Người Ấn Độ ở Trung Quốc đối mặt thù địch từ quê nhà

Khi căng thẳng nổ ra ở biên giới, những người Ấn Độ đang ở Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu công kích của chủ nghĩa dân tộc trên mạng xã hội.

Hàng nghìn chuyên gia phần mềm, nhà xuất khẩu hàng may mặc và doanh nhân đã sinh sống nhiều năm qua ở các thành phố của Trung Quốc như Đại Liên, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu bất ngờ bị kéo vào cuộc khủng hoảng biên giới và bị chỉ trích là những người phản bội đất nước.

Người Ấn Độ ở Trung Quốc đối mặt thù địch từ quê nhà - Hình 1

Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, hôm 19/6. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ nhiều lần trong những tháng qua trên khu vực Ladakh, dọc theo LAC, đường biên giới chưa được phân định rõ ràng giữa hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau vượt qua biên giới và làm bùng phát giao tranh tại khu vực cao hàng nghìn mét ở phía tây dãy Himalaya.

Đỉnh điểm hôm 15/6, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ suốt nhiều giờ tại thung lũng Galwan ở Ladakh, dùng đá và gậy để đánh nhau, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và ít nhất 76 người bị thương. Trung Quốc không công bố thương vong từ phía nước này và gọi thông tin của Ấn Độ nói 40 lính Trung Quốc thiệt mạng là “tin giả”.

Đây là cuộc đụng độ đẫm máu nhất ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc trong 45 năm qua. Hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau nhưng đồng thời cũng đưa ra những phát ngôn làm dịu tình hình.

Trong bối cảnh đó, những người Ấn Độ ở Trung Quốc, trong đó có một số người kết hôn với phụ nữ địa phương, đang phải chịu đựng cảm giác tội lỗi, bị mỉa mai vì từ chối quay về nước. Nhưng ngay cả khi họ mắc kẹt giữa các chiến dịch từ khóa như #Indiansunitedagainstchina (Người Ấn Độ đoàn kết chống Trung Quốc) hay #Indianswillcrushchina (Ấn Độ sẽ đè nát Trung Quốc), hầu hết người Ấn Độ vẫn có lý do chính đáng để tiếp tục ở lại Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc không còn đáng lo ngại. Chỉ 490 người Ấn Độ bị mất việc ở Trung Quốc lên chuyến bay về nước hôm 20 và 29/6 tới. Không giống như nhiều quốc gia khác nơi hàng nghìn người Ấn mong được hồi hương, tại thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc, Shashi Shiraguppi cùng vợ anh, Li Lan, và hai con, cảm thấy cuộc sống vẫn diễn ra bình thường.

“Không có sự hoảng loạn. Chúng tôi hoàn toàn tự do và không có vấn đề gì với chính quyền địa phương. Hàng xóm rất thân thiện và quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi. Tại sao chúng tôi lại muốn quay về Ấn Độ?”, Shashi, người quê ở thành phố Bengaluru, nói.

Shashi đến thành phố miền nam Trung Quốc 17 năm trước, thành lập kênh YouTube “Shashi4x”. Với gia đình anh, bất kể người Trung Quốc hay người Ấn Độ thắng hay thua trong cuộc xung đột biên giới thì cũng không ai được gì.

“Hãy giữ hòa bình trong thời gian đại dịch”, Li Lan, người vợ Trung Quốc của Shashi, nói.

Người Ấn Độ ở Trung Quốc đối mặt thù địch từ quê nhà - Hình 2

Video đang HOT

Shashi Shiraguppi cùng vợ con tại thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc. Ảnh: Times of India

Theo điều tra dân số năm 2010 tại Trung Quốc, có 600.000 người nước ngoài sinh sống ở nước này, trong đó người Ấn Độ chiếm 3%. Ngoại trừ căng thẳng biên giới, A Kumar, một chuyên gia phần mềm, cho hay “98% cuộc sống bình thường” đã trở lại thành phố cảng Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh.

