‘Người mẹ hiền’ giúp học trò vượt qua áp lực học hành
Với cô học trò Hoàng Diệp Chi, Trường THCS thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, thì cô giáo của mình như người mẹ hiền thứ 2.
Cô Đỗ Thị Hải Hiền trong giờ dạy môn Toán tại Trường THCS thị trấn Hà Trung (Thanh Hóa).
Bởi lẽ, cô giáo không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn luôn ở bên em để sẻ chia những áp lực học hành.
Những quan tâm thầm lặng
Năm học mới với em Hoàng Diệp Chi, lớp 8A, Trường THCS thị trấn Hà Trung (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) có thêm niềm vui và thật nhiều động lực. Bởi, tác phẩm “Người mẹ hiền thứ 2″ của em vừa xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” 2022 tại Thanh Hóa.
Đây là tác phẩm Diệp Chi viết về cô giáo Đỗ Thị Hải Hiền – giảng dạy môn Toán tại Trường THCS thị trấn Hà Trung. Cô Hiền là một trong những giáo viên đã dìu dắt Diệp Chi từ khi còn là cô học trò lớp 6.
Cảm xúc lâng lâng, Diệp Chi hồ hởi chia sẻ: “Vui và vỡ òa hạnh phúc là cảm xúc của em lúc này. Kể từ khi triển khai cuộc thi, em đã nghĩ ngay tới người cô kính mến của mình – cô Đỗ Thị Hải Hiền. Với em, cô như người mẹ hiền thứ 2 đã luôn ở bên động viên, sẻ chia giúp em vượt qua những áp lực mình gặp phải trong cuộc sống.
Em thực sự rất cảm động vì điều đó. Đặc biệt, những cảm xúc khi em viết về cô đều xuất phát từ tấm lòng mình – chân thật và cũng đầy thiêng liêng”.
Diệp Chi biết tới cô Hiền khi chập chững bước vào lớp 6, khi ấy ấn tượng đầu tiên của nữ sinh về cô giáo của mình đó là: “Vô cùng dịu dàng và ấm áp. Cô lại giảng dạy đúng môn học mà em yêu thích. Thế rồi qua thời gian tình cảm em dành cho cô cứ thế lớn dần.
Em nhớ trong lúc làm bài kiểm tra ôn thi đội tuyển học sinh giỏi lớp 6, cô nhẹ nhàng đến bên và nói hãy cố gắng. Lời động viên đúng lúc ấy của cô đã giúp em có thêm động lực và quyết tâm ở kỳ thi năm ấy”, Diệp Chi bộc bạch.
Tác phẩm “Người mẹ hiền thứ 2″ của Diệp Chi đã xuất sắc giành giải Nhất.
Video đang HOT
Không chỉ như người mẹ hiền thứ 2, với nữ sinh Trường THCS thị trấn Hà Trung, cô giáo Đỗ Thị Hải Hiền còn là người truyền lửa đam mê, giúp em định hướng nghề nghiệp tương lai.
“Em cũng nuôi ước mơ trở thành cô giáo như người cô kính mến của mình. Trong suy nghĩ của mình, em nghĩ rằng tình cảm thầy – trò vô cùng thiêng liêng và cao quý. Với em, mái trường như ngôi nhà thứ hai còn cô giáo như người mẹ hiền, luôn quan tâm và đồng hành cùng em trong cuộc sống”, Diệp Chi thổ lộ.
Hiện tại, nữ sinh Trường THCS thị trấn Hà Trung đặt mục tiêu vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đoạt giải cao như một món quà tri ân người cô kính mến của mình.
Cuộc thi đầy ý nghĩa
“Đây là sân chơi để học trò có cơ hội bộc bạch những suy nghĩ của mình còn thầy, cô giáo cũng được cảm nhận tình cảm mà các em dành cho. Từ đó có thêm động lực phấn đấu hoàn thành thật tốt nhiệm vụ và làm tròn chữ tâm với nghề”, cô Hiền chia sẻ.
Theo cô Hiền, cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” 2022 cũng là lần đầu tiên nữ giáo viên được cảm nhận rõ tình cảm mà học trò dành cho mình thông qua ngôn từ. Đây là điều khiến nữ nhà giáo xứ Thanh cảm thấy vô cùng hạnh phúc, ấm áp.
“Với tôi, Diệp Chi là cô học trò chăm ngoan, cán sự lớp gương mẫu, luôn dìu dắt giúp đỡ các bạn trong lớp. Đặc biệt hơn em lại còn dành cho tôi tình cảm thật đẹp qua bài viết rất cảm xúc. Đây chính là động lực để tôi thêm yêu và tận tâm với nghề chèo đò”, cô Hiền nói.
Cô Đỗ Thị Hải Hiền về Trường THCS thị trấn Hà Trung công tác từ những năm 2009. Hơn một thập kỷ gắn bó, ngoài giảng dạy nữ giáo viên còn đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp.
Cô giáo Đỗ Thị Hải Hiền và em Hoàng Diệp Chi, lớp 8A, Trường THCS thị trấn Hà Trung.
