Người di cư chờ sang Anh chết trong lều ở Calais gây phẫn nộ
Một người đàn ông Nigeria 25 tuổi chết trong lều tạm ở Calais khi cố gắng bám trụ ở đây chờ vượt biển sang Anh làm dấy lên làn sóng phẫn nộ về chính sách đối xử với người di cư.
Các nhóm viện trợ đã phản đối mạnh mẽ trước các điều kiện vô nhân đạo đối với người di cư và người tị nạn ở Calais, miền Bắc nước Pháp, sau cái chết của một người Nigeria cách đây khoảng một tuần.
Theo Guardian, người tị nạn này đã thắp một ngọn lửa trong lều để sưởi ấm và chuẩn bị thức ăn, sau đó, anh ta chết vì ngạt khói.
Cảnh sát Pas-de-Calais đã xác nhận sự việc trên và cho biết việc khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành. Đây là người di cư hoặc tị nạn thứ ba chết ở Calais trong năm nay.
Các nhóm viện trợ và đảng đối lập cánh tả bày tỏ sự phẫn nộ với sắc lệnh mới đây của thị trưởng Calais cánh hữu nhằm ngăn chặn người di cư tụ tập ở trung tâm thành phố. Calais có kế hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa trong tháng này.
Các tổ chức từ thiện cho rằng sắc lệnh này hạn chế khả năng phân phát thực phẩm của họ cho người di cư.
Hàng trăm người tị nạn vẫn sống vật vờ, khốn khổ dọc bờ biển Pháp. Ảnh: Guardian.
“Cái chết này thực sự mang tính biểu tượng vào thời điểm mà chính quyền địa phương đang tìm cách loại bỏ người di cư cũng như các tình nguyện viên giúp đỡ họ khỏi trung tâm thành phố với lý do mang danh giữ gìn trật tự công cộng”, Franois Guennoc từ nhóm viện trợ l’Auberge des Migrants cho biết.
Sắc lệnh được ban hành ngẫu nhiên trùng với thời điểm diễn ra lễ hội đường phố Calais vào cuối tuần này.
Đảng Xanh, đảng Xã hội và đảng xã hội dân chủ France Unbowed từ chối tiếp nhận người di cư. Họ gán cho người di cư cái mác “ký sinh trùng” vì phải sống chui lủi ở Pháp.
Kể từ khi trại di cư tạm thời bị đóng cửa ở Calais vào tháng 10/2016, hàng trăm người sống trong cảnh “ngủ bờ ngủ bụi” dọc bờ biển. Họ chấp nhận mọi điều kiện khó khăn, tồi tệ như việc không có nhà vệ sinh.
Các tổ chức từ thiện ước tính có khoảng 400-500 người di cư ở Calais ôm hy vọng vượt biển vào Vương quốc Anh. Phần lớn họ đến từ Afghanistan, Eritrea, Ethiopia, Iran, Iraq, Pakistan và Sudan.
Video đang HOT
Theo Zing.vn
'Rừng Calais' - trại người nhập cư chờ cơ hội vào Anh
Tại các trại tạm trú ngoại ô thành phố Calais, di dân sẵn sàng chi hàng nghìn euro cho kẻ buôn người hoặc tự mạo hiểm vượt biển sang Anh.
Khi thời hạn của thỏa thuận Brexit ngày càng gần, nhiều di dân càng bất chấp mạo hiểm bởi họ sợ rằng cánh cửa sang Anh sẽ hẹp dần. Tại các khu trại ở phía bắc nước Pháp, có khoảng 1.000 - 1.500 người tị nạn và di cư đang sống tạm bợ chờ sang Anh, trong đó có 600 người ở Calais, một thành phố nằm bên eo biển Manche nối sang Anh.
Khu trại của các di dân trái phép ở Calais, miền bắc Pháp. Ảnh: AFP
Một số người tị nạn đang chạy trốn xung đột ở các nước như Iran, Afghanistan và Eritrea. Số khác là di dân kinh tế. Họ đều khao khát vượt biển tới Anh để tìm một cuộc sống tốt hơn.
Một phóng viên ngầm của kênh truyền hình Anh ITV News đã trải qua nhiều tuần trong khu trại nằm ở những bãi đất hoang được gọi là "rừng Calais", ăn ngủ với họ, tâm sự với họ và lắng nghe những câu chuyện của họ để có một cái nhìn cận cảnh về hành trình mạo hiểm của họ tới Anh.
