Ngôi làng cổ sống lại nhờ thu phí khách tham quan
Ngôi làng cổ từng hồi sinh nhờ du lịch, nay lại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phát sinh từ ngành công nghiệp không khói.
Nằm trên cao nguyên đá được bao quanh bởi các khe núi dốc ở vùng Lazio, Civita di Bagnoregio (hay còn gọi Civita) – ngôi làng cổ nổi tiếng bậc nhất Italy – gần như tách biệt với phần còn lại của thế giới.
Để đến ngôi làng được mệnh danh là “vùng đất mặt trời” này, du khách phải băng qua một cây cầu chỉ dành cho người đi bộ dài 366 m.
Sự độc đáo của Civita không chỉ nằm ở vị trí địa lý. Ngôi làng cổ với hơn 2.500 năm tuổi là nơi duy nhất tại Italy, đồng thời là điểm du lịch hiếm hoi trên thế giới thu phí vào cổng đối với du khách.
Làng cổ Civita di Bagnoregio – thuộc vùng ngoại ô thành phố Bagnoregio – đón 1 triệu lượt khách mỗi năm. Ảnh: National Geographic.
Khoản phí tham quan khoảng 1,78 USD/khách được đưa ra vào năm 2013. Bốn năm sau, mức phí tăng lên 3,5 USD vào các ngày trong tuần và 6 USD vào chủ nhật hoặc ngày lễ. Du khách có thể phải trả thêm nếu muốn một chuyến tham quan riêng hay thưởng thức một ly bruschetta hoặc rượu vang.
Thị trưởng của Bagnoregi, Francesco Bigiotti, nói rằng việc thu phí được đưa ra để giải quyết tình trạng quá tải du khách và thực tế nó tỏ ra hiệu quả vì đã làm tăng chất lượng du lịch tại địa phương.
“Rõ ràng khi bạn trả tiền cho một thứ gì đó, nó sẽ trở nên quý giá hơn. Du khách giờ đây chu đáo, có trách nhiệm và biết tôn trọng hơn”, ông nhận định.
Phép lạ ở “ngôi làng sắp chết”
Civita từng được gọi là “la città che muore” hay “ngôi làng sắp chết”. Đó là nơi địa hình không ổn định với cấu trúc đất cát, đất sét dễ vỡ. Xói mòn, sạt lở xảy ra quanh năm đã đẩy toàn bộ ngôi làng ngày càng lún sâu hơn.
Năm 1990, Civita thực sự bị bỏ hoang.
Đầu bếp địa phương Maurizio Rocchi cho biết: “Civita luôn xung đột với tự nhiên. Vì vậy, mọi người gọi nó là ngôi làng sắp chết”.
Video đang HOT
Làng cổ hồi sinh nhờ sự phát triển của du lịch. Ảnh: Bfe.
Vào năm 2013, Thị trưởng Francesco Bigiotti, đã có một ý tưởng táo bạo: bán vé tham quan Civita. Trong 3 năm sau đó, ông không ngừng tổ chức các sự kiện nghệ thuật và lễ hội văn hóa nhằm thúc đẩy du lịch ở ngôi làng cổ.
Khoản phí tượng trưng ban đầu chưa đến 2 USD không chỉ là vấn đề tiền bạc. Đó cũng là một chiêu quảng bá giúp Civita được du khách biết đến nhiều hơn.
Năm 2009-2010, Civita đón khoảng 40.000 du khách. Năm 2018, con số này đã tăng lên 1 triệu.
“Điều gì đó phi thường đã xảy ra. Giờ đây, thay vì là ‘ngôi làng sắp chết’, người ta gọi Civita là ‘ngôi làng muốn sống’”, ông Bigiotti nói.
Khoản phí thu từ du khách trở thành tiền xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Điều đó có nghĩa cư dân ở cả Civita và Bagnoregio được miễn thuế địa phương (họ vẫn phải đóng thuế quốc gia).
Du lịch phát triển còn kéo theo sự đi lên của hàng loạt ngành nghề khác, tạo ra công ăn việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 10% vào năm 2010 xuống dưới 1% vào năm 2019.
Không phải du khách nào cũng văn minh
Maurizio Rocchi, người có gia đình đã làm việc trên vùng đất xung quanh Civita từ thế kỷ 16, rất vui mừng trước sự thay đổi của ngôi làng.
Sự xuất hiện của du lịch không chỉ giúp gia đình Rocchi trở lại làng – họ đã rời đến Bagnoregio vào những năm 1950 – mà còn đem đến cho ông công việc kinh doanh phát đạt.
Alma Civita, nhà hàng của Rocchi, chuyên phục vụ các món ăn truyền thống lạ mắt, luôn trong tình trạng hết bàn. Nếu muốn ăn ở đây, du khách chắc chắn phải đặt trước.
Rocchi nói rằng ông rất biết ơn du lịch đã đem đến sự khởi sắc cho quê hương và nhấn mạnh du khách đã mang lại cuộc sống và sự thịnh vượng cho ngôi làng. Thế nhưng, không phải tất cả đều thuận buồm xuôi gió.
Quá đông khách du lịch đổ về Civita di Bagnoregio khiến cư dân địa phương gặp nhiều rắc rối. Ảnh: Sylvia Poggioli.
Không phải khách du lịch nào cũng văn minh, lịch sự. Đôi khi, nhiều người rất thiếu tôn trọng, vô ý thức, sẵn sàng xâm phạm tài sản cá nhân.
“Thật khó khăn khi ngôi làng nhỏ bé này phải tiếp đón 1 triệu du khách mỗi năm. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng mọi người ngồi ăn trên bậc thềm nhà thờ, trèo lên tường để chụp ảnh. Du lịch cũng gây ô nhiễm tiếng ồn”, người đàn ông nói.
Không chỉ Rocchi, nhiều cư dân khác tại Bagnoregio cũng cảm thấy mệt mỏi vì du lịch. Họ thích sự yên tĩnh của Civita 10 năm trước hơn. Còn bây giờ, ngôi làng gần như chẳng còn gì vì sự tấn công dữ dội của du khách.
Tất cả đều lo lắng cho tương lai của Civita. Lũ lụt, động đất, xói mòn không ngừng khiến cấu trúc ngôi làng dần thay đổi. Thế nhưng, du khách vẫn tấp nập đổ về đây để khám phá “vùng đất mặt trời”.
Các quá trình tự nhiên, sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch quá mức đe dọa sự tồn tại của Civita di Bagnoregio. Ảnh: Getty.
