Người đặt nền móng cho khoa học hạt nhân VN
Nhân dịp 80 năm ngày sinh của nhà khoa học nổi tiếng – cố Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, người đặt nền móng cho Ngành Năng lượng Nguyên tử VN đã được điểm lại trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm do Ban Tuyên giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 1/10/2012.
GS. Nguyễn Đình Tứ.
GS Nguyễn Đình Tứ bước chân vào sự nghiệp nghiên cứu và hoạt động khoa học, lĩnh vực hạt nhân nguyên tử, như là lẽ đương nhiên. Theo lời kể của những người bạn học cùng thời với anh ở bậc tiểu học và trung học phổ thông, trong các năm học khoa học cơ bản và ở bậc đại học, anh đều nổi tiếng học giỏi, thông minh và đam mê khoa học.
Tuy vậy, con đường đi đến với lĩnh vực vật lý hạt nhân và vật lý hạt cơ bản của GS lại không thật thẳng tắp, cũng phải qua những bước ngoặt bất ngờ. Sau khi được nhà nước cử sang học Trung Quốc năm 1951, hoàn thành khoá Khoa học chuyên ban 2 năm (1951-1953), lớp Trung văn 1 năm (1953-1954), anh không có cơ hội theo học các ngành khoa học cơ bản, trái lại được phân đi học ngành Thuỷ lợi – Thuỷ điện ở Đại học Vũ Hán. Và khi nhận bằng tốt nghiệp đại học loại ưu (hoàn thành chương trình học 4 năm trong 2 năm), anh được đề nghị chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh trong lĩnh vực chuyên môn đó.
Nhưng rồi một bước ngoặt lớn đã đến với anh. Năm 1957, Nhà nước đã chọn cử anh lãnh đạo một nhóm gồm 3 thanh niên ưu tú sang cộng tác nghiên cứu ở Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân (VLHNCHN) ở thành phố Đúp-na, phía Bắc Mascơva, một trung tâm khoa học hạt nhân thuộc loại nổi tiếng nhất trên thế giới thời bấy giờ.
Thực sự, anh đã rẽ qua con đường mới, trở thành một cộng tác viên khoa học của Phòng Thí nghiệm Năng lượng cao thuộc “Viện Đúp-na” nói trên, mặc dù anh chưa chuẩn bị đầy đủ hành trang để bước vào một lĩnh vực khoa học vật lý hiện đại đó. Vì thế, anh phải tự trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết và cả ngoại ngữ mới – tiếng Nga, chủ yếu bằng con đường tự học, một việc mà không phải ai cũng có thể làm được dễ dàng.
Video đang HOT
Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, với kiến thức tự trang bị, với khả năng sử dụng thành thạo 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga và Trung văn, GS Nguyễn Đình Tứ đã nhanh chóng làm chủ các phương pháp thực nghiệm hiện đại, nắm bắt khá sâu sắc những kiến thức vật lý lý thuyết cần thiết và đi tiên phong trong sử dụng công cụ máy tính.
Cộng tác viên khoa học trẻ Nguyễn Đình Tứ đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nhà nghiên cứu vật lý hạt cơ bản hàng đầu ở Phòng thí nghiệm Năng lượng cao của Viện Đúp-na. Anh đã sớm cùng các nhà khoa học đến từ các nước khác tiến hành nhiều nghiên cứu mới mẻ và phức tạp về vật lý hạt cơ bản.
Trong thời gian 5 năm (1958-1962), GS Nguyễn Đình Tứ đã có những đóng góp xuất sắc vào những thành tựu nghiên cứu của tập thể khoa học quốc tế ở Đúp-na, nổi lên là một trong những tác giả chính của 50 công trình khoa học có giá trị được công bố. Trong đó, cụm công trình phát minh một hạt cơ bản mới gọi là “Phản hạt Hyperon Sigma âm” là một thành tựu nổi bật và GS Nguyễn Đình Tứ là một trong những chủ nhân chủ chốt của phát minh đó.
