển bổ sung để đạt chỉ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những ngành “hot”, có điểm cao, nhiều ngành bộc lộ rõ sự yếu thế khi quá ít thí sinh đăng ký.

Điểm xét tuyển đại học cao: Mong manh cơ hội nguyện vọng 2

Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đại học (ĐH) năm 2020 của nhiều trường tăng lên nhiều so với năm trước, có những thí sinh điểm cao nhưng điều chỉnh nguyện vọng (NV) xét tuyển chưa chuẩn dẫn đến bị trượt vào ngành, trường mình yêu thích.

Sự lên ngôi của khối C

Trước đó, Bộ GD&ĐT, các chuyên gia làm tuyển sinh đã dự kiến điểm chuẩn các ngành ĐH năm 2020 sẽ tăng cao; khối A00 và A01 tăng từ 2 - 4 điểm, khối C và D tăng 1 - 2 điểm nhưng rất nhiều thí sinh vẫn hết sức bất ngờ khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn ngày 4 và 5/10. Có lẽ, 2020 là năm điểm chuẩn trúng tuyển ĐH của nhiều trường cao nhất trong vòng 4 năm qua, kể từ năm 2017. Điểm chuẩn ĐH lên tới 28, 29, 30 điểm/3 môn/tính trên thang điểm 10 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).

Đặc biệt là sự trở lại của điểm khối C00 truyền thống và điểm của những tổ hợp có môn thuộc khối C. Đơn cử, tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, điểm trúng tuyển tổ hợp khối C00 cao nhất như: Ngành Hàn Quốc học 30 điểm, Đông Phương học 29,75 điểm, Quan hệ công chúng 29, Khoa học quản lý 28,75 điểm, Quốc tế học 28,75 điểm, Quản trị văn phòng 28,5 điểm...

Điểm xét tuyển đại học cao: Mong manh cơ hội nguyện vọng 2 - Hình 1


Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hoàng Anh Tuấn tư vấn ngành học cho các em thí sinh. Ảnh: Trần Oanh

Các trường ĐH khác xét tuyển khối C có điểm trúng tuyển cũng rất cao so với những tổ hợp khác. Cụ thể như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khối C00, 31,5 điểm, còn tổ hợp C03 là 29,5 điểm, C19 là 31 điểm; ngành Truyền thông đa phương tiện, tổ hợp C15 là 27,57 điểm; ngành Truyền thông đại chúng, tổ hợp C15, 26,53 điểm...

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng có nhiều ngành khối C có điểm trúng tuyển từ 23 - 26,5 điểm như: Sư phạm Ngữ văn, C00, 26,5 điểm; Sư phạm Lịch sử, C00, 26 điểm; Sư phạm Địa lý, C00, 25,25 điểm; Giáo dục công dân, C20, 25,25 điểm; Giáo dục đặc biệt C20, 25 điểm; Quản lý giáo dục, tổ hợp C20, 24 điểm...

"Điểm chuẩn khối C cao đúng như những khuyến cáo của các chuyên gia, nhà hoạch định đã phân tích hoàn toàn đúng. Đó là, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng nền tảng tri thức về xã hội nhân văn vẫn đặc biệt quan trọng. Vẫn có nhiều em học sinh vẫn yêu thích các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đã đăng ký xét tuyển tổ hợp có môn khối C" - GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho hay.

Điểm cao vẫn trượt vì chủ quan

Dù đã biết trước được phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020, điểm trúng tuyển năm trước, dự báo điểm trúng tuyển năm 2020, cũng như tư vấn điều chỉnh NV nhưng có không ít thí sinh vẫn mắc sai lầm. Điều này dẫn đến có những em đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ngành mình yêu thích.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội thông tin: "Có thí sinh điểm cao chỉ đăng ký 1 - 2 NV khả năng trượt rất cao, bởi các trường ĐH dự đoán điểm trúng tuyển tăng từ 2 - 4 điểm là con số dao động rất lớn. Chúng ta biết, trong xét tuyển sinh, dù chỉ chênh nhau 0,01 điểm cũng đã trượt rồi".