“Chúng tôi đang theo dõi các kênh tin tức ở đây về cuộc giao tranh tại biên giới. Sau khi xung đột nổ ra, tôi không thể đọc được tờ báo Ấn Độ mình hay đọc nữa”, Kumar nói.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc lại đổ lỗi cho Ấn Độ về “cuộc tấn công vô cớ” ở biên giới.

“Thông tin ở đây hoàn toàn khác. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đang cố biện minh cho hành động của mình”, Kumar, người lớn lên ở New Delhi và đến Đại Liên làm việc năm 2008, nói.

Về cuộc sống của người Ấn Độ ở Trung Quốc, Kumar cho biết chợ vẫn mở cửa, hệ thống giao thông công cộng đã hoạt động trở lại và đại dịch đã được kiểm soát. “Với chúng tôi, ở Trung Quốc là an toàn nhất khi Covid-19 đang lây lan khắp toàn cầu”, anh nói thêm.

Trung tâm công nghệ thông tin của Đại Liên có tới 15.000 chuyên gia phần mềm Ấn Độ.

“Đó là sự cường điệu không cần thiết trên phương tiện truyền thông xã hội. Người dân địa phương rất thân thiện và họ rất tôn trọng người Ấn Độ”, V Vijay, làm việc cho một công ty phần mềm của Mỹ tại Đại Liên, cho hay.

S A Oviya, người đang theo học tại đại học Y khoa Đại Liên, đã trở về quê nhà Tirupur ở Ấn Độ từ tháng 12/2019. Cha cô, trợ lý nhãn khoa tại một trung tâm y tế công cộng, rất muốn con gái quay lại Đại Liên để hoàn thành khóa học trước khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp.

Cô khẳng định việc háo hức được làm việc ở Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ leo thang không làm cô trở thành một người phản bội đất nước.

“Điều đó không khiến cho tình yêu nước của chúng tôi giảm đi”, Vijay nói.

Đụng độ biên giới đẫm máu: Động cơ thực sự của Ấn - Trung là gì?

Những cuộc gặp ngoại giao cấp cao không giúp Ấn-Trung hài lòng về hiện trạng ở biên giới. Chiến tranh liệu có xảy ra và có phải là giải pháp cuối cùng?

Cuộc đụng độ "gây sốc và bất ngờ"

Cuộc đụng độ biên giới Trung Quốc - Ấn Độ là sự kiện nghiêm trọng và gây thương vong lớn nhất cho 2 nước trong hơn 40 năm qua. Xung đột Ấn - Trung xảy ra ở Thung lũng sông Galwan nằm ở vùng núi xa xôi Ladakh trong khu vực dãy Himalaya. Ít nhất 20 binh lính Ấn Độ đã tử vong và nhiều người khác bị thương. Con số thương vong của 2 bên có thể cao hơn bởi chỉ New Delhi công bố số liệu chính thức còn Bắc Kinh hiện vẫn từ chối cung cấp thông tin về số người chết và số người bị thương.

Đụng độ biên giới đẫm máu: Động cơ thực sự của Ấn - Trung là gì? - Hình 1
Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ đứng canh gác một con đường dẫn tới Leh, tiếp giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: AFP

Cuộc đụng độ chết chóc trong tháng này giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc chứa đựng cả yếu tố gây sốc và yếu tố bất ngờ. Sự kiện trên gây sốc là bởi mức độ bạo lực nghiêm trọng và tổng số thương vong đáng kể bất chấp việc 2 bên không dùng súng ống hay đạn dược. Trong khi đó, việc binh lính 2 nước xảy ra xung đột như vậy cũng gây không ít bất ngờ bởi quan hệ Trung - Ấn vốn tương đối ổn định.

Trong những năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với nhau, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ song phương, cũng như nỗ lực hợp tác để giải quyết khác biệt, trong đó bao gồm những tranh cãi phức tạp về lãnh thổ trong một thời gian dài. Hai nhà lãnh đạo dường như còn đạt được sự hiểu biết chung về việc làm thế nào để củng cố mối quan hệ song phương sau khi Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Modi được tổ chức ở Vũ Hán hồi tháng 5/2018 và theo sau là một cuộc gặp không chính thức vào 17 tháng sau đó khi ông Modi tiếp đón ông Tập tại Mamallapuram.

