Người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers có nên tập thể dục?
Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh , nhưng việc duy trì một chế độ tập luyện hợp lý giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa , tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan ở người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers.
1. Vai trò của tập luyện đối với người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers
Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) là một rối loạn di truyền hiếm gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện của polyp hamartoma ở đường tiêu hóa và các đốm sắc tố đặc trưng trên da và niêm mạc. Bệnh được di truyền theo kiểu trội nhiễm sắc thể thường, chủ yếu liên quan đến đột biến gen STK11 (LKB1) trên nhiễm sắc thể 19.
Các polyp trong Hội chứng này thường xuất hiện ở ruột non nhưng cũng có thể gặp ở dạ dày , đại tràng và trực tràng. Mặc dù polyp trong PJS thường là lành tính, nhưng chúng có nguy cơ tiến triển thành ung thư theo thời gian.
Ngoài ra, người mắc PJS có nguy cơ cao mắc các loại ung thư khác như ung thư đường tiêu hóa, vú, tụy, buồng trứng và tinh hoàn . Biểu hiện lâm sàng bao gồm đau bụng do lồng ruột hoặc tắc ruột , xuất huyết tiêu hóa , thiếu máu và đặc biệt là các đốm sắc tố sẫm màu ở môi, niêm mạc miệng, ngón tay và ngón chân.
Việc chẩn đoán dựa trên tiền sử gia đình, các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm di truyền. Điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát biến chứng, nội soi định kỳ để loại bỏ polyp và theo dõi ung thư sớm.
Các đốm sắc tố sẫm màu ở môi, một biểu hiện của Hội chứng Peutz-Jeghers.
Tập luyện thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể của người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers. Các bài tập thể dục có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ nhu động ruột, làm giảm bớt tình trạng tắc ruột hoặc lồng ruột do polyp.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến PJS. Hoạt động thể chất còn có tác dụng giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần và hỗ trợ giấc ngủ, giúp người bệnh duy trì trạng thái tâm lý tích cực trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh.
2. Các bài tập tốt cho người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers
2.1. Bài tập gập bụng
- Cách thực hiện:
Nằm thẳng người, hai chân co một góc 90 độ với cơ thể.
Hai tay đan nhau sau gáy, Từ từ nhấc vai lên, siết cơ bụng. Vai cách mặt đất khoảng 10cm, Lưng dưới vẫn chạm sàn.
Giữ nguyên tư thế siết cơ bụng khoảng 1-2 giây.
Thực hiện lặp lại các động tác 10-20 lần.
- Tác dụng: Bài tập này giúp kích thích lưu thông máu đến vùng bụng, hỗ trợ nhu động ruột, làm giảm táo bón nhẹ. Không chỉ giúp thoát khí trong đường ruột hiệu quả, gập bụng còn kích thích nhu động đại tràng làm cho quá trình đại tiện được dễ dàng hơn. Bài tập này còn hỗ trợ cải thiện tư thế, làm giảm áp lực lên vùng thắt lưng, hệ tiêu hóa hiệu quả, rất phù hợp với người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers.
Bài tập gập bụng giúp kích thích lưu thông máu đến vùng bụng.
Video đang HOT
2.2. Bài tập ngồi vặn mình
- Cách thực hiện:
Ngồi duỗi thẳng cả hai chân, sau đó gập chân trái lại.
Đặt bàn chân trái bên ngoài đầu gối phải, giữ lưng luôn thẳng.
Thả cánh tay phải sang bên đầu gối trái.
Tay trái chống xuống phía sau làm trụ để xoay thân người sang trái.
Hít thở vài nhịp rồi đổi bên làm tương tự.
Thực hiện bài tập 10- 15 lần
- Tác dụng: Bài tập vặn mình giúp máu dễ dàng lưu thông đến các cơ quan như gan, tụy và ruột… đồng thời kích thích, làm giãn các cơ phần lưng, bụng, từ đó tăng cường hoạt động tiêu hóa hiệu quả, giúp phòng tránh các biến chứng tắc ruột và lồng ruột ở người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers.
Bài tập ngồi vặn mình giúp máu dễ dàng lưu thông đến các cơ quan như gan, tụy, ruột… (ảnh minh họa).
2.3. Tư thế con thuyền
- Cách thực hiện:
Ngồi trên thảm, hai chân thẳng, hai tay chống về phía sau hông một chút.
