Nghịch lý mùa tuyển sinh 2020
Trong mùa tuyển sinh năm 2020 có một nghịch lý: trong khi nhiều ngành điểm chuẩn rất cao lại có ngành không tuyển sinh được dù điểm chuẩn khá thấp và nhu cầu nhân lực cao. Thậm chí, có trường buộc phải dừng tuyển sinh một số ngành do không tuyển được.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia được cung cấp thông tin để chọn trường đại học.
Một số ngành khó tuyển sinh dù nhu cầu thị trường lao động lớn
Cụ thể, điểm trúng tuyển đại học bằng phương thức xét kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT tăng cao ở những ngành “hot” thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển.
Đến hết ngày 7-10, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM đã nhập học được 80% chỉ tiêu (khoảng hơn 3.000 thí sinh). Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh của trường cho biết, theo đề án tuyển sinh của trường, năm nay ngành Công nghệ vật liệu tuyển 50 chỉ tiêu, Khoa học thủy sản 60 chỉ tiêu.
Tuy nhiên, dữ liệu chung của Bộ GD-ĐT trước khi thực hiện quy trình lọc ảo, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào 2 ngành quá ít, chỉ có khoảng 30 nguyện vọng mỗi ngành nhưng hầu hết là nguyện vọng 3, 4, chưa kể thí sinh đã có thể trúng tuyển nguyện vọng 1, 2. Do vậy, trường dự kiến dừng tuyển sinh 2 ngành này. “Ngành Công nghệ vật liệu thì nhu cầu xã hội rất cần, thậm chí các em học đến năm cuối thì đã có việc làm. Tuy nhiên, công việc khá nặng và phải đi xa nên kén thí sinh” – Ths Phạm Thái Sơn chia sẻ.
Tương tự, tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), 3 ngành khó tuyển nhất là Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Hải dương học. Dù khó đạt chỉ tiêu nhưng trường vẫn duy trì bởi thực tế nhu cầu của thị trường lao động ở các ngành này vẫn rất lớn. Còn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, dù nhiều ngành điểm chuẩn rất cao, lên tới 27 điểm như ngành Robot và trí tuệ nhân tạo nhưng ngược lại vẫn có một số ngành khó tuyển sinh, như ngành Thiết kế thời trang tuyển được rất ít thí sinh. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ở hệ chất lượng cao, dù điểm chuẩn bằng điểm sàn là 19,5 điểm nhưng vẫn khó tuyển được thí sinh.
Video đang HOT
Tháo gỡ như thế nào?
Để thích ứng với bối cảnh mới và duy trì những ngành học khó tuyển, ngành học thuộc về thương hiệu của nhà trường, nhiều trường đã và đang xây dựng nhiều chính sách đi kèm nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên. Trong đó, học bổng, việc làm là những chính sách “xương sống” nhằm tạo thêm sức hút cho ngành học.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, sinh viên theo học các ngành như Lâm học, Lâm nghiệp đô thị được hỗ trợ bằng chính sách “đặt hàng” đào tạo từ các doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo nhà trường mời doanh nghiệp tới trường để tuyển dụng sinh viên.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, một số ngành nhu cầu nhân lực vẫn rất cần nhưng lại không có người học. Điều đó buộc các trường phải tìm mọi cách để tuyển dù sĩ số học sinh không đủ để duy trì lớp.
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và triển khai mô hình đại học chia sẻ là hết sức thiết thực nhằm bảo đảm việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường của các trường đại học.
Ngành học đó có thể không “hot”, không thu hút sự thích thú của sinh viên nhưng nó vẫn rất cần cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, các trường với thế mạnh đào tạo không thể bỏ được.
“Mô hình đại học chia sẻ là giải pháp tháo gỡ cho vấn đề này khi nó cho phép các trường gửi sinh viên (vì quá ít) cho các trường khác có cùng chương trình, ngưỡng bảo đảm đầu vào để tạo điều kiện cho sinh viên học tập, tiết giảm chi phí cho đơn vị. Sinh viên có thể theo học lý thuyết bằng hình thức online, tiết kiệm thời gian và bối cảnh học tập, khi thực tập chuyên ngành chỉ việc đến trường có liên kết chia sẻ thực tập…” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói thêm.
Cách nào duy trì những ngành học khó tuyển sinh?
Mùa tuyển sinh 2020 - 2021, bên cạnh nhiều ngành "hot" thu hút thí sinh với điểm chuẩn cao ngất ngưởng, có không ít ngành học tại nhiều trường phải "ngóng" thí sinh. Ở một số trường, có ngành nhiều năm không tuyển được sinh viên nên buộc phải dừng tuyển.
