Người lao động xa quê nói gì khi TP.Thanh Hoá khuyến cáo không về quê dịp Tết?
Trước việc TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) có thư ngỏ với nội dung khuyến cáo người dân không về quê dịp Tết Nhâm Dần nếu không thực sự cần thiết, nhiều người lao động xa quê đã có chia sẻ.
“Thư ngỏ khuyến cáo người dân không về quê dịp Tết rất dễ bị hiểu lầm”
Mới đây, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá có thư ngỏ với nội dung khuyến cáo người dân không về quê dịp Tết Nhâm Dần 2022 nếu không thực sự cần thiết, chung tay cùng thành phố phòng chống dịch.
Thư ngỏ của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Thanh Hóa. Ảnh: N.T
Cùng với đó, lãnh đạo huyện Nông Cống (Thanh Hoá) cho hay, huyện cũng có thư ngỏ khuyên người dân không nên về Tết. Theo vị này, nội dung thư ngỏ mang tính chất khuyên chứ không hề cấm đoán. Việc này nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt với những người con xứ Thanh lao động xa quê.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Phan Bình (35 tuổi, quê huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, hiện công tác tại Hà Nội) chia sẻ, đối với mỗi người lao động ai đi xa quê Tết cũng mong muốn được về sum họp cùng gia đình. Hai năm qua dịch Covid-19 phức tạp có người chưa được về quê hương.
Bức thư ngỏ khuyên người dân không nên về quê trước, trong và sau Tết. Ảnh: Q.D
“Thư ngỏ là kêu gọi người dân không về quê dịp Tết nhưng nếu người dân ai về thì vẫn phải về. Quy định chung Nghị quyết 128 của Chính phủ cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế về phân cấp vùng dịch bắt buộc cấp tỉnh, huyện, thành phố làm theo chứ sao “mỗi địa phương một phách”. Việc TP.Thanh Hoá và huyện Nông Cống ra thư ngỏ đối với người dân rất dễ gây hiểu lầm là “ngăn sông cấm chợ”.
Có nhiều người không hình dung ra thế nào là thư ngỏ, thế nào là quy định. Chính quyền cấp huyện, thành phố mà ra văn bản như vậy đối với người dân đi lao động sẽ nghĩ đó là văn bản yêu cầu người dân không được về quê. Vì vậy cần phải truyền tải thông điệp rõ ràng”, anh Bình chia sẻ.
Người dân lấy mẫu xét nghiệm ở phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm
Anh Bình cho rằng, việc địa phương ra thư ngỏ như vậy về mặt bản chất không hẳn sai. Bởi 2, 3 năm qua kinh tế khó khăn, mọi người tiết kiệm chi phí hạn chế đi lại. Tết thì không thể nói là có cần thiết hay không bởi đó là phong tục tập quán, ở đâu cũng vậy.
“Tuy nhiên, người dân nếu ai có thể lùi lại được thì để năm sau về quê. Việc này sẽ hạn chế đi khâu test, xét nghiệm Covid-19, công tác phòng chống dịch cũng sẽ đỡ vất vả cho địa phương. Cho nên đối với cấp chính quyền có kiến nghị, phương án như vậy là chuyện bình thường, không thể nói vô lý hay không.
Video đang HOT
Còn gia đình tôi năm nay cũng sẽ về quê đón Tết bên người thân. Trải qua 2 năm dịch bệnh Covid-19, chúng ta tự có ý thức phòng chống dịch là điều tiên quyết đầu tiên. Khi về quê điều cần thiết chúng ta phải làm đó là hạn chế giao lưu, tự giữ an toàn cho bản thân, gia đình mình”, anh Bình cho hay.
Chuyên gia y tế nói gì?
Trao đổi với PV Dân Việt, chị Nguyễn Thị Hằng (32 tuổi, quê TP.Thanh Hoá, hiện đang công tác cho một công ty tại Hà Nội) cho biết, sau khi đọc thư ngỏ trên chị quyết định vẫn sẽ về quê đón Tết Nguyên đán trong dịp tới đây.
“Dịch Covid-19 không phải bây giờ mới diễn ra mà đã kéo dài suốt 2 năm qua. Nếu dịch mới diễn ra tôi sẽ ở lại nhưng dịch kéo dài 2 năm, chúng ta xác định sống chung với dịch, bản thân tôi đã tiêm vaccine nên tôi sẽ về vì cả năm qua tôi rất ít về quê”, chị Hằng chia sẻ.
Người dân về quê nghỉ lễ Tết Dương lịch vừa qua tại Bến xe Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm
Chị Hằng cho rằng thư ngỏ trên sẽ không có hiệu quả bởi dịp Tết ai cũng muốn về quê sum vầy bên người thân.
“Ở quê tôi còn bố mẹ, anh chị em trong nhà nữa. Nếu được, tôi sẽ về sớm hơn, sau tự theo dõi sức khoẻ tại nhà. Nếu về quê muốn an toàn hẳn mà có kinh tế thì nhiều người sẽ chọn đi taxi hoặc xe ô tô riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế, chính vì vậy vẫn có người đi xe khách. Lên xe đảm bảo 5K, không tiếp xúc với mọi người xung quanh hoặc có thể chọn đi tàu hoả cũng hạn chế được nhiều thứ và chi phí không quá cao”, chị Hằng chia sẻ.
