Người gieo con chữ ở đảo tiền tiêu
Với mong muốn được đến với Trường Sa , được gieo con chữ cho những học sinh ở nơi đầu sóng ngọn gió thiêng liêng của Tổ quốc, thầy giáo Bành Hữu Tình (quê Cam Lâm, Khánh Hòa ) đã tình nguyện làm đơn ra Trường Sa dạy học .
Tính đến nay, thầy Tình đã có khoảng thời gian hai năm sinh sống và dạy học cho các em học sinh trên đảo Trường Sa lớn.
Thầy Bành Hữu Tình đang miệt mài soạn giáo án cho các môn học
Trong chuyến công tác tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chúng tôi có cơ duyên được gặp gỡ, trò chuyện với thầy giáo Bành Hữu Tình. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về thầy đó là dáng vẻ thư sinh nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát và luôn khát khao cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, trước khi ra đảo Trường Sa lớn dạy học, thầy Tình đã có 13 năm công tác tại các trường tiểu học của tỉnh Khánh Hòa. Khi biết Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tuyển giáo viên ra Trường Sa công tác, thầy đã tình nguyện viết đơn đăng ký và được lựa chọn.
Nói về quyết định của mình, thầy Tình chia sẻ: “Từ lâu tôi đã có mong muốn được gieo con chữ cho những học sinh ở Trường Sa và được góp sức mình để tiếp bước cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
“Tôi vẫn còn nhớ cảm giác lần đầu tiên được đặt chân lên mảnh đất Trường Sa thiêng liêng và anh hùng, thật xúc động và tự hào biết bao. Đón chào tôi là những cái bắt tay ấm áp, những nụ cười rạng rỡ của các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, cùng với đó là tiếng chào hỏi lễ phép của các em nhỏ đang sinh sống trên đảo. Thời khắc đó tôi biết rằng mình sắp trải qua những tháng ngày đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ, của đời dạy học ở chính nơi đây” – thầy Tình bày tỏ.
Trong một buổi học, thầy Tình sẽ cho các nhóm hoạt động độc lập để đạt hiệu quả cao nhất
Lớp học của thầy Tình ở Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa mặc dù chỉ có 5 học sinh nhưng lại ở các độ tuổi khác nhau từ mẫu giáo bé, mẫu giáo lớn, lớp ba nên thầy không chỉ là người gieo con chữ, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà đôi khi còn đóng vai trò là người “bảo mẫu”.
Chia sẻ về lớp học đặc biệt của mình, thầy Tình nói: “Do học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng lại học chung một lớp nên việc sắp xếp tổ chức lớp học sao cho hài hòa giữa các trình độ là một thử thách đối với tôi, chưa kể các em học sinh rất hiếu động và còn ham chơi”.
“Thời gian đầu chưa quen, việc giảng dạy đạt hiệu quả không cao nhưng với sự kiên trì và áp dụng linh hoạt những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy, cuối cùng lớp học cũng đi vào nề nếp. Cụ thể, trong một buổi học, tôi sẽ cho các nhóm hoạt động độc lập, ví như nhóm học sinh mầm non tôi sẽ cho tô màu, viết chữ, còn với nhóm học sinh tiểu học sẽ kiểm tra bài cũ hoặc dạy toán, tiếng Việt…
Vì lớp có ít học sinh nên tôi có điều kiện để chỉ bài cho từng em, các em tiến bộ rất nhanh. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên nhờ các cán bộ, chiến sĩ biết tiếng Anh chỉ dạy thêm cho các em học sinh. Sau khi học hết lớp 5 ở ngoài đảo, các em sẽ vào đất liền để học những cấp tiếp theo. Tôi tin rằng, với lực học của mình, các em sẽ theo kịp bạn bè cùng trang lứa trong đất liền” – thầy Tình chia sẻ.
Video đang HOT
Lớp học đặc biệt của thầy Tình
Ở trên đảo, ngoài công việc giảng dạy, thầy Tình cũng tích cực tham gia các hoạt động chung như tăng gia sản xuất, hoạt động văn nghệ thể thao … Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn của Thị trấn Trường Sa, thầy Tình luôn quan tâm và phối hợp triển khai nhiều hoạt động để nâng cao đời sống cho đoàn viên.
Cạnh đó, thầy cũng chủ động cập nhật những kiến thức mới thông qua tài liệu tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cung cấp để đáp ứng nhu cầu dạy và học, đảm bảo kiến thức cho các em học sinh.
