Người dân phản ánh sai phạm nội dung của dịch vụ OTT qua mạng
Người dân có thể phản ánh các sai phạm về dịch vụ truyền hình trên mạng Internet xuyên biên giới thông qua cổng thông tin của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Theo thông tin từ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT), các dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới của doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, qua công tác theo dõi, giám sát, các cơ quan quản lý nhà nước thấy rằng có nhiều rủi ro về nội dung trên các dịch vụ này. Trong đó, sự phổ biến của các nội dung kích động bạo lực, khiêu dâm, khuyến khích sử dụng ma túy đang tác động tiêu cực đến giới trẻ. Nghiêm trọng hơn, các dịch vụ này đã xuất hiện những nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam, xuyên tạc lịch sử dân tộc.
Kênh phản ánh trực tuyến cho người dân khi thấy các sai phạm nội dung của dịch vụ OTT.
Video đang HOT
Mặc dù, các vi phạm nêu trên đã được cơ quan quản lý nhắc nhở, chấn chỉnh và hạ gỡ kịp thời, tuy nhiên cần thiết phải có thêm các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.
Do đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ra mắt Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh về các sai phạm về nội dung trên dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới để có thêm biện pháp quản lý các dịch vụ này.
Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh về các sai phạm về nội dung trên dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới có địa chỉ https://abei.gov.vn/phan-anh-ott
Thông qua website này, người dân và khán giả cả nước có thể tham gia ý kiến và gửi phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước một cách trực tiếp khi phát hiện các nội dung trái pháp luật trên các dịch vụ OTT TV xuyên biên giới hiện diện tại Việt Nam. Ngoài ra, người dân có thể gọi điện trực tiếp qua đầu số đường dây nóng 0896888222.
Cảnh báo 8 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong sản phẩm Microsoft
Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát để xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows, có khả năng bị ảnh hưởng bởi 8 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm Microsoft được công bố tháng 6.
Ngày 16/6, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã có cảnh báo về các lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng tồn tại trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 6/2022, gửi tới đơn vị chuyên trách các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng và tổ chức tài chính và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin.
Theo đó, ngày 14/6, hãng Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 6 với 55 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm. Trong số các lỗ hổng bảo mật mới được Microsoft phát hành bản vá, Cục An toàn thông tin lưu ý các đơn vị về 2 lỗ hổng ảnh hưởng mức nghiêm trọng và 6 lỗ hổng ảnh hưởng cao.
Cụ thể, bên cạnh lỗ hổng bảo mật CVE-2022-30136 trong Windows Network File System cho phép đối tượng tấn công không cần xác thực có thể thực thi mã từ xa, các chuyên gia Cục An toàn thông tin tiếp tục đề nghị các đơn vị chú ý đến lỗ hổng bảo mật CVE-2022-30190 (còn gọi là Follina).
Từng được Cục An toàn thông tin cảnh báo rộng rãi vào ngày 1/6, lỗ hổng bảo mật Follina tồn tại trong công cụ Windows Microsoft Support Diagnotic, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã tùy ý.
Theo phân tích của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, mặc dù có điểm CVSS là 7.8 (mức cao) nhưng mã khai thác của lỗ hổng Follina đã được công bố rộng rãi trên Internet, đặc biệt đang được các nhóm tấn công khai thác triệt để. Do đó, các cơ quan, tổ chức cần tiến hành cập nhật bản vá hoặc triển khai các biện pháp hạn chế ngay khi có thể để tránh nguy cơ bị tấn công thông qua lỗ hổng này.
Trong số 8 lỗ hổng bảo mật tồn tại trong các sản phẩm Microsoft được Cục An toàn thông tin cảnh báo, có 2 lỗ hổng mức nghiêm trọng và 6 lỗ hổng mức cao
Sáu lỗ hổng bảo mật mức cao trong các sản phẩm của Microsoft được Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị đặc biệt chú ý, gồm có: Lỗ hổng CVE-2022-30163 trong Windows Hyper-V; lỗ hổng CVE-2022-30139 trong Windows Lightweight Directory Access Protocol; 2 lỗ hổng CVE-2022-30157, CVE-2022-30158 trong Microsoft SharePoint Server; lỗ hổng CVE-2022-30165 trong Windows Kerberos; và lỗ hổng CVE-2022-30173 trong Microsoft Excel.
Trong đó, lỗ hổng CVE-2022-30165 tồn tại Windows Kerberos cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền. Năm lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao còn lại cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng; đồng thời thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng được đề nghị tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Ngăn chặn, xử lý 15 website giả mạo các công ty tài chính để lừa đảo Trong 5 tháng đầu năm nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng ngăn chặn, xử lý 15 website giả mạo các công ty tài chính chính thống để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến. Thời gian qua, hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, đặc biệt là cho vay...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép

One UI 7 có một tính năng bí mật người dùng Galaxy nên biết

OpenAI ra mắt phiên bản chat GPT-4.1, có bước tiến vượt bậc về hiệu suất

Thêm nâng cấp lớn của iPhone bản kỷ niệm 20 năm

Bài nghiên cứu AI bị nghi do... AI viết khiến chủ nhân giải Nobel cũng bị 'choáng'

Apple, ChatGPT lọt nhóm thương hiệu giá trị nhất thế giới

Thiếu sót lớn nhất Samsung mắc phải với One UI 7

Qualcomm ra chip di động mới cho điện thoại tầm trung, nhấn mạnh vào AI

Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm

Netflix ứng dụng AI vào quảng cáo

CEO Microsoft: DeepSeek-R1 là mô hình AI đầu tiên có thể cạnh tranh ngang ngửa với OpenAI

Doanh nghiệp Việt Nam 'hứng' tới 40% số cuộc tấn công mật khẩu nhắm vào khu vực
Có thể bạn quan tâm

Kẻ thù số 1 của Han So Hee tại Cannes: Khiến nữ diễn viên "tàng hình" trên thảm đỏ, chuyên dìm nhan sắc!
Sao châu á
13:40:33 19/05/2025
Chân dung nữ ca sĩ nổi tiếng vừa bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính
Sao việt
13:34:42 19/05/2025
Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?
Pháp luật
13:33:00 19/05/2025
Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"
Tin nổi bật
13:27:56 19/05/2025
Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon
Thế giới
13:19:21 19/05/2025
Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá
Du lịch
13:14:29 19/05/2025
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi
Sao thể thao
13:02:40 19/05/2025
Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc
Netizen
13:01:30 19/05/2025
Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm
Ẩm thực
12:28:44 19/05/2025
Đậu đen làm đẹp da như thế nào?
Làm đẹp
12:10:15 19/05/2025