Dù vậy, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thiếu các cuộc đàm phán thực sự nhằm giải quyết tranh chấp về lãnh thổ cũng như không tạo ra bất kỳ tiến triển nào về việc phân chia rõ ràng hơn ranh giới về cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Bên cạnh đó, nhiều vòng đàm phán được tổ chức từ những năm 1980 vẫn chưa tạo được bước ngoặt hay đột phá đáng kể.

Trong khi đó, cả hai nước đều không hài lòng về tình trạng hiện tại và muốn chủ động tăng cường nắm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp mà mỗi bên kiểm soát. Trung Quốc và Ấn Độ đã tích cực tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng và nâng cấp các con đường ở khu vực biên giới của mỗi bên nhằm cải thiện khả năng tiếp cận quân sự.

Động cơ phía sau của Ấn Độ và Trung Quốc

Theo Gareth Price, học giả cấp cao tại Chatham House - một tổ chức nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở London nhận định, ông Narendra Modi muốn một Ấn Độ dưới thời ông là Thủ tướng phải được công nhận về sức mạnh và bình đẳng về mối quan hệ.

"Ấn Độ muốn được nhìn nhận bình đẳng với Trung Quốc và muốn thảo luận về một châu Á đa cực nhưng sau đó nước này đã nhận thấy Trung Quốc muốn chiếm ưu thế hoàn toàn ở châu Á".

Dù vậy, Price không cho rằng Ấn Độ muốn khiêu khích Trung Quốc để dẫn tới một cuộc chiến tranh, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch hoành hành như hiện nay.

Về phía Trung Quốc, chuyên gia này nhận định Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán hơn. Các nhà phân tích cho rằng tình trạng hiện nay trong quan hệ Trung - Ấn là hệ quả của việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới những năm gần đây.

"Tôi tin là Trung Quốc lo ngại con đường Ấn Độ xây dựng dọc theo LAC, đặc biệt là con đường được hoàn thành vào năm ngoái, vốn có vai trò quan trọng trong việc kết nối Leh - thủ phủ Ladakh với Karakoram", Michael Kugelman - Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson nhận định.

Con đường Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldie (DSDBO) dài 255 km được Ấn Độ khánh thành vào năm ngoái, chạy gần như song song với khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời kết nối với Daulat Beg Oldie - một căn cứ quân sự của Ấn Độ và là nơi hạ cánh của các máy bay thuộc Lực lượng Không quân nước này.

Trong khi đó, hành lang kinh tế của Trung Quốc tới Pakistan và Trung Á đi qua Karakoram, gần với Thung lũng Galwan. Khu vực tranh chấp này còn gần với cao nguyên Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát nhưng Ấn Độ cũng khẳng định chủ quyền.

"Ladakh và đông Ladakh là những khu vực quan trọng để Trung Quốc tiếp cận Trung Á và dự án CPEC với Pakistan mà nước này đã đầu tư hàng tỷ USD. Trung Quốc lo ngại về cơ sở hạ tầng quân sự biên giới của Ấn Độ bởi việc này đe dọa đến nhiều lợi ích của Trung Quốc ở khu vực đó", Happymon Jacob, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi nhận định.

Chuyên gia Kugelman cho rằng các nhân tố địa chính trị đóng vai trò nhất định trong những leo thang gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó phải kể đến tam giác Mỹ - Ấn - Trung.

"Trong khi quan hệ Mỹ - Trung đang lao dốc thì quan hệ Mỹ - Ấn lại phát triển nhanh chóng. Tôi nghĩ Trung Quốc hiểu điều đó. Thông điệp của nước này với Ấn Độ là: "Nếu bạn muốn thân thiết hơn với kẻ thù của tôi thì hãy nhìn xem chúng tôi có thể đáp lại với bạn như thế nào", Kugelman giải thích, đồng thời đánh giá sự ủng hộ của Mỹ với Ấn Độ "ngày càng công khai và mạnh mẽ" trong thời gian này.

