Người dân Cu Pua mong lắm một cây cầu
Bản Cu Pua, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) có 136 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Nhiều năm nay muốn giao thương, đi lại, học hành… người dân ở đây phải qua lại trên một “chiếc cầu treo” được làm bằng sợi dây cáp đã hoen gỉ, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trước đây, đã có một số vụ tai nạn xảy ra khiến bà con hết sức lo lắng.
Người dân bản Cu Pua hàng ngày qua lại trên sợi dây cáp đã hoen gỉ, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Cách đâygần 20 năm, người dân bản Cu Pua từ bỏ lối sống du canh, du cư đến vùng đất tả ngạn sông Đakrông lập nghiệp. Để giao thương với bên ngoài, người dân làm tạm một cây cầu bằng sợi dây cáp để đi lại. Trong những ngày mưa gió, nước sông dâng cao, người dân ở đây hoàn toàn bị cô lập. Họ phải chờ nước rút để vượt qua con đường nhiều đèo dốc, sau đó bám vào sợi dây cáp vượt sông rất nguy hiểm.
Già làng Pả Vân, 76 tuổi cho biết: “Nhiều năm qua, dân bản Cu Pua qua lại trên sợi dây cáp này, mùa nắng còn đỡ chứ đến những ngày mưa lũ, nước sông dâng cao chảy xiết, nếu không cẩn thận rất dễ bị cuốn trôi. Biết là nguy hiểm nhưng đây là lối đi duy nhất để giao thương với bên ngoài nên dân bản vẫn phải dùng”.
Già làng Pả Vân mong muốn, ở vị trí này có một cây cầu kiên cố, vững chãi để người dân, nhất là các em học sinh đi lại bảo đảm an toàn.
Đến Cu Pua, tận mắt chứng kiến hai sợi dây cáp vắt ngang đã hoen gỉ, xuống cấp do được làm từ lâu, không bảo đảm an toàn nhưng người dân hàng ngày vẫn sử dụng để đi lại, vận chuyển nông sản mới hay mong muốn có một chiếc cầu đối với người dân nơi đây lớn đến nhường nào. Theo người dân Cu Pua, vào những ngày mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về đục ngầu, chảy xiết nhưng nhiều người vẫn phải liều lĩnh băng qua sông bằng chiếc dây cáp này để về nhà, có trường hợp do bất cẩn đã rơi xuống sông và bị nước cuốn trôi.
Không chỉ khó khăn trong giao thương, buôn bán, trẻ em ở bản Cu Pua muốn đến trường học chữ cũng phải vượt sông bằng sợi dây cáp treo tạm bợ này.
Video đang HOT
Anh Hồ A La, ở bản Cu Pua chia sẻ: “Thương các cháu lắm, không đi học thì không biết chữ, mà muốn đến trường phải qua sợi dây cáp, thực sự người dân chúng tôi không an tâm chút nào. Cả bản Cu Pua có 40 học sinh hàng ngày phải đến các điểm trường bên kia sông Đakrông học tập. Những ngày mưa to phần lớn các cháu đều phải nghỉ học do nước sông dâng cao, rất ít phụ huynh dám cho con em đến trường”.
Trò chuyện với chúng tôi, nhiều em học sinh ở bản Cu Pua cho biết, rất lo lắng khi đi qua sợi dây cáp này, tuy nhiên nếu bỏ mất một vài buổi đến trường học còn khiến các em lo lắng hơn nhiều.
Chủ tịch UBND xã Đakrông Trần Văn Chạy cho biết: “Chiếc cầu treo được làm bằng sợi dây cáp này không bảo đảm về mặt kỹ thuật, được người dân làm để tạm khắc phục trong việc đi lại. Địa phương cũng đã kiến nghị lên cấp trên và hiện tại đang chờ phương án giải quyết. Ngươi dân Ku Pua rất cân môt cây câu treo kiên cố, vững chãi đê đi lai an toan hơn, nhât la trong mua mưa lu”.