Khi được hỏi về chuyện tình cảm, thầy Tình nở nụ cười hiền hậu và nói: “Năm nay tôi cũng đã 37 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình bởi tôi muốn sống với niềm khát khao được cống hiến trí lực, được gieo con chữ cho những em học sinh ở nơi đầu sóng ngọn gió và được tiếp bước cha anh xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Khi nào duyên lành đến tôi sẽ mở lòng đón nhận và vun đắp cho hạnh phúc gia đình, đồng thời tiếp tục là người lái đò trên dòng sông tri thức”.
Lắng nghe những chia sẻ rất đỗi chân thành, mộc mạc của thầy Tình, chúng tôi càng thêm khâm phục tinh thần, sự nhiệt huyết với nghề và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của thầy. Qua đó, cũng thấu hiểu hơn về cuộc sống, công việc của người giáo viên nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Mai Quý
Theo laodongthudo
Tại sao nhiều chủ trương, hướng dẫn của Bộ và cơ sở lại có sự khác nhau?
Nhiều chủ trương, chính sách của Bộ ban hành với mục đích tốt, thiết thực nhưng có khi dưới cơ sở lại làm khác với chỉ đạo ban đầu.
Nếu xét về quãng đường từ trụ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tỉnh tận cùng của đất nước là Cà Mau cũng chỉ mất 2 giờ đi máy bay.
Nếu xét về công nghệ thông tin thì mọi chủ trương, kế hoạch, hướng dẫn của Bộ về cơ sở bằng email chỉ mất vài cú nhấp chuột.
Vậy mà, một số chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ và cơ sở lại đang có những điều khác nhau dẫn đến sự bất cập trong quá trình thực hiện đối với giáo viên trong thời gian qua mà chưa thể khắc phục được.
Nhiều trường vẫn đang tạo thêm áp lực cho giáo viên (Ảnh minh họa: TTXVN)
Hồ sơ sổ sách của giáo viên
Nếu so sánh giữa hướng dẫn của Bộ với các nhà trường về việc thực hiện hồ sơ sổ sách của giáo viên sẽ thấy nó rất khác nhau.
Tại Công văn 68/BGDĐT-GDTrH về việc chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường ngày 07/1/2014 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký đã quy định giáo viên có những loại hồ sơ, sổ sách sau:
"Giáo án (bài soạn) lên lớp viết tay hoặc đánh máy; có thể kết hợp soạn giáo án các môn học hoặc hoạt động giáo dục trong cùng một cuốn; Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)".
Ngày 18/1/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 138/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường cũng đã hướng dẫn:
"Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành".
Vậy nhưng, thực tế ở các nhà trường lại khác, Ban giám hiệu lại quy định thêm một số loại hồ sơ khác nữa và đương nhiên là giáo viên phải thực hiện theo quy định của cấp quản lý trực tiếp của mình.
Thi giáo viên giỏi các cấp
Chúng tôi tạm thời không bàn đến hướng dẫn hội thi giáo viên giỏi các cấp mà Bộ vừa ban hành vì từ học kỳ II của năm học này mới áp dụng.
Điều chúng tôi muốn nhắc lại là hướng dẫn thi giáo viên giỏi các năm vừa qua thì Bộ cũng không yêu cầu bắt buộc giáo viên phải tham gia nhưng Ban giám hiệu trường học và Phòng Giáo dục vẫn ấn định chỉ tiêu số lượng người tham gia.
Việc thi giáo viên giỏi để tìm ra những nhân tố tích cực, tâm huyết với nghề và tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm với nhau là điều rất tốt. Nhưng, cách mà các nhà trường thực hiện lại không ổn chút nào.
Gần như thi cấp trường thì đa số giáo viên trong trường đều phải tham dự. Chính vì thế, người này chấm cho người kia và gần như ai cũng đạt cả. Chính việc xuề xòa, đánh đồng tất cả giáo viên như nhau tạo ra các danh hiệu không còn giá trị.
Thi học sinh giỏi cấp huyện
Thi học sinh giỏi cấp huyện đối với học sinh cấp Trung bọc cơ sở hiện nay ở một số địa phương đang thể hiện rất nhiều bất cập. Khi tổ chức thi thì có những trường hợp giáo viên vừa ra đề, vừa ôn thi, vừa chấm thi nên gần như những em đạt giải đều về trường các giáo viên này.