Quan hệ Trung - Ấn sẽ đi về đâu?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không muốn quan hệ 2 nước lao dốc bởi cả hai bên một mặt tìm cách duy trì tình hình biên giới ổn định, một mặt tiếp tục hưởng lợi qua quan hệ về kinh tế giữ hai nước với nhau.

Sau sự việc vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng các vấn đề Đối ngoại Ấn Độ S. Jaishankar đã có các cuộc điện đàm với nhau trong 48h hai bên giao tranh. Mặc dù cả hai đều kêu gọi bình tĩnh nhưng mỗi bên vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau. Ông S. Jaishankar cáo buộc hành động của Trung Quốc là "có dự tính và lên kế hoạch từ trước" trong khi Bắc Kinh ban hành một tuyên bố cáo buộc Ấn Độ làm leo thang căng thẳng "một cách có chủ đích".

Mối quan hệ Trung - Ấn dường như vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai nhưng cả hai sẽ hợp tác với nhau để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Trên thực tế, cả ông Tập và ông Modi đều phải đối mặt với những thách thức khó khăn khác ở trong nước, trong đó có cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và việc giải quyết các vấn đề lớn về kinh tế.

Tuy nhiên, những cuộc ẩu đả ở khu vực dãy Himalaya là không thể tránh khỏi bởi mỗi bên sẽ tiếp tục thúc đẩy các lợi ích lãnh thổ của mình trong khi từ chối đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào với phía đối phương. Việc những chỉ huy và quân đội ở địa phương tự giải quyết như thế nào sẽ quyết định mức độ và quy mô các cuộc xung đột trên tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng vẫn nằm ở các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh và New Delhi.

Ngoài ra, việc chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng trở thành câu hỏi cấp bách của Ấn Độ. Rõ ràng, bất chấp những cuộc gặp nồng ấm giữa ông Modi và Tổng thống Trump, quan hệ 2 nước vẫn còn rất nhiều trắc trở. Tuy nhiên, giữa bối cảnh Trung Quốc ngày càng cứng rắn và quyết đoán hơn về các tranh chấp lãnh thổ, một số quan chức Ấn Độ lo ngại nước này hầu như có rất ít lựa chọn ngoại trừ ngả về phương Tây.

Trong một bài bình luận đầu tuần này, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Gokhale đã nhận định rằng các quốc gia không thể phớt lờ hành động của Trung Quốc, cũng như phải đưa ra chọn lựa đứng về phía Washington hay Bắc Kinh.

"Trong kỷ nguyên hậu Covid-19, việc tận dụng những lợi thế từ mối quan hệ với cả 2 nước này sẽ không còn là một sự lựa chọn nữa", ông Gokhale khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'Tổng thống Trump trở lại hiện thực sau chuyến công du Trung Đông 'đầy thành tích'
19:16:46 17/05/2025
Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?
10:10:54 19/05/2025
Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nướcÔng Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước
18:32:56 17/05/2025
Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với UkraineBáo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine
21:14:09 17/05/2025
Tình báo Mỹ ước tính kho vũ khí tên lửa hành trình và siêu vượt âm của NgaTình báo Mỹ ước tính kho vũ khí tên lửa hành trình và siêu vượt âm của Nga
19:44:28 17/05/2025
Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nàoĐàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
22:59:59 17/05/2025
Israel tấn công các cảng tại YemenIsrael tấn công các cảng tại Yemen
16:55:41 17/05/2025
4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:34:17 19/05/2025