Sinh viên ngành Lâm học, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM trong giờ thực hành.
Chật vật tuyển sinh, buộc dừng đào tạo
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, những ngành học như Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (hệ chất lượng cao, tiếng Anh), Điện tử Viễn thông hệ chất lượng cao Việt - Nhật hay ngành Môi trường chất lượng cao... có số lượng thí sinh quan tâm, đăng ký xét tuyển và nhập học rất thấp. Trước đó, trong đề án tuyển sinh 2020, trường này đã quyết định dừng tuyển sinh 2 ngành Công nghệ vật liệu dệt may và Kỹ thuật nữ công.
Tương tự, tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, bên cạnh những ngành học thuộc về thế mạnh đào tạo có điểm trúng tuyển cao chót vót như Thú y, Nông học, Công nghệ sinh học thì còn một số ngành như Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng có điểm trúng tuyển bằng sàn và không nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh. Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, những ngành học trên tuy không có sức hút mạnh mẽ nhưng vì nhu cầu vẫn có nên năm nào cũng có thí sinh theo học, dù chỉ tuyển được 70 - 80% chỉ tiêu.
Thực tế, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ngày càng "thấm sâu" vào trong mọi mặt của đời sống, việc một số ngành phải dừng, tạm ngưng tuyển sinh đào tạo vì nhu cầu không còn (theo quy luật tự nhiên) khó tránh khỏi. Nhiều trường khi xây dựng cơ chế tự chủ, đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động đã dừng tuyển sinh những ngành học bị xem là lỗi thời, để xây dựng những ngành học mới phù hợp hơn, nhằm bảo đảm nguồn tài chính.
Năm học 2020 - 2021, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM dừng tuyển sinh hai ngành học là Khoa học thủy sản và Công nghệ vật liệu. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng chính thức dừng tuyển sinh 4 ngành đào tạo: Hoạt hình manga Nhật Bản, Cartoon Mỹ 3D, Thiết kế tạo dáng công nghiệp 3D, Thiết kế trang trí nội - ngoại thất, Ngôn ngữ Pháp vì khó tuyển sinh.
Thống kê của Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh đào tạo năm 2019 cũng cho thấy, 5 nhóm ngành có tỉ lệ tuyển sinh và nhập học thấp nhất là Nông lâm nghiệp và Thủy sản đạt 32,6%; nhóm ngành Khoa học tự nhiên đạt 34,58%; Môi trường và bảo vệ môi trường đạt 45,28%; Dịch vụ xã hội đạt 45,71% và Khoa học sự sống đạt 50,04%.
Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin & truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TPHCM cho rằng: Ngành học không tuyển được thí sinh và phải đóng cửa là điều bình thường trong bối cảnh nền kinh tế đang thay đổi và hội nhập mỗi ngày. Bởi khi nhu cầu nhân lực ngành học nào đó xã hội đã bão hòa và không cần tự khắc nó sẽ bị đào thải và thay thế bằng ngành khác phù hợp hơn.
Tháo gỡ ra sao?
Để thích ứng với bối cảnh mới và duy trì những ngành học khó tuyển, ngành học thuộc về thương hiệu của nhà trường, nhiều trường đã và đang xây dựng nhiều chính sách đi kèm nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên. Trong đó, học bổng, việc làm là những chính sách "xương sống" nhằm tạo thêm sức hút cho ngành học.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, sinh viên theo học các ngành như Lâm học, Lâm nghiệp đô thị được hỗ trợ bằng chính sách "đặt hàng" đào tạo từ các doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo nhà trường mời doanh nghiệp tới trường để tuyển dụng sinh viên.
Tiến sĩ Trần Đình Lý chia sẻ: Ngoài chính sách học bổng, khuyến học, khuyến tài, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhà trường đã và đang đẩy mạnh kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến nhiều học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của nguồn nhân lực trọng yếu cũng như đóng góp của khối ngành nghề trên cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhà trường cũng có những ưu đãi cho sinh viên ngành này khi vào trường như cam kết chất lượng đầu ra, việc làm... nhằm "trải thảm" đón sinh viên.
