Người dân chưa mặn mà với y tế cơ sở
Mô hình bệnh tật tại Việt Nam đã thay đổi, trong đó các bệnh không lây nhiễm chiếm đa số, với gần 400.000 ca tử vong mỗi năm. Theo các chuyên gia, người dân không được chăm sóc y tế tại tuyến cơ sở là lý do khiến bệnh không lây nhiễm “bùng phát”, dẫn đến nhiều ca tử vong đáng tiếc.
Chết vì không được chăm sóc tại nhà
TS Jun Nakagawa – đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh: “Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra 380.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, tương đương với 73% của tổng số tử vong. Điều đáng buồn là hơn 40% trong số tử vong này xảy ra ờ những người dưới 70 tuổi. Một lý do quan trọng là hầu hết người bệnh không lây nhiễm không được điều trị chủ yếu là do thiếu các dịch vụ cho bệnh không lây nhiễm tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu”- TS Jun Nakagawa cho biết thêm.
Chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu, Nam Định. Ảnh: Diệu Linh
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện cả nước có hơn 12.000 TYT, trong đó, tổng số TYT thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) là 9.821, với số thẻ BHYT đăng ký ban đầu là 21,5 triệu. Trong giai đoạn 2010-2014, số lượt khám chữa bệnh tại tuyến xã tăng qua các năm với tỷ lệ gia tăng bình quân là 4%. Từ 130 triệu lượt năm 2015 đến 147 triệu lượt năm 2016 và 150 triệu lượt năm 2017.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, kinh nghiệm thế giới cho thấy đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả hơn nhiều lần so với việc đầu tư cho kỹ thuật cao ở tuyến trên. Với việc coi y tế cơ sở (YTCS) là “người gác cổng” trong hệ thống y tế. Tại Việt Nam, Nghị quyết số 20 xác định YTCS là nền tảng, phương châm của xây dựng hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn thừa nhận, hiện nay, nhiều người dân còn chưa tin tưởng vào YTCS, thường bỏ qua trạm y tế (TYT) xã, huyện mà vượt lên tuyến trên để khám chữa bệnh. Điều này gây tốn kém cho người dân, đồng thời là một trong những lý do làm quá tải bệnh viện tuyến trên. Nguyên nhân của sự thiếu tin tưởng này là cho chất lượng khám chữa bệnh tại TYT xã, huyện còn chưa cao, thiếu cán bộ y tế, trang thiết bị sơ sài, lạc hậu. Tại nhiều TYT nhưng thiết bị khám chữa bệnh tối thiếu như dụng cụ khám bệnh, máy đo huyết áp, máy khí dung, xét nghiệm đường huyết máu mao mạch…
Video đang HOT
Theo TS Jun Nakagawa, chất lượng chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở của Việt Nam cần được cải cách, nâng cao. Một nghiên cứu của WHO cho thấy, chất lượng dịch vụ ở cấp cơ sở của Việt Nam khá thấp. Ví dụ dưới 55% các bác sĩ trạm y tế xã có khả năng điều trị đúng tăng huyết áp độ 1. Thiếu thuốc và trang thiết bị cũng là lý do khiến YTCS khó đạt chất lượng cao.
Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng cho biết, tổng số TYT xã khám chữa bệnh BHYT đến nay là 9.821 với số thẻ đăng ký BHYT ban đầu là 21,5 triệu, chiếm khoảng 1/4 số người tham gia BHYT (86,9%). Tuy nhiên, chính sách thông tuyến đang tạo ra thực trạng số người khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã có xu hướng giảm. Năm 2014, tỷ lệ khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã chiếm 28,3% nhưng đến 2017 chỉ còn 19,9% và giảm xuống 18,5% trong 6 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó, khám chữa bệnh BHYT tại tuyến huyện gia tăng, từ 43,2% (2015) lên 52% (6 tháng đầu năm 2018).