Tin đang nóng

Cậu cả bầu Hiển có con lần 3, vợ bí ẩn lộ thân thế, dâu thứ Đỗ Mỹ Linh ra rìa?Cậu cả bầu Hiển có con lần 3, vợ bí ẩn lộ thân thế, dâu thứ Đỗ Mỹ Linh ra rìa?
10:15:47 19/05/2025
Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?
10:09:30 19/05/2025
Chủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tếChủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tế
08:22:37 19/05/2025
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuếChủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế
09:21:22 19/05/2025
Em gái "chân dài" của Lâm Tây xinh đẹp tựa bông hồng đỏ rực trong lễ trưởng thành, ôm bố khóc nấc gây xúc độngEm gái "chân dài" của Lâm Tây xinh đẹp tựa bông hồng đỏ rực trong lễ trưởng thành, ôm bố khóc nấc gây xúc động
12:09:32 19/05/2025
Nữ bác sỹ gom rác bán sau giờ làm, kiếm được nhiều tiền hơn lương bệnh việnNữ bác sỹ gom rác bán sau giờ làm, kiếm được nhiều tiền hơn lương bệnh viện
08:58:35 19/05/2025
Cha lao xuống giếng cứu con ở Gia Lai: 'Tôi đã nghĩ đến điều xấu nhất'Cha lao xuống giếng cứu con ở Gia Lai: 'Tôi đã nghĩ đến điều xấu nhất'
08:44:52 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyếtChỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
11:18:56 19/05/2025

Tin mới nhất

Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?

Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?

14:14:00 19/05/2025
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt dạng tiến triển và căn bệnh đã di căn đến xương, đài CNN dẫn thông cáo từ văn phòng ông Biden công bố hôm 18-5.
Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

13:19:21 19/05/2025
Trung Quốc đang đứng trước một bước đột phá công nghệ lớn, với tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp chip toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

10:34:07 19/05/2025
Bộ Quốc phòng Mỹ đã tái triển khai một máy bay do thám tầm cao đến khu vực Biển Đen sau khi các cuộc đàm phán hòa bình gần đây giữa Ukraine và Nga kết thúc mà không đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

10:31:15 19/05/2025
Cuộc đua xe đạp Giro d Italia đã buộc phải tạm dừng vào ngày 15/5 sau một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong chặng đua thứ 6, vốn được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm.
Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

10:17:55 19/05/2025
Ông Putin nói rằng Nga có đủ sức mạnh và nguồn lực để hoàn thành chiến dịch quân sự bắt đầu vào năm 2022 trong khi vẫn hoàn thành các mục tiêu chính của Moscow.
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

09:19:28 19/05/2025
Chưa đầy 2 ngày sau cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Nga tấn công Ukraine quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV).
Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

09:04:09 19/05/2025
Ukraine đang tích cực khai thác những lỗ hổng trong phòng tuyến của Nga ở Kursk nhằm tìm cách tiếp tục tấn công vào lãnh thổ đối phương.
Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

08:51:02 19/05/2025
Mỹ đang nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ và đã phê duyệt một thương vụ vũ khí lớn, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo.
Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

08:30:22 19/05/2025
Moscow bình luận sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ấn định thời điểm điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về xung đột ở Ukraine.
Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

08:08:03 19/05/2025
Vụ tiêm kích F-35 của Mỹ suýt bị hệ thống phòng không của Houthi ở Yemen bắn hạ cho thấy tính năng tàng hình của máy bay không thể giúp nó bất khả xâm phạm hoàn toàn.
Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

07:56:37 19/05/2025
Theo thông cáo của Hải quân Mexico, tàu huấn luyện Cuauhtemoc của họ đã bị hư hại trong một vụ va chạm với cầu Brooklyn, khiến cột buồm bị gãy và tàu không thể tiếp tục hành trình.
Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

07:50:03 19/05/2025
Mới đây, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra tại một trường trung học nằm ở làng Priblizhnaya, Kabardino-Balkaria, Nga.