Chính nhà khoa học Việt Nam trẻ tuổi này đã thay mặt tập thể khoa học gia quốc tế, trực tiếp báo cáo thành tựu khoa học mới ở Hội nghị khoa học quốc tế về Vật lý Năng lượng cao. Đánh giá vai trò của GS Nguyễn Đình Tứ, Viện sĩ Giám đốc Baldin và Ban lãnh đạo của Phòng Thí nghiệm Năng lượng cao (JINR) đã viết trong một bản nhận xét chính thức: “Từ những năm 1958-1962 với sự tham gia tích cực của Nguyễn Đình Tứ, Viện Nghiên cứu Dupna đã thu được những kết quả vật lý rất quan trọng”. Và: “Nguyễn Đình Tứ đã đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu quá trình sinh Hyperon nhiều bậc, phản hạt của Hyperon sigma âm”.
Với công lao đóng góp cho khoa học đó, năm 1961, ngay sau khi công bố công trình, tác giả Nguyễn Đình Tứ đã nhận được giải thưởng của Hội đồng Khoa học của Viện Liên hợp Nghiên cứu Nguyên tử Đúp-na. Sau đó, vào năm 1968 GS cùng với nhóm tác giả quốc tế ở Phòng Thí nghiệm Năng lượng cao được Chính phủ Liên Xô cấp bằng phát minh. Đến năm 2000, nhân kỷ niệm 55 thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước ta đã có quyết định truy tặng GS Nguyễn Đình Tứ phần thưởng cao quý, giải thưởng Hồ Chí Minh về “Cụm Công trình phát hiện phản hạt Hyperon sigma âm và tương tác của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao”.
Trở thành nhà khoa học nổi tiếng ở trong nước và trong cộng đồng vật lý hạt cơ bản trên thế giới, nhưng ấn tượng sâu sắc anh để lại trong bạn bè và đồng nghiệp vẫn là một con người giản di, gần gũi, chân thành và khiêm nhường. GS Vũ Đình Cự viết về GS Nguyễn Đình Tứ: “(Đó là) một nhà khoa học tài năng, đồng thời rất khiêm tốn, đức độ”.
Trong cuộc đời của GS Nguyễn Đình Tứ, niềm hứng thú và lòng đam mê khoa học không hề tách rời trách nhiệm đối với quê hương đất nước. Được giao nhiệm vụ, bất cứ ở cương vị nào, nhỏ hay lớn, anh bao giờ cũng cố gắng khắc phụ trở ngại khó khăn kể cả tình trạng sức khoẻ bản thân để hoàn thành với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Một trong những nhiệm vụ lớn nhất mà anh được giao và gắn bó đến cuối đời là Xây dựng và phát triển Ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.
Tháng 7/1971, chia tay với những đề án thí nghiệm dở dang trên máy gia tốc hiện đại mới xây ở Secpukhôp, phía Nam Mascơva, GS Nguyễn Đình Tứ trở về nước. Bấy giờ, dù phải bận rộn với những trọng trách ở ngành giáo dục đại học trong vị trí bộ trưởng, anh vẫn giành nhiều tâm lực cho việc xây dựng ngành năng lượng nguyên tử của đất nước đang trong thời kỳ trứng nước.
Tháng 4/ 1976, Chính phủ đã quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Hạt nhân trực thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và sau đó, tháng 6 năm 1984 chuyển thành Viện Năng lượng Nguyên Tử Quốc gia, trực thuộc Chính phủ. Giáo sư được giao nhiệm vụ viện trưởng từ những ngày mới thành lập Viện. Năm 1994, khi viện đổi tên là Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, giáo sư vẫn là người lãnh đạo cao nhất của ngành trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Viện Năng lượng Nguyên tử (một hội đồng lãnh đạo) cho đến khi qua đời.
Được giao trọng trách người đầu tàu xây dựng và phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam, việc định ra phương hướng mục tiêu là điều có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo sư Nguyễn Đình Tứ có vai trò lớn trong việc định hướng ngành NLNTVN, nhắm tới mục tiêu sử dụng năng lượng nguyên tử vì hoà bình, chấm dứt ý định và việc làm nông cạn theo hướng sản xuất vũ khí trước đó. Chính đường lối ngoại giao hạt nhân cỡi mở và đúng đắn đó đã mở đường và tạo điều kiện cho nước ta tranh thủ hiệu quả sự hợp tác và giúp đỡ của IAEA và các nước khác trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng năng lượng nguyên tử cho nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của GS Nguyễn Đình Tứ, Ngành NLNTVN trong gần 20 năm đầu tiên, đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Lò phản ứng Đà Lạt đã khôi phục và mở rộng. Công nghệ chiếu xạ được triển khai thí điểm ở Đà Lạt, Hà Nội và mở rộng trên quy mô sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh. Các ứng dụng khoa học và kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân như Nông nghiệp, Y tế, Địa chất, Công nghiệp… đã được triển khai rộng. Viện KH và KT Nông nghiệp VN những năm 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, qua Chương trình VIE-002 đã “nhận được rất nhiều trang thiết bị hiện đại. Các thiết bị sử dụng đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp, trong bảo quản nông sản v.v…”.
