Nghịch lý Houthi hưởng lợi từ các cuộc không kích của Mỹ – Anh
Giới chuyên gia cho rằng các cuộc không kích Mỹ-Anh, thay vì triệt hạ Houthi, lại có thể mang đến cơ hội cho nhóm phiến quân này ở Yemen và khu vực.
Máy bay chiến đấu của không quân Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ quân sự Akrotiri ở đảo Síp trên Địa Trung Hải, tham gia chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen ngày 12/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc tấn công do Mỹ và Anh dẫn đầu nhằm vào nhóm phiến quân Houthi ở Yemen đang thể hiện một bước ngoặt mới đầy kịch tính trong cuộc xung đột ở Trung Đông – cuộc xung đột có thể có tác động khắp khu vực.
Theo Bộ chỉ huy Trung Đông của Lực lượng Không quân Mỹ, loạt cuộc không kích vào ngày 11/1 đã tấn công khoảng 60 mục tiêu tại 16 địa điểm, bao gồm cả thủ đô Sanaa của Yemen, cảng chính Hodeida và Saada, quê hương của người Houthi ở phía tây bắc đất nước.
Hành động quân sự này diễn ra sau nhiều tuần cảnh báo của Mỹ, yêu cầu Houthi ngừng tấn công các tàu thương mại ở eo biển chiến lược Bab el-Mandeb trên Biển Đỏ. Ngoài gây rối ở Biển Đỏ, Houthi – lực lượng dân quân vũ trang đang kiểm soát phần lớn miền bắc Yemen sau cuộc nội chiến gay gắt kéo dài gần một thập kỷ – cũng đã phóng tên lửa và máy bay không người lái về phía Israel.
Là một chuyên gia về chính trị Yemen, Tiến sĩ Khoa học chính trị Mahad Darar, tại Đại học Bang Colorado (Mỹ) cho rằng, các cuộc tấn công của Mỹ vào lực lượng Houthi sẽ có tác động sâu rộng – không chỉ đối với lực lượng phiến quân này và cuộc nội chiến ở Yemen, mà còn đối với khu vực rộng lớn hơn nơi Mỹ đang có các đồng minh chủ chốt. Tổ chức Houthi sẽ thu được lợi ích chính trị từ các cuộc tấn công này do sự ủng hộ một câu chuyện mà nhóm này đã nuôi dưỡng: rằng họ là những người đấu tranh tự do chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong thế giới Hồi giáo.
Người Houthi có thêm một lý do chính đáng
Cuộc xung đột Israel-Gaza đã tiếp thêm sinh lực cho Houthi, mang lại cho lực lượng một lý do tồn tại vào thời điểm mà vị thế của họ ở quê nhà đang giảm sút.
Vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công ngày 7/10 của nhóm Hamas ở Israel, cuộc xung đột kéo dài của lực lượng Houthi với Saudi Arabia, quốc gia ủng hộ chính phủ Yemen bị nhóm này lật đổ năm 2014, đã lắng xuống sau cuộc ngừng bắn vào tháng 4/2022.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Houthi vào các thành phố của Saudi đã chấm dứt và có hy vọng rằng một lệnh ngừng bắn có thể mang lại sự kết thúc vĩnh viễn cho cuộc xung đột tàn khốc ở Yemen.
Nhưng trong khi mối đe dọa từ bên ngoài giảm xuống, thì những rắc rối trong nước xuất hiện ở các khu vực do Houthi kiểm soát – nghèo đói, thiếu lương, cơ sở hạ tầng xuống cấp – lại dẫn đến sự lo lắng ngày càng tăng về cách quản lý của Houthi. Sự ủng hộ của công chúng dành cho tổ chức Houthi dần bị xói mòn mà không có kẻ xâm lược bên ngoài nào để đổ lỗi. Các nhà lãnh đạo Houthi không còn có thể biện minh cho những khó khăn ở Yemen như một sự hy sinh cần thiết để chống lại các thế lực nước ngoài, mà trước đó cụ thể là Saudi Arabia và UAE.
Tàu khu trục gắn tên lửa dẫn đường USS Carney của Mỹ đánh chặn tên lửa và thiết bị không người lái của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh đó, các cuộc tấn công của Israel ở Gaza đã mang lại một mục đích mới cho Houthi. Với lý do ủng hộ chính nghĩa của người Palestine đã cho phép lực lượng Houthi khẳng định lại sự liên quan của họ và tiếp thêm sinh lực cho các chiến binh cũng như khả năng lãnh đạo của họ.