Cần tăng thêm quyền lợi
Tuy nhiên, chi trả BHYT cho người bệnh còn thấp, danh mục thuốc và kỹ thuật ít ỏi cũng là lý do khiến người dân còn lạnh nhạt với YTCS. Chứng minh điều này, Bộ Y tế dẫn chứng, dù số lượt khám chữa bệnh tại tuyến YTCS chiếm trên 70% tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT chung nhưng chi phí lại chỉ chiếm 30%.
Năm 2017, Bộ Y tế ban hành thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản; gồm 78 dịch vụ kỹ thuật, 244 thuốc. Đây là những dịch vụ tối thiểu trạm y tế xã phải cung cấp được. Tuy nhiên, qua khảo sát các TYT chưa cung ứng được ở mức tối thiểu này…
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, cần chi nhiều hơn cho YTCS, phân công bác sĩ từ TYT xã lên tuyến huyện học chuyên môn, cử bác sĩ từ tuyến trên xuống một thời gian khám để người dân tin tưởng vào chất lượng của y tế tuyến dưới, đầu tư cơ sở vật chất – trang thiết bị y tế. “Cứ để bác sĩ ở TYT xã mãi thì cả đời họ không phát triển được. Có trạm có đến 3 bác sĩ y học cổ truyền, 2 bác sĩ sản mà bác sĩ gia đình không có” – Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Sắp tới, Bộ Y tế quy định tất cả các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch đã ổn định, có phác đồ chuyển về TYT xã điều trị. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nguồn lực y tế cơ sở, lãnh đạo ngành y tế đề nghị cần bỏ quy định khống chế tỷ lệ chi 20% chi phí khám chữa bệnh TYT, thay vào đó cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán dựa trên chi phí thực tế do ứng dụng dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới, chức năng nhiệm vụ mới, kể cả chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, HIV, lao… Đồng thời, bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán đối với trường hợp chuyển bệnh phẩm hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên để thực hiện dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán…
Chung quan điểm này, bà Minh cho rằng, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ là yếu tố quyết định. Ngành y tế cần đổi mới cơ chế chính sách đầu tư, quản lý cho tuyến xã. Việc đầu tư trang thiết bị phải phù hợp với năng lực chuyên môn của TYT, trước mắt cho các thiết bị khám chữa thông thường.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Y tế: Không để tình trạng sổ chồng sổ, phần mềm quản lý "trăm hoa đua nở"
Ngày 22.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm và làm việc với 3 trạm y tế xã (TYT) thuộc Tp Hà Nội. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng nhận định hiện các TYT còn quản lý quá nhiều sổ sách, sổ chồng sổ.
Tại TYT xã Minh Châu (huyện Ba Vì), Bộ trưởng nhận định TYT có phòng ốc khang trang, vệ sinh tốt. Tuy nhiên, hiện nay việc ghi chép sổ sách vẫn nhiều và chồng chéo. Theo một nhân viên y tế TYT Minh Châu, mỗi một chương trình, nhiệm vụ của TYT lại có một sổ nên "tính sơ sơ" cả TYT đang có khoảng 70 đầu sổ các loại như sổ khám bệnh, sổ quản lý tiêm chủng, quản lý huyết áp, dân số, uống vitamin, y tế dự phòng, dinh dưỡng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Ba sổ khám bệnh tại TYT xã Minh Châu. Ảnh D.L
Riêng y tế dự phòng cũng có tới 9 sổ quản lý. Còn sổ khám sức khỏe, nhân viên y tế đã phải ghi tới 3 cuốn: sổ khám sức khỏe, sổ khám điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh án bác sĩ gia đình. Để liên thông dữ liệu, các nhân viên y tế lại phải thao tác nhập dữ liệu này vào máy tính... Như vậy, mỗi bệnh nhân đến khám, nhân viên y tế sẽ phải ghi chép rất nhiều, mất thời gian.