Francesco Bigiotti, người đang chịu trách nhiệm mở rộng “mô hình Civita” ra khu vực xung quanh, nói rằng “các biện pháp can thiệp” đã được thực hiện để ổn định ngôi làng. Dù vậy, vẫn chưa có gì được tiến hành kể từ khi khoản phí tham quan được áp dụng vào năm 2013.
Ông Bigiotti nói rằng các khoản thu từ khách du lịch sẽ sớm được sử dụng khi các chuyên gia sửa chữa đưa ra được một biện pháp can thiệp mới, hiệu quả.
Và trong thời gian chờ đợi điều đó, du lịch, hay cụ thể hơn là kiếm tiền từ du khách, vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Không thuế, không thất nghiệp, phép lạ đã xảy ra với Civita nhờ du lịch. Nhưng trong kịch bản tương lai, điều đó có lẽ sẽ không lặp lại.
Các quá trình tự nhiên, sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng có thể diễn ra chậm hơn nhưng không bao giờ dừng lại hoàn toàn. Chính vì vậy, nếu thiếu các giải pháp bảo tồn, nâng cấp, ngày Civita thực sự chết sẽ không còn xa, theo các chuyên gia từ Bảo tàng Địa chất và Lở đất được đặt tại ngôi làng.
Ngôi làng khiến nhiều người đỏ mặt khi gọi tên
Người Đức muốn tới tham quan nhà của Morzat, người Nhật muốn tới nơi Hitler được sinh ra, còn người Anh chỉ thích tới làng Fucking.
Khi nhà văn người Anh Jeremy Clarkson nói rằng anh muốn tới làng Fucking, nhiều người đã thốt lên: "Thật sao? Đùa à?". Nhưng với người dân Áo sống gần biên giới Đức, họ biết chắc chắn Clarkson hoàn toàn nghiêm túc. Vì anh đang nói sự thật.
Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh.
Do phải lắp camera trên những tấm biển để đề phòng mất trộm, người dân trong làng cho biết họ đã chán ngấy cảnh ngày nào cũng nhìn thấy du khách xuất hiện trước mặt mình, khi họ chụp ảnh cùng tấm biển ghi tên làng.
Fucking là một ngôi làng nhỏ, nằm cách thành phố Salzburg khoảng 30 km và chỉ có khoảng 100 dân. Vì cách phát âm của ngôi làng đồng nghĩa với một từ "bậy" trong tiếng Anh, ngôi làng có từ thế kỷ 11 này từng gây bối rối, khó chịu cho nhiều du khách. Sự bối rối này được bắt đầu từ sau thế chiến thứ hai, khi lính Anh và Mỹ thường xuyên đến đây. Tuy nhiên, trên thực tế, tên của làng không mang nghĩa nhạy cảm. Trong tiếng Đức cổ, nó mang nghĩa là "Ngôi làng của những người Fock", tên một nhóm người sống ở đây vào khoảng thế kỷ thứ 6.
Một hướng dẫn viên du lịch địa phương vui vẻ cho biết, người Đức muốn tới tham quan nhà của Mozart ở Salzburg, người Mỹ muốn xem nơi bộ phim Sound of Music được quay (nằm ở Đức, gần biên giới Áo). Người Nhật muốn tới thăm nơi sinh của Hitler ở Braunau. Nhưng người Anh, tất cả những gì họ muốn là ghé thăm ngôi làng này. Đó là lý do ngày nay, làng luôn là một địa điểm đặc biệt nổi tiếng với du khách đến từ xứ sở sương mù.
Augustina Lindlbauer, quản lý một nhà khách trong làng, cho biết nơi đây có hồ, rừng cây và khung cảnh tuyệt đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, thứ thường xuyên bị du khách lấy trộm là biển hiệu ghi tên ngôi làng. Họ lấy về làm quà lưu niệm, và sau mỗi lần như thế, chính quyền lại phải bỏ ra 300 euro để làm biển mới. Người dân địa phương không mấy thích thú với điều này, vì tiền làm biển mới được lấy từ thuế củ họ.
Trước khi được lắp chắc chắn như ngày nay, biển hiệu ghi tên làng là món đồ được nhiều du khách thích lấy trộm nhất. Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh.
Việc lấy trộm này ngày càng tồi tệ đến mức chính quyền đã phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, đổi tên ngôi làng. Tuy nhiên, phần lớn người dân đều bỏ phiếu chống. Người đứng đầu ngôi làng khi đó, Siegfried Hppl, cuối cùng quyết định sẽ giữ nguyên tên ngôi làng, như những gì nó đã tồn tại hơn 800 năm, bất chấp việc dễ gây nhầm lẫn.
Chính vì tên làng không thay đổi, nên các vụ trộm tiếp tục gia tăng. Trong một đêm, từng có 4 biển hiệu ghi tên làng bị đánh cắp. Cuối cùng, vào năm 2005, mọi người phải làm các biển báo bằng thép, được gắn chắc vào các cột bê tông để chống trộm. Để "chắc chắn" hơn, người dân đã lắp camera quan sát trông chừng những tấm biển này.
Cảnh sát trưởng địa phương khi đó là Schmitzberger cho biết, họ không hề cảm thấy vui với những hành động này từ du khách. "Nghĩa của từ này có thể rất thú vị với người Anh, nhưng với chúng tôi, Fucking đơn giản chỉ là Fucking mà thôi".
Cầu tình yêu Đà Nẵng treo biển thu phí chụp ảnh cưới 300.000 đồng Điểm tham quan nổi tiếng của thành phố biển sẽ chính thức áp dụng mức phí đối với các đôi chụp ảnh cưới từ 15/7. Ngày 12/7, tài khoản Trần Tuấn Hùng chia sẻ thông tin cầu tình yêu ở Đà Nẵng bắt đầu thu phí 300.000 đồng với các đôi chụp ảnh cưới trên một diễn đàn du lịch. Chưa đầy 24...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Đi phượt 1.000km để kỷ niệm ngày cưới, đẹp mê phong cảnh dải biển miền Trung

Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Tripadvisor: Hà Nội xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Condé Nast Traveller: Hòa Bình lọt top 71 điểm đến đẹp nhất thế giới

Kotler Awards 2024 chọn Tràng An, Ninh Bình là điểm đến có ảnh hưởng

SCMP: Sa Pa là một điểm đến gần gũi và đầy hấp dẫn đối với du khách Hồng Kông

Gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội, được nhắc đến và check in nhiều nhất

Dạo bước Khổng Miếu - điểm đến độc đáo tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Cát Bà - mỗi chuyến đi là một lần yêu thêm đất nước

Mộc Châu mùa hoa ban: Khi thiên nhiên hóa thành huyền thoại
Có thể bạn quan tâm

Diva Hồng Nhung: Ngày định mệnh tôi như nghe tiếng sét bên tai, kinh hoàng quá!
Sao việt
14:40:48 15/05/2025
Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong
Tin nổi bật
14:40:18 15/05/2025
VKS đề nghị giảm án cho ông Lưu Bình Nhưỡng, bác kháng cáo của ông Lê Thanh Vân
Pháp luật
14:37:06 15/05/2025
Thủ tướng Malaysia nói Nga sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17
Thế giới
14:33:04 15/05/2025
BB Trần, S.T Sơn Thạch ra MV mới 'gây sốc', khán giả tranh cãi dữ dội
Nhạc việt
14:29:39 15/05/2025
Giảm giá kịch sàn, Ford Territory vẫn "hụt hơi" trước Mazda CX-5
Ôtô
14:11:25 15/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường rộ nghi vấn cưới chạy bầu, ảnh ở quán cà phê tố ngược chính chủ?
Netizen
14:09:24 15/05/2025
Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng
Sức khỏe
13:54:47 15/05/2025
Phương Mỹ Chi được khen vì hành động tinh tế bảo vệ đồng nghiệp
Tv show
13:53:40 15/05/2025
Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo
Thế giới số
13:48:01 15/05/2025