Siết nhóm cơ cốt lõi, đồng thời nâng hai chân khỏi mặt đất, giữ thăng bằng cơ thể trên xương ụ ngồi, ngả người về sau, tạo thành góc chữ V khoảng 45 độ giữa chân và thân.
Chậm rãi nhấc hai tay duỗi về phía trước song song với mặt thảm, giữ cho cột sống lưng và cổ thẳng.
Giữ nguyên tư thế từ 10-20 giây, hoặc lâu hơn với 60 giây khi đã tập thành thạo tư thế này.
Thực hiện bài tập từ 10- 15 lần.
- Tác dụng: Bài tập này giúp người mắc PJS có khả năng kiểm soát cơ bụng tốt hơn, hỗ trợ phòng tránh các biến chứng như lồng ruột do nhu động ruột không đều; giúp cung cấp oxy tốt hơn cho các cơ quan tiêu hóa, giảm tình trạng ứ đọng trong đường ruột; đồng thời tăng cường lưu thông máu đến hệ tiêu hóa, giúp ruột hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn.
Tư thế con thuyền giúp người mắc PJS có khả năng kiểm soát cơ bụng tốt hơn (ảnh minh họa).
2.4. Bài tập massage vùng bụng
- Cách thực hiện:
Có thể nằm xuống hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất.
Xoa nóng hai bàn tay với nhau rồi đặt lên bụng bắt đầu xoa bóp theo chiều kim đồng hồ.
Dùng lực tay vừa phải, tránh làm tổn thương các mô mềm.
Massage đều tay trong vòng 10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tác dụng: Bài tập này giúp khắc phục các cơn đau quặn bụng do rối loạn nhu động ruột gây ra bởi các polyp đường tiêu hóa ở người mắc Hội chứng Peutz-Jeghers, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột; đồng thời tác động tích cực đến hệ thần kinh phó giao cảm, giúp điều hòa nhu động ruột và giảm các co thắt bất thường.
Bài tập massage vùng bụng khắc phục các cơn đau quặn bụng do rối loạn nhu động ruột gây ra.
3. Những lưu ý khi tập luyện
- Bệnh nhân cần tránh các bài tập cường độ cao hoặc có nguy cơ chấn thương vùng bụng.
- Khởi động trước khi tập luyện để làm nóng cơ thể, tránh tình trạng kéo giãn cơ đột ngột.
- Chọn thời điểm tập luyện phù hợp với cơ thể, không tập khi đói hoặc no bụng.
- Thực hiện các động tác chậm rãi để cơ thể kịp thích ứng.
- Tập luyện mỗi ngày trong khoảng 20 – 30 phút là lý tưởng.
- Không nên tập các bài tập có cường độ cao hoặc gắng sức quá mức như cử tạ nặng, chạybộ cường độ cao vì có thể làm tăng áp lực ổ bụng và gây khó chịu. Thực hiện các động tác gập bụng quá mạnh, vặn mình quá sâu có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, với những polyp lớn, điều này có thể gây ra tình trạng tắc ruột hoặc lồng ruột. Vì vậy cần thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng, vừa phải.
- Với những người mới phẫu thuật ở vùng bụng, người thoát vị đĩa đệm, phụ nữ mang thai nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.
- Nếu có các triệu chứng bất thường xảy ra trong quá trình tập luyện như chóng mặt, thở khò khè, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đau nhức, mệt mỏi… có thể là dấu hiệu nguy hiểm, hãy ngừng tập ngay và hỏi ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ.
Nữ bệnh nhân nhập viện tắc ruột sau khi ăn trái hồng ngâm
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình đã tiếp nhận và tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp nữ bệnh nhân tắc ruột sau khi ăn hồng ngâm.
Trường hợp bệnh nhân T.V.C (Ninh Bình) nhập viện trong tình trạng đau bụng, bí trung đại tiện. Trước đó khoảng 3 ngày, người bệnh có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng âm ỉ thượng vị, rồi đau bụng từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện.