Thạc sĩ Phùng Quán cho biết thêm: Với ngành học khó tuyển nhiều năm nay như Địa chất, Hải Dương học, Địa chất học, trường khuyến khích sinh viên bằng việc dành 5 suất học bổng toàn phần, bán phần cho các em có điểm trên 22 điểm. Bên cạnh đó, trường cũng kết nối với doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ sinh viên ngay trong quá trình học, đồng thời cam kết vị trí việc làm sau khi ra trường nếu các em đáp ứng tiêu chí học tập theo yêu cầu cuối khóa học.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, một số ngành nhu cầu nhân lực vẫn rất cần nhưng lại không có người học. Điều đó buộc các trường phải tìm mọi cách để tuyển dù sĩ số học sinh không đủ để duy trì lớp. Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và triển khai mô hình đại học chia sẻ là hết sức thiết thực nhằm bảo đảm việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường của các trường đại học. Ngành học đó có thể không "hot", không thu hút sự thích thú của sinh viên nhưng nó vẫn rất cần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các trường với thế mạnh đào tạo không thể bỏ được.
"Mô hình đại học chia sẻ là giải pháp tháo gỡ cho vấn đề này khi nó cho phép các trường gửi sinh viên (vì quá ít) cho các trường khác có cùng chương trình, ngưỡng bảo đảm đầu vào để tạo điều kiện cho sinh viên học tập, tiết giảm chi phí cho đơn vị. Sinh viên có thể theo học lý thuyết bằng hình thức online, tiết kiệm thời gian và bối cảnh học tập, khi thực tập chuyên ngành chỉ việc đến trường có liên kết chia sẻ thực tập. Mô hình đại học chia sẻ không chỉ mang lại cái lợi cho người học, đội ngũ giảng viên các trường đại học địa phương, đại học tốp dưới, quan trọng hơn nó mang lại sự chủ động cho người học và giữ ngành đào tạo của các trường" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.
3 ngành khó tuyển nhất của trường là: Địa chất học, Hải dương học và Kỹ thuật địa chất. Khó tuyển nhưng không có nghĩa là không có học sinh bởi nếu chỉ cần hạ điểm chuẩn, trường sẽ tuyển đủ. Tuy nhiên, quan điểm của nhà trường là chất lượng, các ngành trên có thể không tuyển đủ chỉ tiêu nhưng trường vẫn sẽ duy trì bởi thực tế nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn. - Thạc sĩ Phùng Quán
Chấm thi tự luận tốt nghiệp THPT 2020: nhiều băn khoăn Sau buổi tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, nhiều cán bộ làm công tác thi của các sở Giáo dục và Đào tạo vẫn băn khoăn về quy định chấm thi tự luận. Cán bộ chấm thi làm việc tại hội đồng chấm thi THPT quốc gia năm 2019 ở TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH Nội dung...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Điền Hi Vi: công chúa đẹp nhất xứ Trung, bị team qua đường tóm dính cảnh khó tin
Không cần son phấn, Điền Hi Vi vẫn khiến dân tình "sốc visual" với mặt mộc cực phẩm. Nhiều người còn táo bạo khẳng định: cô đẹp hơn cả khi makeup nhan sắc thật của mỹ nhân "Trường tương tư" khiến dân mạng chao đảo.
Sốc: Hơn 11 diễn viên - ca sĩ lần lượt bị bắt giữ trong cuộc truy quét nóng của cảnh sát
Sao châu á
13:44:54 15/05/2025
Mẹ chê con dâu "ăn bám", chồng lập tức đáp lời khiến tôi bật khóc
Góc tâm tình
13:43:33 15/05/2025
Nữ ca sĩ bất ngờ kết hôn ở tuổi 45: "Đại gia đất mỏ" mê sưu tầm kim cương và nhà đất, sở hữu loạt biệt thự - khu nghỉ dưỡng nhiều không đếm xuể
Sao việt
13:41:07 15/05/2025
Trưởng công an cấp xã mới sẽ có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện
Tin nổi bật
13:39:09 15/05/2025
Vụ 100 tấn TPCN giả: thành phần đạt dưới 30%, lộ số tiền lót tay cựu Cục trưởng
Pháp luật
13:37:36 15/05/2025
Khom Lưng: Tống Tổ Nhi 'gánh' nam chính còng lưng, 35 phút điểm nhiệt tăng vọt
Phim châu á
13:35:40 15/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Bố mẹ Hậu tiết lộ sự thật bị chôn giấu suốt 30 năm
Phim việt
12:35:33 15/05/2025
Quá khứ vô danh của 1 ngôi sao: Vỏn vẹn 500 khán giả xem show, 18 năm sau lập kỷ lục hút 2,5 triệu fan
Nhạc quốc tế
12:21:46 15/05/2025
Một bài hát viral trở lại khiến netizen tin rằng: Hoá ra Wren Evans sáng tác dựa trên đời thật?
Nhạc việt
12:17:43 15/05/2025