Người bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi trào lưu thực dưỡng, keto lan tràn mạng
Ước tính, trên thế giới có tới 10-20% người bệnh ung thư tử vong do hậu quả của suy dinh dưỡng, chứ không phải vì chính căn bệnh ung thư.
Tại Việt Nam, con số này thậm chí có thể còn cao hơn.
Ngày 5/4, tại hội thảo Dinh dưỡng ở người bệnh ung thư, PGS.TS Phạm Thị Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đến nay, với nhiều tiến bộ của các phương pháp điều trị, tỷ lệ bệnh nhân ung thư được cứu sống ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị đều ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng ăn uống, hấp thu, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
Rất nhiều người bệnh khi điều trị ung thư đều bị các biểu hiện chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy dinh dưỡng.
PGS.TS Phạm Thị Cẩm Phương (áo dài xanh) phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thế Anh).
“Theo thống kê, trên 85% người bệnh ung thư bị giảm cân hoặc suy dinh dưỡng trong suốt quá trình mắc ung thư và 50% người bệnh đã có thiếu hụt về dinh dưỡng khi mới bắt đầu chẩn đoán ung thư.
Suy dinh dưỡng cũng tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, làm gián đoạn, giảm hiệu quả điều trị, tăng biến chứng và thậm chí gây tử vong”, PGS Phương nói.
Ước tính trên thế giới có tới 10-20% người bệnh ung thư tử vong vì hậu quả của suy dinh dưỡng hơn là do bệnh ung thư. Tại Việt Nam, con số này thậm chí có thể lớn hơn.
TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo, không dùng bất kỳ chế độ dinh dưỡng nào gây hạn chế năng lượng cho những bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng hay đã bị suy dinh dưỡng.
Chuyên gia này cũng khẳng định, không có bằng chứng nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy lợi ích của chế độ ăn keto ở bệnh nhân ung thư.
Cùng quan điểm này, PGS Phương cảnh báo, nhiều người lợi dụng lòng tin của người dân cũng như sự thiếu thông tin của bác sĩ điều trị đã quảng bá nhiều thông tin sai lệch về các chế độ ăn hay thực phẩm chức năng cho người bệnh ung thư tràn lan trên mạng xã hội, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
“Người bệnh ung thư không chỉ mất số tiền lớn cho các chế độ hay thực phẩm này mà còn khiến tình trạng dinh dưỡng xấu hơn, suy kiệt, làm mất đi cơ hội điều trị bệnh”, PGS Phương nói.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể do phản ứng phụ của việc điều trị, do tâm lý chán nản, lo lắng, do chính khối u gây ra. Nếu không bồi bổ cơ thể đủ dinh dưỡng, người bệnh ngày càng sụt cân, sức khỏe giảm sút, dẫn đến không đủ sức theo hết được các liệu pháp điều trị.
Người bệnh ung thư cần ăn đa dạng các món, chia nhỏ bữa ăn, nấu ở dạng dễ tiêu như cháo, súp (Ảnh minh họa: Tú Anh).
Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.
“Việc nâng cao nhận thức của cả người dân và nhân viên y tế trong vấn đề dinh dưỡng là rất cần thiết.
Tất cả người bệnh ung thư cần sàng lọc dinh dưỡng, kịp thời can thiệp phù hợp từ bổ sung dinh dưỡng đường miệng, đường tiêu hóa đến dinh dưỡng đường tĩnh mạch”, PGS Phương khuyến cáo.
Theo chuyên gia, bệnh nhân ung thư cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nấu các món dễ tiêu như cháo, súp, chia nhỏ bữa ăn, thậm chí bổ sung thêm chất dinh dưỡng chuyên biệt để tăng miễn dịch, cơ và dinh dưỡng.
Giúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du Xuân
Cha mẹ nên thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để giúp bé khỏe mạnh cùng đón Tết, du Xuân với gia đình.