Qua thăm khám thực tế, kết hợp cùng các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng-chẩn đoán hình ảnh, thống nhất ý kiến chuyên môn, chẩn đoán người bệnh tắc ruột do bã thức ăn/ bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày. Sau đó, chỉ định phẫu thuật mở bụng làm tan bã thức ăn ruột non, đẩy bã thức ăn xuống đại tràng kết hợp mở dạ dày.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân được chuyển về khoa Ngoại Tổng hợp tiếp tục điều trị, theo dõi. Sau phẫu thuật 6 ngày, người bệnh hồi phục ổn định với vết mổ liền khô, ít đau, đã có thể ăn uống và đi lại nhẹ nhàng.
Khối bã thức ăn lớn trong dạ dày của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình cho biết, tắc ruột do bã thức ăn là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp và đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để làm tan khối bã thức ăn hoặc lấy ra ngoài. Hiện tượng này, xảy ra khi bệnh nhân bị một khối bã thức ăn (nguồn gốc thực vật, động vật, khối lông tóc hoặc khối hỗn hợp nhiều loại) hình thành ở dạ dày rồi di chuyển xuống làm tắc tại ruột non.
Đa phần, do người bệnh ăn phải những loại thực phẩm có nhiều chất tanin bao gồm hồng ngâm, ổi, sung, hạt hoa quả và các loại thực phẩm khó tiêu hóa, có nhiều chất bã xơ, sợi dai như măng, mít, kẹo cao su.
Trong đó, tanin và chất xơ khi gặp môi trường axit trong dạ dày sẽ gây phản ứng kết tủa, vón lại thành khối bã rắn chắc.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu tắc ruột do bã thức ăn như sau:
- Đau bụng: Thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đau xuất hiện đột ngột dữ dội, cường độ ngày càng tăng dần, từng cơn, vị trí thường quanh rốn.
- Chướng bụng: Do thức ăn bị ứ đọng phía trên vị trí tắc, do hơi sinh ra từ thức ăn ứ đọng và nuốt vào nhưng không lưu thông được.
- Buồn nôn, nôn: Nếu tắc cao bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn rất nhiều, tắc thấp có thể bệnh nhân chỉ cảm thấy buồn nôn. Chất nôn lúc đầu là thức ăn, sau đến dịch mật và dịch tiêu hóa.
- Bí trung đại tiện. Bệnh nhân không đánh hơi và đại tiện được thể hiện sự ngừng lưu thông trong lòng ruột. Đây là dấu hiện quan trọng để chẩn đoán tắc ruột.
Để phòng ngừa tắc ruột do bã thức ăn, bác sĩ khuyến cáo người dân cần:
- Không nên ăn quá nhiều trái cây có vị chát chứa nhiều tanin, không ăn chúng lúc đói hoặc ăn chung với thức ăn có nhiều chất đạm.
- Nên tránh việc nuốt trực tiếp các thức ăn cứng, dai vì chúng có thể tạo thành nhân cho các thực phẩm khác kết dính vào.
- Khi chế biến thức ăn cần nấu chín, ninh nhừ và cần nhai kỹ trước khi ăn.
- Với những người có nguy cơ cao như người già, mất răng, phẫu thuật cắt dạ dày, trẻ em... cần rất lưu ý chọn thực phẩm mềm dễ tiêu.
- Xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để giúp cho ruột được kích thích và dễ dàng co bóp cũng như lưu thông tốt hơn, nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước/ngày.
Với các trường hợp bệnh nhân tắc ruột do bã thức ăn đều cần phẫu thuật cấp cứu, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ, vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong. Vì vậy, khi có các triệu chứng đau, chướng bụng bất thường thì tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý mua thuốc uống, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác, có hướng can thiệp kịp thời.
Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào? Hội chứng Mallory Weiss là vết rách ở lớp niêm mạc nối dạ dày - thực quản. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chảy máu nghiêm trọng không cầm, cần điều trị. 1. Ai có nguy cơ cao...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn
Có thể bạn quan tâm

Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đã tìm thấy thi thể bé gái 11 tuổi bị nước cuốn trôi
Tin nổi bật
21:38:02 25/05/2025
Miu Lê có bạn trai mới?
Sao việt
21:35:28 25/05/2025
Hoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếng
Sao âu mỹ
21:28:45 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
21:03:32 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"
Đồ 2-tek
20:15:21 25/05/2025
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới
Thế giới số
20:11:21 25/05/2025
Profile đáng chú ý của người đối đầu vợ chồng "trùm miến dong" Sùng Bầu
Netizen
20:03:13 25/05/2025