Bằng cách bắn tên lửa về phía Israel, Houthi đã thể hiện mình là lực lượng đơn độc ở Bán đảo Arab đứng lên chống lại Israel. Lực lượng dân quân đang thể hiện cho người dân Yemen và những nước khác trong khu vực một thái độ khác, so với các nước Arab cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng thực hiện hành động mạnh mẽ chống lại Israel.
Tuyên truyền khơi dậy chủ nghĩa dân tộc
Chính phủ Mỹ và Anh đều tuyên bố các cuộc không kích là để trả đũa các cuộc tấn công dai dẳng của Houthi nhằm vào các tàu hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ và theo sau những nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, mục đích của họ là nhằm “phá vỡ và làm suy giảm khả năng của lực lượng Houthi”.
Nhưng bất kể ý định hay thiệt hại gây ra cho quân đội Houthi là gì, các cuộc tấn công của phương Tây có thể hỗ trợ cho câu chuyện của nhóm này, củng cố tuyên bố rằng họ đang chiến đấu chống lại những kẻ thù áp bức nước ngoài đang tấn công Yemen. Và điều này sẽ chỉ củng cố hình ảnh của Houthi trong lòng những người ủng hộ.
Hiện tại, lực lượng Houthis đã tìm cách huy động sự ủng hộ của công chúng trong nước. Các cuộc tấn công kịch tính trên biển và việc bắt giữ con tin là thủy thủ đoàn tàu đã tạo ra những video lan truyền đề cập đến chủ nghĩa dân tộc ở miền Bắc Yemen.
Video đang HOT
Sau cuộc tấn công của Mỹ – Anh, người phát ngôn của Houthi, Yahya Saree, cho biết nhóm này sẽ mở rộng các cuộc tấn công ở Biển Đỏ, đồng thời cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào của liên minh vào Yemen sẽ thúc đẩy các cuộc tấn công vào tất cả tàu thuyền đi qua eo biển chiến lược Bab el-Mandeb.
Hình ảnh từ vệ tinh Maxar cho thấy một số công trình bị phá hủy tại sân bay Hodeida (Yemen), sau các cuộc không kích của không lực Anh-Mỹ nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, ngày 12/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Vũ khí hóa sự đồng cảm của người Palestine
Trong khi đó, Houthi đã thành công trong việc gắn kết người Palestine với họ. Những lời kêu gọi thông qua các nhà thờ Hồi giáo ở Yemen và các chiến dịch nhắn tin qua điện thoại di động đã gây quỹ quyên góp cho Houthi bằng cách viện đến hoàn cảnh khó khăn của Gaza.
Các cuộc tấn công của Mỹ-Anh cũng có thể phản tác dụng vì một lý do khác: Chúng gợi lên ký ức về sự can thiệp quân sự của phương Tây vào thế giới Hồi giáo và Arab. Tổ chức Houthi chắc chắn sẽ khai thác điều này.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ban đầu tuyên bố thành lập liên minh gồm 10 quốc gia để chống lại các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ vào ngày 18/12/2023, đã có những lo ngại về việc thiếu đại diện trong khu vực. Trong số các quốc gia ở Trung Đông và thế giới Hồi giáo, chỉ có Bahrain – nơi đặt Bộ Tư lệnh Trung tâm Lực lượng Hải quân Mỹ và Hạm đội 5 của Mỹ – tham gia.
Sự vắng mặt của các cường quốc chủ chốt trong khu vực như Saudi Arabia, Ai Cập, UAV và Djibouti – nơi Mỹ có căn cứ quân sự duy nhất ở châu Phi – đã làm tăng thêm nghi ngờ trong giới quan sát về khả năng của liên minh trong việc chống lại Houthi một cách hiệu quả.
Các quốc gia có đa số người Hồi giáo chắc chắn đã do dự trong việc hỗ trợ liên minh vì tính nhạy cảm của vấn đề “chính nghĩa Palestine”, mà vào thời điểm đó lực lượng Houthi đã gắn kết với họ.
Việc thiếu sự hỗ trợ trong khu vực khiến Mỹ và các đồng minh trong liên minh rơi vào tình thế đầy thách thức. Thay vì được coi là những người bảo vệ an ninh hàng hải, Mỹ – chứ không phải Houthi – có thể bị người Yemen coi là kẻ xâm lược và gây leo thang trong khu vực.
Nhận thức này có thể làm tổn hại đến uy tín của Mỹ trong khu vực và có khả năng đóng vai trò là công cụ tuyển dụng cho các tổ chức khủng bố như al-Qaida ở Bán đảo Arab và các nhóm tương tự. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao của Mỹ dành cho Israel trong suốt cuộc xung đột hiện nay cũng gây ra sự hoài nghi trong khu vực về mục tiêu thực sự của các cuộc tấn công tên lửa chống Houthi.