Về lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong Y tế, “GS Nguyễn Đình Tứ không chỉ tạo điều kiện cho Y học Hạt nhân VN phát triển về trang bị kỹ thuật cũng như về hướng đi mà…còn chăm lo công tác giáo dục đào tạo cán bộ”, qua đó, “từ hai ba cơ sở ban đầu, ngày nay trên toàn quốc đã có hơn 20 cơ sở Y học hạt nhân với những trang thiết bị khá hiện đại”.
Ngoài trách nhiệm lãnh đạo chung, GS còn tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học trong cương vị chủ nhiệm các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước. Đặc biệt, với sự quan tâm và chỉ đạo trong nhiều năm của giáo sư, các đề tài nghiên cứu RD về lò phản ứng, điện nguyên tử và nhiên liệu hạt nhân đã phát triển thành “Dự án nghiên cứu đưa điện nguyên tử vào Việt Nam” do Bộ Công nghiệp chủ trì, từ đó dẫn đến Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 đang được triển khai.
GS Cao Chi, nguyên Trưởng phòng Điện nguyên tử đầu tiên ở Viện NLNTVN, tâm sự: “Như một người trong ngành nguyên tử, tôi xin được phép nói rằng, người đầu tiên nghĩ về điện nguyên tử một cách toàn diện và khoa học là anh Nguyễn Đình Tứ” và khẳng định: Trong sự nghiệp điện Nguyên tử Việt Nam, “công đầu thuộc về anh Nguyễn Đình Tứ”.
Theo Dantri
Lập đề án tuyên truyền CNTT là hạ tầng của hạ tầng
Sáng nay, 13/7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương đã tổ chức buổi họp bàn kế hoạch tổ chức công tác truyền thông về chủ đề "Công nghệ thông tin - Hạ tầng của hạ tầng", góp phần thực hiện Nghị quyết 13 của BCH Trung ương Đảng khóa XI.
Ban Tuyên giáo chính thức huy động các cơ quan truyền thông báo chí tham gia việc thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vai trò mới của CNTT: Hạ tầng của hạ tầng. Ảnh: Xuân Bách.
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn nhận xét, chỉ sau Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam năm 2012 diễn ra gần đây, cụm từ "CNTT là hạ tầng của hạ tầng quốc gia" mới bắt đầu được rõ nét (dù rằng Nghị quyết số 13 ban hành từ đầu năm 2012 đã khẳng định rõ vai trò mới này của CNTT).
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của xã hội từ cấp lãnh đạo đến cấp cơ sở, để toàn xã hội đều nhận thức được rằng CNTT là hạ tầng của hạ tầng, liên quan đến quyền lợi sát sườn của từng cá nhân, chứ không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại lợi ích cho một nhóm người nhất định.
Thứ trưởng Doãn cũng cho biết sắp tới Bộ TT&TT cùng Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ phối hợp xây dựng riêng 1 đề án về công tác thông tin tuyên truyền (trên các kênh truyền thông đại chúng, báo, đài, cũng như qua đội ngũ cộng tác viên tuyên giáo,...) để đưa Nghị quyết số 13 vào cuộc sống. Sẽ có chương trình, kế hoạch thông tin tuyền truyền cụ thể cho từng giai đoạn, và sẽ bố trí đầu tư cho hoạt động này.
Trao đổi về chương trình thực hiện truyền thông để thúc đẩy lĩnh vực CNTT đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới, ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đề xuất các cơ quan truyền thông phải đặt ưu tiên hàng đầu cho công tác truyền thông về CNTT - Hạ tầng của hạ tầng cần có chuyên đề và cử người thường xuyên liên tục đăng tải thông tin về vấn đề này.
Theo vietbao











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025