Để giành được niềm tin của những người di cư này không phải là dễ dàng. Ban đầu, họ tỏ ra nghi ngờ khi nghe phóng viên ngầm cho biết anh muốn đưa cháu trai tới Anh cùng mình bằng thuyền.
"Lý do khiến một số người nghi ngờ là vì anh đến từ Anh và nhiều người từ Anh tới là nhà báo hoặc các nhân viên tình báo", một người Iran giải thích.
Phóng viên trên đã cố gắng tìm một kẻ buôn người bằng thuyền nhưng chỉ tìm được những kẻ cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe tải, phương thức phổ biến nhất được dùng để vào Anh.
"Trong một tuần, tôi sẽ đưa anh đi, nếu anh không đi, tôi sẽ trả lại tiền cho anh", một kẻ buôn người nói với nam phóng viên. "Nghe này, đưa tôi 3.000 euro và tôi sẽ giúp anh".
Những di dân ở đây cho biết cách thức vượt biên bằng xe tải tốn kém nhưng chắc ăn hơn. Một người Afghanistan kể rằng "3 đêm trước, có người đã lên một xe tải và trả 12.000 euro".
"Một người sao? 12.000 euro, nhiều tiền vậy sao? Họ đã làm giấy tờ giả cho anh ta à?", phóng viên hỏi.
"Không, họ có một vị trí ẩn náu đặc biệt được thiết lập trong xe tải", người trên đáp. "Thậm chí một con ruồi hay chó cũng không thể tìm ra, không có cách gì để tìm thấy vị trí đó".
Khi phóng viên tiếp tục tìm kiếm những người tổ chức đi thuyền tới Anh, anh bắt gặp nhiều người lo ngại về việc Brexit sẽ hạn chế cơ hội vượt eo biển Manche của họ.
"Khi nào nó diễn ra?", một người Iran hỏi.
"Vài tháng nữa", nam phóng viên đáp.
"Ý Chúa, tôi sẽ đi trước thời điểm đó", người này nói.
Các chuyến vượt biển bằng thuyền phần lớn do người Iran tổ chức và thực hiện. Đó là cơ hội mà nhiều người di cư thuộc các quốc tịch khác phải ghen tỵ. "Chúng tôi không đoàn kết, người Iran quyết định việc đó", một người Afghanistan nói.
Sau vài ngày, nam phóng viên phát hiện ra rằng những người Iran định đi thuyền tới Anh phải tự thân vận động vì họ bị lừa.
"Anh biết bạn của tôi chứ? Anh ta có một người bạn tên là Rachmanov. Hắn ta là kẻ buôn người đã nuốt tiền của chúng tôi, 1.800 euro của bạn tôi, 1.100 euro của tôi và một anh chàng khác. Chúng tôi đã đưa tiền cho anh ta mua một con thuyền".
Người đàn ông này cũng kể về lý do mình rời khỏi quê hương. Bố anh bị ung thư và anh đã mất 2 người anh em, một người chết trong bệnh viện vì gia đình không đủ khả năng trả viện phí, người kia chết do tai nạn.
"Mẹ tôi 80 tuổi rồi. Chúng tôi giữ mạng sống của mẹ bằng morphine. Tôi đến đây để làm việc và gửi tiền về nhà", anh kể.
Những hành trình vượt biển của họ gặp nhiều trắc trở hơn là thành công. Một người kể có nhóm người chỉ còn cách cảng Dover của Anh một km thì bị bắt.
"Chúng tôi đã đợi giữa biển một giờ cho đến khi tàu Pháp đến và đưa chúng tôi trở lại", người này kể.
Một người di cư khác cho biết dù đã cho lực lượng an ninh Pháp xem thông tin định vị GPS trên điện thoại và khẳng định họ đã sang đến lãnh thổ Anh, nhưng giới chức vẫn khẳng định họ đang ở trong vùng biển Pháp.
Những người di cư rất cẩn trọng trong việc che đậy dấu vết nếu họ vượt biên không thành công.
"Trên động cơ có một dãy số seri và phải xóa nó đi", một người Iran nói. "Chỉ có 2 con ốc vít ở bên cạnh. Trước khi cảnh sát tới, tháo hai con ốc vít ra rất dễ và thả động cơ xuống nước nếu họ phát hiện ra bạn".
Một người đã dẫn phóng viên đến bãi biển ở phía tây Calais, nơi họ có thể mua thuyền đi mà không cần giấy tờ.
"Lần đầu chúng tôi đi thuyền, gió mạnh đến nỗi nhấc cả thuyền lên khỏi mặt nước", người này kể. "Vì thế chúng tôi phải chờ đợi, thời tiết bây giờ đang rất xấu. Ánh sáng duy nhất bạn nhìn thấy vào ban đêm là Dover", anh nói, hướng về phía Anh.