Thêm sức mạnh trong nội chiến?
Sức mạnh mới của Houthi và các cuộc tấn công của phương Tây vào nhóm này cũng có tác động đến chính cuộc nội chiến ở Yemen.
Kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn giữa hai nhân vật chính trong cuộc xung đột – Saudi Arabia và lực lượng Houthi – giao tranh giữa Houthi và các nhóm khác ở Yemen, như Hội đồng chuyển tiếp phía Nam, Chính phủ chuyển tiếp Yemen và Lực lượng kháng chiến quốc gia, đã đi vào bế tắc.
Mỗi nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau của Yemen và dường như tất cả đều đã chấp nhận sự bế tắc này.
Nhưng các cuộc tấn công của Mỹ-Anh đã khiến các đối thủ của Houthi rơi vào tình thế khó khăn. Họ sẽ do dự trong việc công khai ủng hộ sự can thiệp của phương Tây vào Yemen hay đổ lỗi cho Houthi đã hỗ trợ người Palestine. Hiện nay vẫn còn sự đồng cảm rộng rãi đối với người Gaza ở Yemen – điều có thể mang lại cho Houthi cơ hội nhận được sự hỗ trợ ở cả những khu vực trong nước không thuộc quyền kiểm soát của họ.
Houthi có thể tự do đổ lỗi cho các cuộc tấn công của phương Tây để huy động thêm sự ủng hộ và giành được lợi thế chiến lược trước các đối thủ địa phương. Họ cũng có thể nắm bắt thời cơ để thúc đẩy quyền kiểm soát nhiều hơn – có khả năng khơi dậy một cuộc nội chiến tưởng chừng như đang suy yếu.
'Tổ ong bắp cày' của Houthi có thể tấn công Mỹ như thế nào?
Quân đội Mỹ và đồng minh đang chuẩn bị cho khả năng leo thang trả đũa của Houthi sau hai ngày không kích liên tiếp nhằm vào nhóm phiến quân ở Yemen, hành động được ví như chọc "tổ ong bắp cày".
Máy bay chiến đấu của không quân Hoàng gia Anh trở về căn cứ quân sự Akrotiri ở đảo Síp trên Địa Trung Hải, sau chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, ngày 12/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ chỉ huy Trung Đông của Không quân Mỹ ngày 11/1 cho biết họ đã tấn công hơn 60 mục tiêu tại 16 địa điểm ở Yemen, bao gồm "các căn cứ chỉ huy và kiểm soát, kho đạn dược, hệ thống phóng, cơ sở sản xuất và hệ thống radar phòng không". Tiếp đó, tối 12/1, quân đội Mỹ tiếp tục không kích các mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen dù quy mô nhỏ hơn.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên: "Đây là một hành động quan trọng và được thực hiện với kỳ vọng sẽ làm suy giảm đáng kể khả năng của Houthi trong việc thực hiện chính xác các hành động tấn công mà họ đã tiến hành trong những tuần gần đây".
"Houthi không chỉ doạ, họ sẽ trả đũa"
Nhóm chiến binh tại Yemen đã thề sẽ đáp trả. Kể từ năm 2014 nhóm này đã gây chiến với chính phủ Yemen được phương Tây công nhận và hiện kiểm soát thủ đô Sanaa và hầu hết miền bắc Yemen.
Nasreddin Amer, Phó thư ký thông tin của lãnh đạo Houthi, Ansar Allah cảnh báo: "Bất kỳ cuộc tấn công nào chống lại chúng tôi sẽ bị đáp trả một cách tuyệt đối, không chút nghi ngờ, bằng tất cả sức mạnh và quyết tâm, và khu vực sẽ đứng trên bờ vực leo thang mà không ai biết được kết cục của nó".
Theo tờ Newsweek, chỉ riêng các cuộc tấn công của phương Tây sẽ không ngăn được Houthi, nhómđ vượt qua thành công cuộc chiến kéo dài gần một thập kỷ với Saudi Arabia và các đồng minh trong khu vực.
Bilal Saab, một thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington, đồng thời là giám đốc chương trình quốc phòng và an ninh của tổ chức này, nói với Newsweek về các mối đe dọa trả đũa của Houthi.
"Tôi không nghĩ họ chỉ doạ. Họ sẽ đáp trả... Họ nhìn thấy cơ hội trong cuộc chiến với quốc gia hùng mạnh nhất thế giới", ông Saab nói. "Chúng ta có thể thấy rằng phản ứng của phương Tây sẽ không hiệu quả, có những rủi ro và hậu quả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cảm thấy bị buộc phải theo đuổi cách tiếp cận đó - cả vì lý do chính trị lẫn chiến lược".