Video đang HOT
Ngày Tết, các gia đình sum họp ăn uống, đi chơi nhiều, nên trẻ nhỏ thường bị xáo trộn giờ giấc ăn - ngủ - nghỉ. Sau mỗi dịp Tết, một số trẻ rơi vào tình trạng thừa cân béo phì do ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga. Cũng có không ít trẻ lại sụt cân do ăn uống không khoa học, không đúng bữa... Vì vậy, cha mẹ nên thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để giúp bé khỏe mạnh cùng đón Tết, du Xuân với gia đình.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong ngày Tết
Duy trì bữa ăn khoa học, đúng bữa
Để trẻ khỏe mạnh đón Tết, du Xuân, trước tiên cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Cho trẻ ăn các thực phẩm sạch đảm bảo nguồn gốc. Hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Nên duy trì cho trẻ ngày 3 bữa ăn chính và 1 bữa ăn phụ. Đảm bảo các món ăn của trẻ phải được nấu mới để tăng cảm giác ngon miệng và tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Nên cho trẻ ăn khẩu phần nhỏ, ăn chậm và không nên cho trẻ ăn quá no. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt... vì có thể gây tăng cân ở trẻ thừa cân béo phì.
Với một số trẻ khác lại làm trẻ mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính, có thể là nguyên nhân gây nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.
Cố gắng thay đổi món ăn, đa dạng thực phẩm và cách chế biến cho trẻ. Cho trẻ ăn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi, dễ hấp thu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đó là: Nhóm bột đường (cơm, cháo, phở, bún, miến, bánh mỳ...), nhóm chất đạm (thịt, cá trứng, sữa và các chế phẩm sữa...), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ...) và nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây...). Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ và nhiều món ăn có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp giảm lượng calo tiêu thụ. Nên chú ý bổ sung đủ rau xanh trong các bữa ăn ngày Tết cho bé có đủ chất xơ.
Hãy chú ý cho trẻ uống đủ nước. Các con thường thích nước ngọt hơn là nước lọc. Nhưng nước ngọt sẽ khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến trẻ chán ăn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt chỉ nên cho bé uống một vài ngụm nhỏ và bổ sung cho trẻ nước lọc, nước canh cho trẻ.
Lưu ý: Đi chơi, vận động vừa phải sẽ giúp trẻ mau đói và thèm ăn; nhưng không nên đi chơi quá nhiều vì quá mệt cũng làm trẻ biếng ăn.
Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ.
Một số thực phẩm lành mạnh cho trẻ trong dịp Tết
Hãy thêm một số thực phẩm lành mạnh hơn mà con dễ thích, dễ ăn, dễ tiêu hóa vào thực đơn Tết cho con:
Cháo là món ăn dễ thực hiện và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Để dễ dàng chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, cha mẹ có thể nấu sẵn cháo trắng rồi cho thêm thức ăn khi đến bữa ăn. Món cháo giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa lại đủ chất.
Bún, phở, súp cũng là món ăn dễ làm và giàu dinh dưỡng cho trẻ.
Sữa và chế phẩm sữa là loại thực phẩm phù hợp với trẻ nhiều lứa tuổi. Nếu đến bữa ăn mà không tiện chế biến thức ăn cho trẻ thì sữa và chế phẩm sữa như một cứu cánh rất hữu dụng.
Rau củ tươi rất cần cho bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tránh táo bón và bổ sung thêm các vitamin. Các loại quả chín có thể ăn hoặc ép lấy nước, mang đi cùng rất dễ dàng nếu phải di chuyển nhiều như táo, chuối, xoài, dâu tây, cherry.
Các thuốc cần trữ trong nhà dịp Tết
Ngày Tết, nhiều nhà thuốc đóng cửa, do vậy với các gia đình có trẻ nhỏ, cần dự trữ một số loại thuốc thông thường trong nhà để cần thiết sử dụng cho trẻ trước khi đưa trẻ đi khám.
Các thuốc trị bệnh mạn tính
Với những trẻ có bệnh mạn tính, cần trữ đủ thuốc trị bệnh trong những ngày nghỉ Tết, tránh để trẻ bị thiếu thuốc làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng. Nên nhớ luôn lưu số điện thoại bác sĩ nhi khoa của con.
Thuốc hạ sốt, thuốc cảm cúm, kháng sinh
Thuốc hạ sốt nên được để sẵn trong nhà, kể cả khi trẻ không ốm vì trẻ em có thể nóng sốt bất kỳ lúc nào. Có thể chọn một trong hai loại paracetamol hoặc ibuprofen, dùng theo hướng dẫn sử dụng.