Ít phút sau, hai cảnh sát Pháp tiến tới hỏi giấy tờ và bắt giam người Iran trên 12 ngày. Khi được thả ra, anh ta không để lãng phí thời gian. Chờ thời tiết thuận lợi, anh cùng 8 người bạn, gồm 7 Iran và một Afghanistan, hùn được 4.500 euro để mua một con thuyền bơm hơi và một động cơ gắn ngoài.
Họ thuê một tài xế đưa họ và con thuyền đến điểm xuất phát và dự định vượt biển vào khoảng nửa đêm đến 2h sáng. Tuy nhiên, kế hoạch của họ gặp trục trặc khi tài xế đến muộn hơn 4 tiếng, lúc 4h15. Họ vội vã bơm thuyền trong bóng tối, chỉ thi thoảng mạo hiểm bật đèn pin.
Nỗ lực đầu tiên của họ thất bại khi thuyền bị sóng nhấn chìm, khiến động cơ không hoạt động được. Một trong những người di cư đã bật khóc khi giấc mơ đến Anh vuột khỏi tay.
Tuy nhiên, sự thất bại này có thể là một điều may mắn với họ bởi có một tàu chiến Pháp đang neo lại ở vùng biển mà họ định đi tới. Họ phải chờ nhiều giờ để động cơ khô ráo và tàu chiến trên di chuyển về phía bắc cung đường của họ.
Bằng cách nào đó, nhóm người di cư đã khởi động động cơ thành công và xuất phát vào lúc 9h30 sáng. Vài giờ sau, sau khi từ chối chuyển sang một tàu tìm kiếm cứu hộ của lực lượng biên giới Anh, họ đã đến Dover, ở trên đất Anh.
Người di cư Afghanistan bị bắt với cáo buộc hỗ trợ nhập cảnh trái phép nhưng sau đó được thả ra và cuộc điều tra về cáo buộc vẫn tiếp tục, dù trong suốt các cuộc trò chuyện trước đó, nam phóng viên không hề thấy anh ta có vai trò gì như cáo buộc.
Cả 9 người di cư đều cho biết họ muốn xin tị nạn khi đến Anh. Không rõ số phận họ giờ ra sao. Một số người trong nhóm đã đóng dấu vân tay đầy đủ ở các nước mà họ đi qua trên đường tới Anh, bao gồm Đức, Italy và Pháp, nghĩa là họ có thể bị trục xuất về những nước này.
Theo Anh Ngọc (VNE)
BBC: Lợi nhuận các đường dây buôn người đổ vào túi 'sếp lớn' ở Paris Chuyên gia người Pháp về buôn bán người cho biết khoản phí hàng chục nghìn USD, mà người di cư trả cho các đường dây, đi vào túi các "sếp lớn" ở Paris. Câu chuyện của những người đang mất tích và bị nghi nằm trong số 39 người chết thường có những chỉ dấu liên quan tới Pháp. Pháp là điểm nút...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời tiết mát mẻ, tranh thủ lên đồ layer để sành điệu và trẻ trung như phụ nữ Hàn

Yếu tố kinh tế đằng sau quyết định dừng trừng phạt Nga của Tổng thống Trump

Phần Lan: 2 năm thay đổi toàn diện về an ninh và quốc phòng sau khi gia nhập NATO

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày
Có thể bạn quan tâm

HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Tôn Bằng bị triệu tập, nắm bằng chứng bất lợi Hằng Du Mục, khi nào tới Nhật Lệ?
Netizen
17:36:16 22/05/2025
Tàng Hải Truyện: Tiêu Chiến tái xuất thất bại, bị nam phụ chiếm hết spotlight
Phim châu á
17:32:38 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kim Lý: Chấp nhận đứng sau Hà Hồ, phản ứng khi bị nói ăn bám vợ, phải ở rể
Sao việt
17:19:00 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại sau khi bị phong trào "Me Too" hủy hoại, loạn cả LHP Cannes
Sao âu mỹ
16:52:30 22/05/2025
TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Tin nổi bật
16:40:43 22/05/2025
Cuộc trốn chạy của 2 thiếu nữ bị ép chiều chuộng khách đến hát karaoke
Pháp luật
16:37:39 22/05/2025
Park Shi Hoo: Mỹ nam "toang" sự nghiệp vì yêu gái trẻ, giờ nhan sắc khó tin
Sao châu á
16:34:40 22/05/2025