Người dân tiếp tục biểu tình kêu gọi trả tự do cho các con tin
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, hàng chục nghìn người dân Israel tối 11/5 tiếp tục xuống đường tại nhiều thành phố lớn để biểu tình kêu gọi trả tự do cho các con tin đang bị giam giữ tại Dải Gaza và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm tại Israel.
Hình ảnh chụp qua video : Các tay súng Hamas bàn giao nhóm con tin người Israel được trả tự do cho Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, tại Dải Gaza ngày 27/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thành phố Tel Aviv , như thường lệ, người biểu tình tập trung tại phố Kaplan trước khu phức hợp hành chính của Chính phủ, đồng thời tổ chức mít-tinh phía trước Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv và trụ sở Bộ Quốc phòng , nơi nhiều tháng qua đã trở thành tụ điểm chính của người dân ủng hộ các con tin bị phong trào Hồi giáo Hamas bắt cóc trong cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái.
Người biểu tình cũng cho rằng Chính phủ nước này làm chưa đủ để giải thoát cho khoảng 130 con tin vẫn đang bị giữ tại Gaza, nhất là sau khi đề xuất về một lệnh ngừng bắn giữa Hamas và Israel đổ vỡ tuần trước.
Hàng trăm người là người nhà của các nạn nhân bị bắt cóc và người ủng hộ đã tràn xuống đường cao tốc 20, tuyên bố sẽ “cắm trại” qua đêm và cản trở giao thông. Một đám đông biểu tình ở gần đó đã xung đột với cảnh sát, khiến 3 người bị bắt giữ.
Tại thành phố Haifa ở miền Bắc Israel, người dân cũng xuống đường kêu gọi trao trả tự do cho các con tin, đồng thời chỉ trích chính sách về vấn đề này của Chính phủ liên minh. Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại nhiều thành phố khác như Jerusalem, Caesarea…
Trong một động thái có liên quan, phong trào Hamas ngày 11/5 đã phát một đoạn video thông báo có thêm 1 con tin người Israel tử vong do bị trúng đạn trong một cuộc tấn công của Quân đội Israel (IDF). IDF chưa bình luận về thông tin này. Tuy nhiên, trong các lần trước đây, IDF luôn lên án việc Hamas tung hình ảnh con tin tử vong, đồng thời phủ nhận nguyên nhân do trúng đạn từ phía Israel.
Video đang HOT
Trong tổng số 252 người bị Hamas bắt cóc, đến nay ít nhất có 36 con tin được xác định đã tử vong.
Israel và Hamas đang mắc kẹt trong thế bế tắc nguy hiểm
Tình trạng bế tắc hiện tại giữa Israel và Hamas là do không bên nào tin tưởng bên kia. Đó là một tình huống gây nguy hiểm cho phần còn lại của khu vực.
Binh sĩ Israel tham gia chiến dịch quân sự tại Dải Gaza ngày 25/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bình luận trên trang tin Arab News ngày 4/5, Yossi Mekelberg, Giáo sư về quan hệ quốc tế và là cộng tác viên của Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại tổ chức nghiên cứu các vấn đề quốc tế Chatham House cho rằng, các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về lệnh ngừng bắn, thả con tin và cho phép thêm viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza diễn ra chủ yếu ở Cairo (Ai Cập) trước hết là vì các nhà đàm phán Qatar ngày càng thất vọng và "vỡ mộng" với cả hai bên, đến mức quan chức cấp cao của Qatar Majed Al-Ansari nói với một tờ báo Israel rằng Doha đã quyết định đánh giá lại vai trò của mình.
Thứ hai, Ai Cập có lợi ích riêng trong việc làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Hamas và Israel, vì điều đó mang đến hy vọng sẽ ngăn chặn một cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Rafah mà gần như chắc chắn sẽ dẫn đến hàng nghìn người tị nạn Palestine, và có thể cả nhiều thành viên Hamas, vượt biên giới sang Ai Cập để tìm nơi trú ẩn an toàn.
Theo Giáo sư Mekelberg, trong tất cả các kịch bản có thể xảy ra, đây là điều mà Ai Cập lo ngại nhất, cả về ý nghĩa nhân đạo và mối liên hệ giữa người Hồi giáo ở Gaza và phong trào Anh em Hồi giáo ở Ai Cập.
Khi tóm tắt về các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas, ông Al-Ansari nêu rõ không bên nào cho rằng thỏa thuận được đưa ra là có lợi nhất cho họ và nói: "Mỗi khi chúng tôi tiến gần đến một thỏa thuận thì lại có sự phá hoại, từ cả hai phía".
Điều này cho thấy không bên nào tin tưởng bên kia và do đó dẫn đến việc duy trì tình trạng chưa được giải quyết hiện tại. Đó là một tình huống gây nguy hiểm cho phần còn lại của khu vực.
Rõ ràng, lệnh ngừng bắn tạm thời nhằm giải thoát con tin, tăng cường viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza và việc thả hàng nghìn tù nhân Palestine khỏi nhà tù của Israel có thể tạo động lực mới cho lệnh ngừng bắn lâu dài vốn rất cần thiết. Tuy nhiên, nó cũng sẽ làm tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo của cả hai bên.
Ở Israel, các cuộc biểu tình chống chính phủ, vốn suy giảm sau vụ tấn công ngày 7/10 năm ngoái của Hamas, một lần nữa lại có động lực và nhiều người trong số những người biểu tình là gia đình và bạn bè của các con tin. Không phải tất cả những người biểu tình hiện tại đều là người ủng hộ các cuộc biểu tình năm ngoái tập trung vào việc ngăn chặn chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu liên quan đến vấn đề cải cách tư pháp gây tranh cãi.