Lại có thí sinh chủ quan cho mình đạt điểm cao, tin chắc khả năng trúng tuyển vào trường top trên nên đã không cân nhắc kỹ khi điều chỉnh NV. Em Lê Kim Ngân (quận Hoàn Kiếm) tiếc hùi hụi: "Em đạt 24 điểm, đã điều chỉnh NV 1 vào trường ĐH Luật Hà Nội; NV 2 và 3 lần lượt là Học viện Ngân hàng, trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng không ngờ cả ba NV đều trượt; thậm chí 2 trường NV 2, 3 còn có điểm trúng tuyển cao hơn trường NV1".Một số thí sinh đạt điểm cao bị trượt trường top trên đang mong chờ đợt xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên, không ít trường cho biết, số lượng tuyển đợt 1 đã đủ. Thậm chí có những trường còn đưa ra tiêu chí phụ để lọc bớt những thí sinh có điểm ngang bằng nhau, trong khi chỉ tiêu còn lại rất ít.

TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho hay, điểm chuẩn trúng tuyển của trường tăng 2 điểm so với năm 2019. Năm nay, do điểm quá cao nên nhà trường sẽ dùng tiêu chí phụ cho tất cả các ngành. Đó là trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển quá nhiều so với chỉ tiêu, những em ở cuối danh sách phải xét thêm tiêu chí phụ là điểm môn Toán và thứ tự NV đăng ký. Do có nhiều thí sinh điểm cao, lại ngang nhau nên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng dùng tiêu chí phụ, đó là thứ tự NV trúng tuyển khi thí sinh có điểm xét tuyển bằng mức điểm trúng tuyển.

Vì thế, sự chờ đợi các trường top đầu xét tuyển tuyển bổ sung để tranh một suất là hết sức mong manh với những thí sinh trượt NV1. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trúng tuyển những ngành NV sau gần giống với ngành NV 1 và yêu thích vừa vừa, thí sinh vẫn nên nhập học để tránh bị bỏ lỡ cơ hội trong cuộc tuyển sinh này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vì sao Hoa hậu Ý Nhi trượt top 20 Miss World 2025?Vì sao Hoa hậu Ý Nhi trượt top 20 Miss World 2025?
22:41:39 23/05/2025
Những lần nhập viện liên tiếp của Hoa hậu Mai Phương Thúy: "Báo động đỏ" cho sức khỏe ở tuổi 37Những lần nhập viện liên tiếp của Hoa hậu Mai Phương Thúy: "Báo động đỏ" cho sức khỏe ở tuổi 37
22:55:47 23/05/2025
Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàngClip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
23:36:29 23/05/2025
Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm nonTạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non
22:01:13 23/05/2025
Vết sẹo trên bụng vợ mới cưới hé lộ sự thật phũ phàng trong đêm tân hônVết sẹo trên bụng vợ mới cưới hé lộ sự thật phũ phàng trong đêm tân hôn
21:58:20 23/05/2025
Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vongVừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong
22:16:56 23/05/2025
Chuyên trang sắc đẹp hàng đầu thế giới bất ngờ đăng tải bê bối của Hoa hậu Thuỳ TiênChuyên trang sắc đẹp hàng đầu thế giới bất ngờ đăng tải bê bối của Hoa hậu Thuỳ Tiên
22:53:00 23/05/2025
Biến căng: Triệu Lệ Dĩnh nổi điên giữa đêm, công khai mắng thẳng mặt kẻ đâm sau lưng mìnhBiến căng: Triệu Lệ Dĩnh nổi điên giữa đêm, công khai mắng thẳng mặt kẻ đâm sau lưng mình
23:24:19 23/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

Sức khỏe

07:52:28 24/05/2025
Thanh long chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Theo Viện Y khoa Quốc gia Mỹ, những chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư và bệnh thoái hóa thần ...
Quang Linh Store như 'rắn mất đầu', nợ lương, nhân viên cũ lên clip bóng gió?

Quang Linh Store như 'rắn mất đầu', nợ lương, nhân viên cũ lên clip bóng gió?