Gia đình cũng cần mua dự trữ một vài loại thuốc cảm cúm thông thường như decolgen, tiffy... Lưu ý, những thuốc này có khả năng kết hợp với paracetamol nên cần đọc kỹ thành phần thuốc để tránh quá liều thuốc paracetamol.
Có thể trữ một loại kháng sinh thường được bác sĩ kê cho con dùng.
Thuốc dị ứng
Nên giữ thuốc dị ứng cho trẻ trong tủ thuốc (tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi mua) để có thể làm giảm nhanh chóng các tình trạng mẩn ngứa, nổi mày đay...
Thuốc ho
Gia đình nên có một vài thuốc ho không kê đơn thông thường, tốt nhất là các thuốc ho từ thảo dược có chứa mật ong, tinh dầu bạc hà... vừa có tác dụng trị ho, vừa sát khuẩn đường hô hấp để sử dụng khi trẻ bị ho trong những ngày Tết.
Thuốc ho là loại thuốc cần thiết trong tủ thuốc mỗi gia đình.
Chất bổ sung nước và điện giải
Oresol là dung dịch bù nước điện giải thông dụng, phòng khi trẻ bị tiêu chảy hay nôn mất nước có sẵn để dùng ngay. Lưu ý, mua loại oresol gói chứ không mua hoại oresol đóng chai như chai nước ngọt.
Nước muối sinh lý
Nên trữ vài lọ nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt, mũi sau khi đi ngoài đường về. Có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng, súc họng, hoặc rửa vết thương ngoài da...
Vật dụng y tế khác
Cặp nhiệt độ là vật dụng cần thiết trong tủ thuốc của gia đình giúp phát hiện sớm khi nhiệt độ cơ thể tăng cao để sử dụng thuốc kịp thời, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Cần dự trữ bông, băng dính y tế, cồn 70 độ, cồn iodin, oxy già, gạc y tế, miếng dán ugo... phòng khi trẻ bị chầy xước ngoài da hoặc vết thương chảy máu ít.
Một số lưu ý trong sinh hoạt
Lựa chọn trang phục phù hợp
Thời tiết trong giai đoạn mùa Đông - Xuân thường nóng, lạnh, nắng, mưa thất thường. Đây là cơ hội để nhiều vi khuẩn, mầm bệnh phát triển, trẻ dễ bị ốm. Nên cho trẻ mặc quần áo dài tay để ngủ vào buổi tối và vào sáng sớm khi thời tiết có nhiều sương mù và không khí ẩm lạnh. Khi ra ngoài cần cho trẻ đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo khoác và đeo khẩu trang cho trẻ để tránh gió và chống bụi.
Ngày Tết, trẻ thường vận động, vui chơi nhiều nên đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi thấy trẻ nhỏ toát mồ hôi, cần thường xuyên lau ráo và thay quần áo phù hợp. Tránh trường hợp trẻ bị thấm ngược mồ hôi dễ bị nhiễm bệnh.
Hạn chế dùng chung đồ cá nhân
Trẻ em với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt, rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ nhỏ dùng chung đồ dùng cá nhân (đũa, muỗng, ống hút, bình nước, khăn mặt) với người khác khi đi ăn ở nơi đông người, để tránh các bệnh lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Duy trì giấc ngủ
Duy trì giấc ngủ là một trong những cách cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong ngày Tết. Hãy nhắc nhở trẻ lên giường ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya để xem tivi, vui chơi. Cũng không nên để cho trẻ ngủ li bì cả ngày, khuyến khích trẻ dậy sớm đúng giờ và ăn sáng đúng bữa.
Tết là thời điểm dễ phát sinh nhiều dịch bệnh thường gặp ở trẻ em do đặc tính hoạt động mạnh của các loại virus gây bệnh vào thời điểm này và cũng do đặc tính của mùa Xuân như có nhiều phấn hoa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao...
Phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ trong dịp Tết
Tết là thời điểm dễ phát sinh nhiều dịch bệnh thường gặp ở trẻ em do đặc tính hoạt động mạnh của các loại virus gây bệnh vào thời điểm này và cũng do đặc tính của mùa Xuân như có nhiều phấn hoa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao...