Đúng hơn, họ đoàn kết với nhau bởi cảm giác thiếu niềm tin mạnh mẽ, trước hết là do chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ đất nước và người dân vào ngày 7/10/2023 và thứ hai là vì chính quyền không thể đưa các con tin về nhà sau hơn 200 ngày.
Rất nhiều người Israel cho rằng trong những tháng gần đây đã có nhiều cơ hội để đạt được thỏa thuận về việc thả con tin nhưng Thủ tướng Netanyahu, vì những lý do riêng, đang sử dụng chiến thuật trì hoãn để kéo dài xung đột nhằm tránh chính phủ bị sụp đổ, từ đó làm chệch hướng những cơ hội đó.
Hơn nữa, một số quan chức cấp cao trong chính phủ của Thủ tướng Netanyahu thậm chí cực đoan hơn khi tin rằng tiêu diệt Hamas là một mục tiêu có thể đạt được và họ đang đe dọa rời khỏi liên minh cầm quyền nếu quân đội Israel không tiến vào Rafah.
Xét theo mọi khía cạnh, một cuộc tấn công như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến thương vong thảm khốc hơn nữa đối với người Palestine, chấm dứt khả năng giải thoát thêm bất kỳ con tin nào và dẫn đến việc hàng trăm nghìn người phải tiếp tục di tản.
Ngoài ra, do Rafah nằm gần biên giới nên điều này sẽ gây áp lực lên chính quyền Ai Cập trong việc cho phép dân thường bị mắc kẹt trong giao tranh vào nước này, tạo thêm căng thẳng giữa Israel và quốc gia Arab đầu tiên ký thỏa thuận hòa bình với Tel Aviv.
Đối với Israel, thành tựu chính của việc kết thúc thành công các cuộc đàm phán sẽ là thả các con tin - nhưng có những thành phần quyền lực trong Chính phủ Israel không coi đây là ưu tiên hàng đầu.
Về phía Hamas, mặc dù đề nghị gần đây nhất được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Cameron mô tả là "cực kỳ hào phóng" về việc thả tù nhân Palestine và cho phép nhiều viện trợ nhân đạo hơn vào Dải Gaza, mối quan tâm chính của họ là chấm dứt chiến tranh và điều này không được đáp ứng.
Hiện việc giam giữ các con tin còn lại được coi là "át chủ bài" của Hamas trong các cuộc đàm phán với Israel: Càng thả nhiều con tin thêm, họ càng trở nên dễ bị tổn thương hơn và không có gì đảm bảo rằng một cuộc tấn công của Israel vào Rafah sẽ không diễn ra.
Trên thực tế, tại cuộc họp Nội các trong tuần này, ông Netanyahu đã tuyên bố sẽ tấn công quân sự vào Rafah "dù có hoặc không" một thỏa thuận con tin. Điều này cho thấy Thủ tướng Israel đã nhượng bộ những thành phần cứng rắn nhất trong liên minh của mình. Một bộ trưởng trong Chính phủ Israel đã tuyên bố trong tuần này rằng việc thả vài chục con tin sẽ không biện minh cho việc không "hoàn thành" các mục tiêu của cuộc chiến.
Trong trường hợp chính quyền Israel và nhóm Hamas không có đủ ý chí chính trị để đạt được thỏa thuận, các nhà hòa giải sẽ sử dụng bất kỳ đòn bẩy nào mà họ có để giúp hai bên xích lại gần nhau. Đây cũng là lợi ích tốt nhất của họ. Nếu giao tranh lan tới Rafah, thảm họa gần như không thể tránh khỏi. Điều này sẽ nhanh chóng làm leo thang tình hình mong manh ở Trung Đông, ảnh hưởng xấu đến chính trị và xã hội ở trong nước của các quốc gia trên toàn khu vực và rộng hơn nữa.
Giáo sư Mekelberg kết luận đây cũng là lý do đủ để kêu gọi một mặt trận quốc tế thống nhất làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để ngăn chặn một kịch bản khủng khiếp như vậy và hãy làm điều đó ngay bây giờ.
Xung đột Hamas - Israel: Israel rút bộ binh khỏi phía Nam Dải Gaza Ngày 7/4, người phát ngôn quân đội Israel cho biết quân đội nước này đã rút bộ binh khỏi phía Nam Dải Gaza, ngoại trừ một lữ đoàn. Người dân tham gia biểu tình kêu gọi ngừng bắn ở Gaza và giải cứu con tin, tại Tel Aviv, Israel, ngày 6/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo của quân đội Israel không nêu chi tiết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng biết ơn Bùi Lan Hương sau biến cố sức khỏe
Sao việt
20:15:33 25/05/2025
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"
Đồ 2-tek
20:15:21 25/05/2025
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới
Thế giới số
20:11:21 25/05/2025
Streamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chối
Netizen
20:11:08 25/05/2025
Hàng chục cảnh sát đột kích bãi vàng giữa rừng
Pháp luật
20:10:13 25/05/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu
Tin nổi bật
20:00:43 25/05/2025
Garnacho không còn cửa ở lại CLB Manchester United
Sao thể thao
19:58:49 25/05/2025
Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
19:50:31 25/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên dùng quyền lực chèn ép người khác trong "đám cưới thế kỷ" với hot girl Mandy?
Sao châu á
19:26:37 25/05/2025