Netizen

07:45:21 24/05/2025
Ngoài làm sáng tạo nội dung, Quang Linh Vlogs còn có công việc kinh doanh của riêng mình. Tên anh được dùng trong nhiều dự án và doanh nghiệp. Đồng thời, nam YouTuber cư dân mạng gọi vui là Chủ tịch cho thấy vai trò lãnh đạo.
Vy Oanh tuổi 40: Giữ sắc vóc sau 3 lần sinh nở, viên mãn bên chồng đại gia

Vy Oanh tuổi 40: Giữ sắc vóc sau 3 lần sinh nở, viên mãn bên chồng đại gia

Sao việt

07:43:43 24/05/2025
Ca sĩ Vy Oanh cho biết cô giữ sự lạc quan, yêu đời, yêu người bất chấp hoàn cảnh để có cuộc sống bình yên, hạnh phúc sau những thăng trầm.
HLV Conte đi vào lịch sử

HLV Conte đi vào lịch sử

Sao thể thao

07:39:36 24/05/2025
Antonio Conte từng giành chức 3 vô địch Serie A với Juventus (2011/12, 2012/13, 2013/14), Inter Milan (2020-21) và giờ là Napoli (2024/25).
Bị "chị em nối khố" Blake Lively lợi dụng ké fame, Taylor Swift và bạn trai quyết định "cạch mặt"?

Bị "chị em nối khố" Blake Lively lợi dụng ké fame, Taylor Swift và bạn trai quyết định "cạch mặt"?

Sao âu mỹ

07:37:51 24/05/2025
Vào ngày 23/5, Daily Mail đưa tin Taylor Swift được cho là đã chấm dứt tình bạn dài cả thập kỷ với Blake Lively, sau khi bị lôi vào vụ kiện tụng với Justin Baldoni.
Mỹ nhân Cbiz 'đẩy' cha ruột vào vòng lao lý, gia đình phá sản chỉ vì 1 trang sức

Mỹ nhân Cbiz 'đẩy' cha ruột vào vòng lao lý, gia đình phá sản chỉ vì 1 trang sức

Sao châu á

07:32:46 24/05/2025
Trên các hội nhóm tám chuyện Cbiz của xứ tỷ dân những ngày qua đang xôn xao bàn tán giá trị của 1 món trang sức mà mỹ nhân Sở Kiều Truyện phối trong lễ trưởng thành. Món trang sức tưởng chừng vô hại nhưng lại có nguy cơ đẩy cha của cô v...
Mẹ biển - Tập 45: Bí mật 20 năm trước được hé lộ, Ba Sịa được minh oan

Mẹ biển - Tập 45: Bí mật 20 năm trước được hé lộ, Ba Sịa được minh oan

Phim việt

07:29:57 24/05/2025
Người đàn bà có cháu nội được Ba Sịa cứu sống đã đến gặp Hai Thơ để nói về một bí mật mà bà ta giấu kín suốt nhiều năm trời, điều khiến Ba Sịa bị hiểu nhầm.
Màn lột xác chấn động cả Trung Quốc: Sao nữ bị tàn phá nhan sắc vì ngộ độc khí gas giờ đẹp như Kim Hee Sun

Màn lột xác chấn động cả Trung Quốc: Sao nữ bị tàn phá nhan sắc vì ngộ độc khí gas giờ đẹp như Kim Hee Sun

Hậu trường phim

07:20:51 24/05/2025
Ngày 23/5, trang QQ đưa tin nữ diễn viên Vương Cúc xuất hiện với ngoại hình hoàn toàn khác lạ khiến khán giả không nhận ra.
Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?

Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?

Nhạc việt

06:53:18 24/05/2025
Nhiều năm làm nghề cộng hưởng với sức nóng từ show thực tế hot nhất năm qua vẫn không thể giúp ca sĩ này thoát kiếp flop .
COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch

COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch

Thế giới

06:21:53 24/05/2025
Ông Anukool cho biết, hoạt động sản xuất khẩu trang trong nước hiện đạt khoảng 50 - 60% công suất và có thể mở rộng quy mô nếu cần. Nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn được cung ứng đầy đủ.
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!

Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!

Ẩm thực

05:58:59 24/05/2025
Hôm nay chúng tôi gợi ý cho bạn một cách chế biến món sườn heo khiến ngay cả những đứa trẻ kén ăn cũng phải yêu thích.