Chuyên gia này nói thêm: "Tôi không nghĩ rằng việc không hành động là một lựa chọn. Mọi phương án được đưa ra cho Tổng thống Joe Biden đều tệ. Vấn đề là chọn phương án ít tệ nhất."
Căc cứ Mỹ nằm trong tầm bắn tên lửa Houthi
Lầu Năm Góc cho đến nay "chưa thấy bất kỳ hành động trả đũa trực tiếp nào nhắm vào Mỹ hoặc các thành viên liên minh khác", quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho biết hôm 11/1, "Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy một số phản ứng.
Lực lượng Houthi có khoảng 20.000 tay súng cùng với kho vũ khí tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái đáng sợ. Nhóm này đã nhiều lần thực hiện thành công các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng và quân sự nhạy cảm của Saudi Arabia và UAE trong suốt cuộc chiến với các quốc gia vùng Vịnh.
Trong số các tên lửa đạn đạo của Houthi có Shahab 3, với tầm bắn 1.300km, và các biến thể Ghadar, với tầm bắn lên tới 1.900km. Shahab 3 có thể tấn công hầu hết Saudi Arabia, UAE và Qatar, trong khi Ghadar tầm xa nhất có thể phóng tới Israel và Iraq.
Các cơ sở chiến lược của Mỹ có hàng nghìn nhân viên như Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar, căn cứ Hỗ trợ Hải quân ở Bahrain và Trại Arifjan ở Kuwait đều nằm trong tầm bắn.
Houthi cũng đã tăng cường khả năng tên lửa đạn đạo chống hạm của họ và có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách trên 800km.
Nhóm này đã chứng tỏ mình thành thạo và sáng tạo trong việc sử dụng máy bay không người lái tầm xa, bao gồm cả các hệ thống của "gia đình" Qasef, Shahed và Mohajer.
F/A-18 Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman ở phía đông Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/Getty Images
Hoạt động quấy phá trên Biển Đỏ sẽ tiếp tục
Andreas Krieg, Phó giáo sư tại trường nghiên cứu an ninh tại King's College, London, nói với Newsweek rằng việc tiếp tục quấy rối hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ là phản ứng rất có thể xảy ra của Houthi.
Ông Krieg nói: "Họ phải phản ứng để giữ thể diện và tính hợp pháp trong nước", đồng thời lưu ý rằng các cuộc biểu tình đã diễn ra ở các khu vực do Houthi kiểm soát trùng với thời điểm cầu nguyện ngày thứ Sáu. "Họ phải phát đi một thông điệp."
Ông nói thêm: "Người Houthi đã ở trong tình trạng chiến tranh suốt hơn 20 năm và họ không có vấn đề gì với việc chịu đựng bất kỳ áp lực nào vô thời hạn. Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều cuộc tấn công nhằm vào tàu chở hàng từ Yemen trong những tuần tới."
Phó giáo sư Krieg nhận định: "Khó có thể làm được gì từ xa để ép buộc hoặc buộc lực lượng Houthi dừng lại. Vấn đề ở đây là bằng cách chọc tức họ, như [liên quân Mỹ] đã làm ngày 11/1 khi gửi thông điệp mạnh mẽ đó, người Houthi rất có thể sẽ được khuyến khích tiếp tục [tấn công]"
Các nước Vùng Vịnh sẽ làm gì
Các đối tác Vùng Vịnh của Mỹ đang tránh xa hoạt động này. Saudi Arabia - quốc gia đang theo đuổi thỏa thuận hòa bình với người Houthi để chấm dứt cuộc chiến tàn khốc - bày tỏ "mối quan ngại lớn" và kêu gọi "tránh leo thang".
UAE lưu ý "tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh khu vực" đồng thời lên án các cuộc tấn công vào tàu bè trên Biển Đỏ. Và Ngoại trưởng Oman Badr Al-Busaidi cảnh báo hoạt động của phương Tây sẽ "chỉ đổ thêm dầu vào tình hình cực kỳ nguy hiểm".
Phó giáo Krieg nói về các đồng minh khu vực của Mỹ: "Họ không muốn bị lôi kéo và hút vào. Iran sẽ phải bật đèn xanh để nói rằng Houthi được phép tấn công UAE, Saudi Arabia hoặc Qatar, nhưng trong bối cảnh hiện tại, người Iran không có hứng thú leo thang hơn nữa với các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh".
"Họ đang cố gắng xây dựng một mặt trận thống nhất trong cuộc chiến ở Gaza, chống lại phương Tây và chống lại Israel. Họ không muốn xa lánh Saudi và UAE để hướng tới người Mỹ nhiều hơn", ông Krieg giải thích thêm.