Điều đáng buồn nhất là những giáo viên ôn thi ở các trường khác hết năm nay đến năm khác phải ngậm ngùi vì học trò của mình rớt.
Bởi, tỉ lệ học sinh giỏi thì thường lấy rất ít, dao động khoảng 20-30% học sinh thi nên nhiều khi trường có giáo viên ra đề, chấm thi chiếm đến 2/3 số giải của cả huyện. Thậm chí, có những môn còn cao hơn nên hàng chục trường còn lại phải ngậm ngùi mà không biết làm sao được bởi lâu nay rồi đã thế và bây giờ vẫn thế!
Mỗi kỳ thi học sinh giỏi đi qua có một vài trường vui nhưng luôn có hàng chục trường buồn. Những tâm huyết của cả thầy và trò bị đổ sông đổ biển vì những bất cập, hạn chế của kỳ thi.
Nếu cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch thì đậu hay rớt không có gì phải bàn cãi. Nhưng, rớt vì sự thiếu minh bạch thì đó là nỗi chán chường cho nhiều người.
Thi viết Sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế, mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm là rất tốt bởi không chỉ ngành giáo dục luôn cần thiết có những sáng kiến, cải tiến để đem lại hiệu quả trong quá trình làm việc. Việc phát động viết sáng kiến kinh nghiệm là nhằm tìm ra cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để áp dụng cho trường, cho ngành.
Thế nhưng, khi thực hiện dưới cơ sở thì Ban giám hiệu nhà trường thường chỉ mới giao chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn mà chưa có những định hướng cụ thể về mục đích của nó.
Trong khi, nhiều giáo viên bây giờ cũng rất thực tế là có sáng kiến kinh nghiệm mới được xếp loại, xét thi đua ở mức cao và quan trọng nhất là mới đủ điều kiện để tăng lương trước thời hạn. Vì vậy, mỗi năm, mỗi trường, các giáo viên vẫn thi nhau viết sáng kiến kinh nghiệm.
Nhiều người viết sáng kiến kinh nghiệm mà chẳng biết viết như thế nào nên xin xỏ, sao chép và có người còn "chai mặt" nhờ đồng nghiệp viết hộ. Có điều, những sáng kiến kinh nghiệm vô thưởng vô phạt ấy vẫn có nhiều đề tài đạt giải cao.
Vì thế, nhiều người được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua, được xếp viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ngược lại, những người chủ nhiệm tốt, dạy tốt, học sinh đạt điểm cao trong thi tuyển sinh, đậu đại học nhiều vẫn ngậm ngùi xét ở mức thấp hơn. Và, đương nhiên không có sáng kiến kinh nghiệm thì đừng bao giờ mơ tăng lương trước thời hạn.
Rõ ràng, nhiều chủ trương, chính sách của Bộ ban hành với mục đích tốt, thiết thực nhưng có khi dưới cơ sở làm khác với chỉ đạo ban đầu. Có lẽ cái khác này vì thành tích thi đua, vì danh hiệu, vì sợ trường mình không bằng trường bạn và sợ cả bị cấp trên quở trách, phê bình.
Bao giờ giữa cơ sở mới thực hiện đúng được chủ trương của Bộ đề ra vẫn là câu hỏi để ngỏ. Nhiều kế hoạch, hồ sơ sổ sách, hội thi, phong trào chưa chú trọng về chất lượng nên hiệu quả không cao và cũng rất khó nâng cao được chất lượng giảng dạy, công tác ở nhiều đơn vị trường học.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net.vn
Phương pháp tạo động lực kích thích trẻ sáng tạo trong học tập Chỉ với sự tâm huyết và lòng yêu trẻ mới có thể tiếp thêm động lực cho người giáo viên mầm non kiên trì soạn những giáo án hay với những bài học bổ ích cho con trẻ. Say mê với phương pháp dạy học mới Ngày nay, nhiều trường mầm non đã áp dụng phương pháp dạy học mới, hiện đại, đòi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
Sao việt
06:26:48 23/05/2025
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!
Sao châu á
06:23:40 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
Netizen
06:19:45 23/05/2025
Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá
Sức khỏe
06:17:54 23/05/2025
10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên
Phim châu á
05:58:47 23/05/2025
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè
Ẩm thực
05:57:09 23/05/2025
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:56:31 23/05/2025
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
Thế giới
05:39:59 23/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025