Chia sẻ trên của Chủ tịch UBND xã Đakrông cũng là mong muốn của người dân bản Cu Pua hiện nay. Các cấp, ngành tỉnh Quảng Trị và huyện Đakrông cần quan tâm đầu tư xây dựng một cây cầu treo nơi đây trong thời gian sớm nhất để giúp các em học sinh đến trường an toàn, tạo điều kiện cho người dân địa phương đi lại làm ăn sinh sống thuận lợi hơn.
NGUYỄN VĂN HAI – CÔNG ĐIỀN
Theo_Báo Nhân Dân
Thôn 15 năm không rượu bia, thuốc lá
Từ đám cưới cho đến kỵ giỗ, lễ Tết, người thôn Cu Pua (huyện Đăkrông, Quảng Trị) chỉ mời nhau ly nước trà.
Nhờ bỏ rượu, tích cực lao động nên Hồ Ê Nót vừa mua thêm được 3 con bò và một con dê. Ảnh: Hoàng Táo.
Thôn Cu Pua uốn lượn bên dòng sông mang cùng tên với xã Đăkrông (thuộc huyện Đăkrông, Quảng Trị). Là bản của bà con dân tộc thiểu số Vân Kiều, từ 15 năm nay, Cu Pua nổi lên như điểm sáng giữa núi rừng miền Tây Quảng Trị bởi không dùng rượu bia, thuốc lá trong cuộc sống và tiệc tùng.
Rót ly trà mời khách, anh Hồ Ê Nót nhớ lại những câu chuyện buồn ở Cu Pua hơn 15 năm trước. Thời đó, đàn ông trong bản đều sử dụng rượu bia và thuốc lá. Thậm chí, nhiều người còn lâm vào cảnh nghiện rượu.
Lấy bản thân ra làm câu chuyện minh họa, Hồ Ê Nót kể không ít lần đánh vợ con, có lần phải nhập viện rồi chính Nót lại đi thăm nuôi. "Mình đi làm về mệt mà vợ nó không cho tiền mua rượu nên đánh", anh Nót ngại ngùng kể lại.
Cả bản triền miên trong cơn say, kinh tế gia đình đi xuống, cuộc sống bất hòa. Nhiều người trong bản còn gặp bệnh đại tràng, dạ dày và phổi vì hút thuốc, uống rượu. Cho đến một ngày, thấy đứa con thơ khóc ngặt nghẽo vì thiếu ăn trên căn nhà sàn, anh Nót sực tỉnh và hạ quyết tâm cai rượu.
Từ đó, Nót bỏ rượu, bỏ thuốc lá, phát triển kinh tế. Vừa là trưởng thôn, vừa là cán bộ y tế thôn bản, thấy cái lợi của việc bỏ rượu và thuốc lá nên anh Nót đi vận động, tuyên truyền để cả bản học theo. "Lúc đầu, bà con phản đối dữ lắm vì là con nghiện rồi, nhất là người già", Nót kể về những khó khăn ban đầu khi vận động người dân bỏ rượu vào những năm 2000.
Trong gia đình, đám cưới của mấy người em, Hồ Ê Nót không dọn rượu bia, chỉ mời tiệc cà phê, trà và nước ngọt. "Rất khó để thay đổi bà con nhưng cũng phải làm, từ từ rồi bà con thấy cái lợi là theo mình thôi", Ê Nót nói.
Bỏ rượu, khoản tiền dư ra dùng để mua mì tôm, thức ăn cho con cái. Sức khỏe dành để lao động trên nương rẫy. Gia đình Ê Nót dần trở thành điển hình về kinh tế trong thôn.
Ngoài vận động, già làng thôn Cu Pua lập ra "quy ước", phạt mỗi người trong thôn uống rượu, hút thuốc 10.000 đồng. "Ban đầu chỉ nhắc nhở, nhưng tái phạm thì thôn nhất quyết thu tiền. Số tiền này cuối năm dùng để mua quà biểu dương những gia đình làm tốt việc nói không với rượu bia, thuốc lá", trưởng thôn Cu Pua hiện nay Hồ Văn Thoi thông tin.