"Hệ thống thông tin điện tử đã liên thông, tại sao vẫn để xảy ra tình trạng chồng chéo sổ sách như vậy" - Bộ trưởng chất vấn. Bộ trưởng cũng yêu cầu gộp phần mềm quản lý khám bảo hiểm y tế với phầm mềm quản lý sức khỏe toàn dân để bớt việc cho nhân viên y tế, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Nâng cao chất lượng y tế cơ sở để người dân được thăm khám ngay tại địa phương không chỉ góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên mà còn giúp người dân đỡ vất vả khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe"
Theo báo cáo của TYT xã Minh Châu, hiện TYT xã đang có 7 cán bộ, trung bình mỗi ngày khám cho khoảng 8-10 bệnh nhân. Hiện trạm y tế này đang quản lý 172 bệnh nhân điều trị tăng huyết áp.
Tại cả 3 TYT (TYT xã Minh Châu, TYT xã Tân Hội (huyện Đan Phượng) và TYT phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), đoàn kiểm tra đều đã nhận xét hiện nay người dân ít đẻ ở xã (năm 2017 tại Minh Châu có 25 ca), trong khi đó, các TYT dành quá nhiều phòng ốc cho việc chăm sóc quản lý thai sản, sinh đẻ như phòng tư vấn khám thai, phòng chờ đẻ, phòng đẻ, phòng thủ thuật, phòng đặt vòng... Trong khi lại thiếu phòng truyền thông tư vấn sức khỏe, phòng khám bệnh còn chật chội. Bộ trưởng Kim Tiến yêu cầu các TYT phải sắp xếp lại các phòng này cho hợp lý, tránh dàn trải, sử dụng không hết...
Báo cáo của UBND TP Hà Nội về việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển y tế cơ sở trên địa bàn thành phố cho biết, 100% các trạm y tế đều triển khai lồng ghép hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, hiện gói dịch vụ y tế cơ bản theo quy định tại Thông tư 39/TT-BYT từ tháng 2/2018 tại 100% các trạm y tế. Hầu hết các trạm y tế đều thực hiện được 60-80% số danh mục kỹ thuật theo Thông tư này. Toàn thành phố hiện đã lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho 52% dân số.
Tiêm phòng tại TYT phường Tây Mỗ (Nam Từ Liêm)
Ông Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Sở Y tế đã phối hợp với các bên liên quan viết phần mềm để kết nối các phần mềm khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế với Phần mềm quản lý sức khoẻ người dân để khi người dân đến khám bệnh là có toàn bộ thông tin về sức khỏe của bản thân trước đó. Hiện Hà Nội đã triển khai 4 TYT điểm bao gồm 3 TYT xã kể trên (Minh Châu, Tân Hội, Tây Mỗ) và TYT phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
"Nâng cao chất lượng y tế cơ sở để người dân được thăm khám ngay tại địa phương không chỉ góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên mà còn giúp người dân đỡ vất vả khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Theo đó, trước mắt cần chuyển người bệnh mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường về địa phương theo dõi và nhận thuốc định kỳ."- Bộ trưởng nhấn mạnh Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trường yêu cầu khi Hà Nội xây dựng 3 trạm y tế hiện đại theo mô hình điểm của Bộ Y tế cần tái cấu trúc lại các phòng chức năng của TYT, làm sao để khu khám bệnh phải rộng rãi, thoáng mát, người dân đến khám được ngồi thoải mái. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các TYT tăng cường thêm hoạt động truyền thông và thăm khám về phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Theo Danviet
Phát động nhắn tin ủng hộ quỹ hỗ trợ bệnh nhân lao Bệnh viện Phổi T.Ư vừa phối hợp với Chương trình chống lao quốc gia và Cổng thông tin Nhân đạo quốc gia (1400) đã phát động nhắn tin Ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao Người ủng hộ có thể nhắn tin theo cú pháp: TB gửi 1402. Mỗi một tin nhắn, người dân sẽ gửi 18.000 đồng để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025