Cuộc chiến của Israel với Hamas ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu kết thúc, ngay cả khi nó đang chuyển sang giai đoạn ít căng thẳng hơn. Tại Liban, các cuộc giao tranh giữa Lực lượng Phòng vệ Israel và Hezbollah có nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện, với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng.
Quan chức Houthi tên là Amer cho biết ngày 11/1: "Bất kỳ cuộc tấn công nào chống lại chúng tôi đều không có lý do chính đáng vì đó chỉ là sự hỗ trợ cho việc Israel tiếp tục giết hại những người dân Palestine bị áp bức."
Trong khi đó, Bilal Saab, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington, nói rằng một chiến dịch dài hạn chống lại nhóm Yemen có thể khiến tổ chức này suy yếu, nếu không muốn nói là bị đánh bại. "Nhưng để đi đến đó, liệu quyết tâm của phương Tây có còn tồn tại hay không. Liệu khả năng đó có còn tồn tại khi chúng cũng rất cần thiết ở các chiến trường khác hay không".
Nếu người Houthi đánh trả như dự báo, Mỹ và các đồng minh có thể rơi vào một trận chiến ăn miếng trả miếng khác.
Ông Saab nhận xét: "Chúng ta đã đánh trúng tổ ong bắp cày. Đó sẽ là một chiến dịch được duy trì liên tục trong trường hợp người Houthi đáp trả".
"Houthi thực sự được hưởng lợi từ cuộc đụng độ với người Mỹ vì đủ loại lý do. Nó khiến người dân địa phương và bất kỳ ai theo dõi Houthi sẽ mất tập trung khỏi sự quản lý tồi tệ của họ ở Yemen. Nó củng cố uy tín của họ với tư cách là bên duy nhất thực sự đối đầu với Mỹ. Vì vậy, có cơ hội cho họ", ông nói thêm.
Về cuộc đối đầu đang diễn ra giữa Mỹ và Houthi, ông Saab cho rằng: "Đây thực sự không phải là một trò chơi dành cho hai người chơi. Đây còn là một trò chơi có sự tham gia của người Iran."
Newsweek đã liên hệ với phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc qua email để yêu cầu bình luận về các cuộc tấn công của Mỹ-Anh, nhưng chưa nhận được trả lời.
Tóm lại, có rất ít cơ hội cho một giải pháp quân sự thuần túy; một bài học mà Mỹ và các đồng minh đã phải trả giá đắt trong những cuộc can thiệp thất bại ở Afghanistan, Iraq, Libya và những nơi khác.
"Họ khá phân tán", ông Saab nói về người Houthi. "Họ có thể ẩn náu trong núi, trong đường hầm, họ có năng lực và sẽ tiếp tục nhận nguồn cung cấp từ Iran".
Nhưng theo ông, Tehran và các đồng minh trong khu vực dường như cũng không muốn để xảy ra xung đột lớn.
Houthi "không hề hấn" sau loạt đòn đánh của Mỹ Các quan chức Mỹ đánh giá năng lực tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen chỉ suy giảm một phần sau các đòn tập kích hiệp đồng do Mỹ và Anh thực hiện, theo New York Times. New York Times hôm nay (14/1) dẫn lời hai quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump phát biểu về hàng loạt vấn đề quan trọng

Rơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấu

Trung Quốc dùng mô hình AI của DeepSeek thiết kế chiến đấu cơ tiên tiến

Hacker nhận tội trộm 1,1 TB dữ liệu nội bộ của Disney qua Slack

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'
Có thể bạn quan tâm

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
Tin nổi bật
13:03:05 06/05/2025
Hồn nhiên mặc "lạc quẻ" đến Met Gala 2025, 1 ngôi sao hạng A nhận cái kết ê chề!
Sao âu mỹ
12:53:48 06/05/2025
Harry Kane: Ơn giời, cơn khát 15 năm đã kết thúc rồi!
Sao thể thao
12:47:22 06/05/2025
Chu Thanh Huyền tích cực 'dát vàng' lên mẹ chồng, nên được cưng bất chấp drama
Netizen
12:46:28 06/05/2025
HLV Rap Việt nói 1 câu cực gắt về bạn thân HIEUTHUHAI trước tranh cãi "mất chất, hát nhiều hơn rap"
Nhạc việt
12:40:23 06/05/2025
Bức ảnh đằng sau hit tỷ view và chuyện tình drama bậc nhất Hollywood
Nhạc quốc tế
12:36:18 06/05/2025
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Thế giới số
12:13:09 06/05/2025
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025