Người dân xếp hàng quét mã QR trước khi ra xe khách ở Bến xe Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, một số địa phương có văn bản yêu cầu cách ly, giám sát (7 – 14 ngày) người về từ các vùng có dịch, thậm chí có địa phương gửi thư ngỏ vận động người dân không về quê đón Tết để tránh lây lan dịch bệnh như vậy không nên.
Sau thành phố, thêm 1 huyện ở Thanh Hóa ra thư ngỏ khuyên người dân không về quê dịp Tết
“Người dân về nghỉ Tết mấy ngày mà bắt cách ly 7 – 14 ngày, thực sự là gây khó dễ cho người dân để họ không về nữa”, ông Nga nêu.
Ông Nga cho rằng, việc này rõ ràng không đúng với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 128 của Chính phủ. “Tôi thấy bây giờ khi tiêm vaccine đầy đủ rồi thì việc đi lại giữa các quốc gia còn được. Vậy mà các địa phương ở trong nước lại hạn chế nhau. Đây là hành động làm khó dễ, khổ nhất vẫn là người dân không được về quê sum họp với gia đình”, ông Nga nêu.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, hiện nay việc tiêm phủ vaccine đã đạt tỷ lệ rất cao, hầu hết các bệnh nhân Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ. Chính quyền các địa phương nên tạo thuận lợi cho người dân về quê dịp Tết.
“Tôi nghĩ rằng chính quyền chỉ cần yêu cầu khai báo, thống kê danh sách, tuyên truyền cho người dân về việc tuân thủ quy định phòng, chống dịch, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người trở về là đủ để đảm bảo an toàn”, ông Nga nói.
Sắc đỏ hoa đào len lỏi khắp phố phường Hà Nội ngày đầu tháng Chạp
Những gánh hàng hoa chở đầy đào xuân đỏ thắm xuất hiện trên nhiều tuyến phố Thủ đô báo hiệu năm mới Nhâm Dần đang ở rất gần.
Sáng mùng 3 Tết Dương lịch (tức mùng 1 tháng Chạp Âm lịch), tròn 1 tháng nữa là Tết Nhâm Dần, những gánh đào dần xuất hiện trên phố phường Hà Nội tô điểm thêm sắc đỏ cho những ngày cuối năm bận rộn.
Hoa đào xuống phố cùng thời điểm với ngày mùng 1 cuối cùng của năm Tân Sửu, trên nhiều khu chợ, từng hàng xe chở hoa đào đã có mặt để phục vụ người dân mua về chơi Tết sớm.
Xe chở đầy hoa đào dừng chân trên phố Quán Thánh (Ba Đình) phục vụ khách tiện đường đi ngang qua ghé mua.
Người dân tranh thủ dừng lại mua một cành đào trên đường đi tập thể dục tại đầu phố Yên Phụ.
Tại chợ hoa Quảng An (Tây Hồ), từng hàng hoa đào xếp hàng dài dưới chân đê đỏ rực, khoe sắc trước cái lạnh buổi sớm ngày mùng 1 tháng Chạp.
Tiểu thương chăm chút cho từng nhánh đào đảm bảo những bông hoa tươi tắn nhất, phục vụ người dân có nhu cầu tới mua sắm.
Giá đào tại chợ Nhật Tân thời điểm này dao động từ 200.000-600.000 đồng cho những cành đào nhỏ đến trung bình, những cành lớn có giá lên tới hàng triệu đồng.
Để có được những cành đào phục vụ người dân chơi Tết sớm, nhiều chủ vườn đã thực hiện việc tuốt lá từ cách đây 2 tháng.
Vườn đào nhà chị Chi (Nhật Tân, Tây Hồ) là một trong những vườn đào hiếm hoi đồng loạt cho nở hoa sớm phục vụ người dân từ Tết Dương lịch. Chị cho biết đây là năm đầu tiên vợ chồng chị quyết định bán đào từ sớm, bước đầu đã có những tín hiệu tốt khi lượng khách tới thu mua khá ổn định, đặc biệt vào dịp cuối tuần.
Không chỉ phục vụ khách hàng tại Hà Nội, nhiều tỉnh thành cũng tới tận vườn để chọn đào. Với những khách hàng ở xa, những cành đào được vợ chồng chị Chi buộc cẩn thận để giữ dáng và không làm rụng hoa trong quá trình vận chuyển.
Có những cành đào đã được đánh dấu tên khách hàng từ khi cây còn đang trong quá trình chăm sóc.
Tại vườn có những gốc đào lâu năm được rao bán với giá 2.500.000 đồng/cành.
Hoa đào từ xưa như một biểu tượng của ngày Tết truyền thống của Việt Nam, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Hải Dương: Tặng quà gia đình người có công, trợ cấp người khó khăn dịp Tết Nhâm Dần Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương vừa quyết định dành trên 49,4 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người cao tuổi, một số đơn vị nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và trợ cấp khó khăn nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022. UBND tỉnh Hải Dương dành trên 49,4 tỷ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân giảm áp mức độ nặng

Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong

Nhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Cãi cọ với vợ, tôi bỏ sang nhà bạn thân chơi rồi chết lặng với những tiếng động phát ra từ phòng ngủ
Góc tâm tình
21:20:04 11/05/2025
Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba
Thế giới
21:18:06 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
Sao châu á
20:36:49 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025
Những chiếc Galaxy A sẽ bị Samsung bỏ rơi sau One UI 7
Đồ 2-tek
19:43:30 11/05/2025
Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi
Sức khỏe
19:05:36 11/05/2025