Có thể bạn quan tâm

Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 5 vé, khán giả ngáy to đến mức át cả âm thanh

Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 5 vé, khán giả ngáy to đến mức át cả âm thanh

Phim châu á

14:16:07 19/05/2025
Tác phẩm này chiếu 5 ngày mới bán được 5 vé, sau đó lượng người đến xem cực thấp, trở thành bộ phim tệ nhất năm 2025 của Trung Quốc.
Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ

Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ

Netizen

14:12:16 19/05/2025
Mới đây, team Quang Linh bất ngờ hoạt động năng nổ trở lại sau thời gian dài im ắng. Chấn động hơn là các thành viên lần lượt tràn vào trang của Tiến Nguyễn để làm 1 điều.
Cân nhắc khi thử nghiệm bản beta của One UI 8

Cân nhắc khi thử nghiệm bản beta của One UI 8

Thế giới số

14:09:52 19/05/2025
Samsung có thể bắt đầu thử nghiệm beta của One UI 8 dựa trên Android 16 cho các thiết bị Galaxy trong thời gian sớm.
Tổng tài hàng real thừa kế 126.000 tỷ: Nhan sắc 22 năm không ai địch nổi, sự nghiệp lẫy lừng toàn bom tấn

Tổng tài hàng real thừa kế 126.000 tỷ: Nhan sắc 22 năm không ai địch nổi, sự nghiệp lẫy lừng toàn bom tấn

Hậu trường phim

14:08:17 19/05/2025
Không ít người cho rằng, nếu không làm diễn viên, anh đã là CEO tầm cỡ, một tổng tài hàng thật giá thật, phát triển hơn cả bố mình.
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu

Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu

Nhạc việt

14:04:15 19/05/2025
Không có dàn âm thanh biểu diễn, nhạc nền bổ trợ, J97 lộ nguyên hình khuyết điểm hát live. Ngay từ lúc cất giọng, nam ca sĩ đã hát oét nốt .
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng

Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng

Sao việt

14:03:40 19/05/2025
Hành trình chinh phục vương miện xanh của Ý Nhi thời gian qua đã thu hút sự chú ý của fan sắc đẹp Việt Nam. Không giống Quế Anh, Ý Nhi có những phần thể hiện vô cùng tự tin và hoàn hảo, liên tục được nước chủ nhà ưu ái và BTC thiên vị.
Engfa bị BTC yêu cầu tiết chế 'khoe da thịt', 1 Á hậu công khai 'giật' sóng?

Engfa bị BTC yêu cầu tiết chế 'khoe da thịt', 1 Á hậu công khai 'giật' sóng?

Sao châu á

13:59:23 19/05/2025
Liên hoan phim Cannes 2025 diễn ra được 1/3 chặng đường. Mỗi ngày trôi qua, thảm đỏ sự kiện danh giá này chứng kiến sự hoạt náo váy áo đến từ loạt ngôi sao đình đám, khiến giới mộ điệu khó lòng ngó lơ.
Diện áo khoác sơ mi ngày hè

Diện áo khoác sơ mi ngày hè

Thời trang

13:52:52 19/05/2025
Chất liệu cũng đóng vai trò quan trọng: áo khoác denim hoặc kaki phù hợp với phong cách mạnh mẽ, trong khi áo cotton hoặc flannel lại mang đến sự nhẹ nhàng, dễ phối.
Rihanna gần 10 năm"lười biếng", vừa tái xuất bị dặm 1 câu "Hát gì mà thua cả AI"

Rihanna gần 10 năm"lười biếng", vừa tái xuất bị dặm 1 câu "Hát gì mà thua cả AI"

Sao âu mỹ

13:51:14 19/05/2025
Mới đây, Rihanna đã chính thức trở lại làng nhạc sau nhiều năm lười biếng , nhưng hoá ra, đây chỉ là MV soundtrack cho dự án phim hoạt hình đình đám sắp tới Smurf (Xì Trum).
Cảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội

Cảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội

Tin nổi bật

13:48:10 19/05/2025
Công an TP Hà Nội thu giữ hơn 100.000 hộp, lọ, vỉ thực phẩm chức năng giả do cặp vợ chồng dược sĩ ở Hà Nội sản xuất.
Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?

Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?

Pháp luật

13:33:00 19/05/2025
Theo kết luận điều tra, Phạm Văn Cách đã đưa chi phí bôi trơn tương đương mức 2-20% giá trị hóa đơn bán thuốc, tổng hơn 71 tỷ đồng, để được tuồn thuốc vào các bệnh viện y học cổ truyền.