Cúm mùa
Khi thời tiết trở lạnh vào Xuân là thời điểm của dịch cúm xảy ra. Bệnh gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ ở trẻ. Thông thường, bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt và uống đủ nước.
Trong một số trường hợp, cúm sẽ làm cơ thể trẻ yếu đi và bị bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như ho, viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản (biểu hiện là khàn tiếng, thở mệt,...), viêm phế quản (khò khè, bứt rứt, ho đờm...) hay nặng hơn là viêm phổi (suy hô hấp, sốt cao,...).
Sốt phát ban
Thời điểm này bé thường dễ nhiễm các loại siêu vi gây sốt như Rubella gây sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó sốt sẽ giảm đi và hết hẳn vào ngày thứ 5, 6 từ khi nhiễm bệnh. Lúc này trên người trẻ sẽ xuất hiện hồng ban, ban lan từ mặt đến chân rồi lặn dần đi. Bệnh này thường khiến trẻ rất mệt mỏi, li bì và mất nước do sốt.
Viêm mũi dị ứng, hen phế quản viêm họng
Vào mùa Xuân phấn hoa rất nhiều, đây là tác nhân quan trọng gây ra các triệu chứng dị ứng của đường hô hấp như viêm mũi họng dị ứng, hen phế quản.
Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện bằng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi.
Hen phế quản thường biểu hiện bằng khò khè, thở rít, khó thở.
Khi trẻ bị viêm họng sẽ dễ bị ho. Cơn ho kéo dài và lâu khỏi sẽ khiến trẻ dễ nôn trớ và ăn uống kém.
Dị ứng thực phẩm
Các loại thức ăn mới lạ dễ khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm, nhất là đối với những trẻ có cơ địa dị ứng. Bệnh nhi thường gặp các triệu chứng như ngứa toàn thân, nổi các đốm xuất huyết, nặng hơn thì khó thở, tím tái.
Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng thực phẩm, nên ngừng cho trẻ ăn các thực phẩm gây các triệu chứng trên và đến cơ sở y tế cấp cứu nếu có biểu hiện nặng.
Ngộ độc thức ăn và tiêu chảy cấp
Ngày Tết thường trẻ sẽ dễ ăn phải các loại thức ăn được chế biến hoặc bảo quản không đúng cách dẫn đến ngộ độc gây tiêu chảy cấp.
Sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm từ 30 phút đến vài ngày. Trẻ có các biểu hiện: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt...
Khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, cần xử trí như sau:
Nếu biểu hiện sớm (trong vòng 4 giờ sau ăn): Gây nôn bổ sung nước điện giải.
Nếu có dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, đau đầu, tê môi, nổi mẩn đỏ... cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Với trẻ bị tiêu chảy cấp:
Bệnh tiêu chảy cấp rất dễ nhiễm, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ virus cũng có thể gây bệnh cho trẻ. Bệnh thường biểu hiện đầu tiên bằng biểu hiện nôn ói có kèm tiêu chảy nhiều lần trong 1-2 ngày đầu tiên. Vì bị nôn ói và tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến trẻ nhanh chóng bị mất nước. Vì vậy, cần lưu ý bù nước đầy đủ cho trẻ và đưa trẻ đi khám nếu dấu hiệu tiêu chảy nhiều lần và kéo dài quá 2 ngày.
Câu hỏi thường gặp với người suy dinh dưỡng thể thấp còi Suy dinh dưỡng thể thấp còi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, việc phục hồi hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ suy dinh dưỡng của trẻ và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng. 1. Đông y có chữa khỏi suy dinh dưỡng thể thấp còi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Nắng nóng có nên dùng nước dừa thay nước lọc?

Người mắc bệnh về gan chớ dại ăn những thực phẩm này kẻo 'mang thêm họa'

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến
Thế giới
15:34:15 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
Sự thật đằng sau thông tin Rashford gia nhập Man City
Sao thể thao
14:49:59 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Trần Phi Vũ: 'Phú nhị đại' có gia đình hậu thuẫn vẫn xém bị phong sát vì tình cũ
Sao châu á
14:40:05 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025