Bài thơ về tác hại của rượu do Hồ Ê Nót sáng tác để có động lực bỏ rượu. Ảnh: Hoàng Táo
Dần dà, bà con thấy Nót nói được, làm được, cơm ăn ngày ba bữa, vợ chồng đầm ấm nên thuận theo lời của Nót. Ông Hồ Văn Chước ở cạnh nhà anh Nót cũng thấy được cái ích lợi của bỏ rượu mà làm theo. "Không uống rượu thì gia đình không cãi cọ, không cờ bạc. Thanh niên thay vì uống rượu thì lên nương rẫy giúp vợ con, từ đó mà kinh tế gia đình khá giả hơn", ông Chước nói.
Đến năm 2008, cả thôn Cu Pua không còn ai uống rượu, hút thuốc nữa, ngay cả tiệc cưới, kỵ giỗ hay lễ Tết đều chỉ dùng trà, nước ngọt hay cà phê để mời khách. "Bây giờ ngay cả việc gửi rượu trong nhà dân thôn Cu Pua cũng không được đồng ý, dù thuê họ tiền triệu đi nữa", chị Hoàng Vân Trinh, cán bộ văn hóa xã Đăkrông cho hay.
Chủ trương không rượu bia, thuốc lá không chỉ thực hiện trong ranh giới thôn Cu Pua mà người Cu Pua khi ra ngoài vẫn phải nghiêm chỉnh thực hiện. Chị Hồ Kê Nít vừa lập gia đình rất phấn khởi kể: "Chồng không uống rượu thì yêu thương vợ con hơn, có thời gian làm việc nhà, cải thiện cuộc sống rất nhiều. Những lúc cãi nhau thì dùng lời nói để làm hòa".
Nhờ kiêng rượu bia, chí thú làm ăn mà nay anh Hồ Ê Nót cùng với một người em trai gầy dựng lên đàn dê 50 con và hơn 10 con bò. Cả thôn Cu Pua với 61 hộ, 278 nhân khẩu thì nay đều có đời sống ấm no, sung túc. "Thôn chúng tôi đang phấn đấu vào câu lạc bộ 100 triệu", trưởng thôn Hồ Văn Thoi cười nói và lý giải đó là mục tiêu thu nhập của một gia đình trong một năm.
Cán bộ xã Hoàng Vân Trinh khẳng định nhờ không rượu bia, thuốc là mà đời sống kinh tế Cu Pua ngày một nâng lên, xóa bỏ được nhiều tập tục lạc hậu. "Chúng tôi mong muốn những thôn khác cũng học tập Cu Pua để xã hội cùng đi lên, và tương lai nhân rộng mô hình này", chị Trinh nói.
Hoàng Táo
Theo VNE











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man

Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch

Ô tô con biến dạng sau cú va chạm với xe đầu kéo ở Hà Nội

Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp

Nhận định nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy đôi ở Gia Lai

Diễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

Hà Nội: Ăn hết bát bún mới thấy vật lạ, khách bức xúc vì thái độ nhân viên

TP.HCM: Va chạm xe ôm công nghệ, 1 người tử vong tại chỗ
Có thể bạn quan tâm

Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh
Thế giới
15:22:45 16/05/2025
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?
Sao việt
15:09:04 16/05/2025
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?
Sao châu á
14:58:56 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất
Nhạc việt
14:54:30 16/05/2025
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?
Nhạc quốc tế
14:44:46 16/05/2025
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!
Sao âu mỹ
14:41:25 16/05/2025
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án
Pháp luật
14:40:26 16/05/2025