Theo cô Hiền, với học trò lứa tuổi THCS, giáo viên phải luôn là người đồng hành sát sao, nắm bắt điểm mạnh, yếu của học trò. Từ đó tháo gỡ khó khăn, định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em.
“Gần 20 năm gắn bó với nghề chèo đò thầm lặng, tôi nghĩ rằng thành công với nghề dạy học không chỉ giúp trò tiếp nhận tri thức mà song hành với đó là giáo dục về nhân cách đạo đức. Khi hài hòa cả hai điều này, tôi nghĩ rằng đó là một chuyến đò thành công”, nữ giáo viên bộc bạch.
Ông Trần Văn Bình – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa cho biết: Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2022 do Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa phối hợp với Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức. Cuộc thi chính thức được phát động từ tháng 4/2022, với gần 1.000 tác phẩm dự thi.
Sau vòng sơ loại đã có hơn 100 tác phẩm xuất sắc gửi về Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Kết quả chung cuộc đã có 5 tác phẩm giành giải Nhất, 10 giải Nhì, 15 giải Ba và 20 giải Khuyến khích.
“Cuộc thi không chỉ là sân chơi giúp học trò nói lên suy nghĩ của chính mình mà còn là một sự tri ân đến người thầy, người cô của mình. Tôi mong rằng, cuộc thi sẽ không chỉ dừng lại ở năm 2022 mà còn được duy trì ở những năm tiếp theo”, cô Phạm Thị Bích Huệ – Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Hà Trung.
Sư phạm hồi sinh
Lớp 12C, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa có 19/24 HS lựa chọn trường sư phạm, nhiều em trúng tuyển vào trường tốp đầu điểm rất cao.
Cô Nguyễn Thị Nhạn (thứ 4 từ trái qua) cùng cựu học sinh lớp 12C, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa.
Những tấm gương vượt khó
Chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Nhạn (giảng dạy môn Địa lý, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa) khi tiết dạy vừa kết thúc. Trong trang phục giản dị, khuôn mặt tươi tắn, cô Nhạn hồ hởi chia sẻ về nhiệm kỳ chủ nhiệm lớp thành công với muôn vàn cảm xúc.
Năm 2022, lớp 12C do cô Nhạn chủ nhiệm có gần 100% học sinh trúng tuyển đại học. Chỉ một trường hợp đăng ký đại học dự bị vào khối trường Quân đội. Đặc biệt, theo danh sách thống kê mà nữ giáo viên cung cấp, có tới 19/24 học sinh của lớp trúng tuyển vào trường sư phạm. Trong đó, có nhiều trường tốp đầu, như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Văn chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa)...
"Tôi khá bất ngờ vì sự lựa chọn của các em. Bởi, những năm trước, học sinh thường theo khối ngành Báo chí, Luật hoặc Đông phương học... Tuy nhiên, năm nay phần lớn các em lại chọn ngành Sư phạm. Tôi nghĩ rằng, đây là tín hiệu vui vì có thể bổ sung nguồn nhân lực quan trọng cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục miền núi nói riêng", cô Nhạn chia sẻ.
Theo cô Nhạn, đa số học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Vì vậy, khi mới tiếp nhận lớp, nữ giáo viên không khỏi lo lắng. "Bằng việc gây dựng phong trào học tập sôi nổi, các em đã có sự bứt phá mạnh mẽ ở năm học cuối cấp", cô Nhạn nói.
Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2021 - 2022, lớp 12C có 9 em tham gia, đều đoạt giải. Trong đó, đáng chú ý nhất là môn Lịch sử với 2 giải Nhất, 1 giải Ba. Kế tiếp là môn Địa lý với 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.
Bên cạnh thành tích thi học sinh giỏi, lớp 12C cũng gây ấn tượng mạnh mẽ ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 với 23/24 em đạt điểm giỏi các môn thuộc ban Khoa học xã hội; 3 học sinh vinh dự được Sở GD&ĐT Thanh Hóa tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
"Đảm trách vai trò chủ nhiệm lớp trọn vẹn 5 khóa trong hơn 20 năm giảng dạy, mỗi khóa đều để lại trong tôi những cảm xúc đặc biệt. Có những khóa thành công không đến từ thành tích học tập, mà chỉ đơn giản là sự nâng đỡ học trò, từ học sinh cá biệt trở nên hòa đồng, suy nghĩ tích cực. Với lứa học sinh khóa này, tôi cảm nhận được sự nỗ lực kiên cường, vươn lên trước cái khó, cái nghèo của các em", cô Nhạn bộc bạch.
Đặc biệt, nhiều học sinh của lớp là tấm gương điển hình cho nghị lực vượt khó. Cụ thể, em Nguyễn Thị Thúy, quê ở xã Thành Tân (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) thuộc hộ nghèo, từ lúc lọt lòng nữ sinh đã không có được tình yêu thương của bố. Dù gia cảnh khó khăn, nhưng Thúy luôn nỗ lực vươn lên với nhiều năm liên tục đạt học sinh giỏi toàn diện.
Ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, nữ sinh dân tộc Mường đạt 29,25 điểm (tổ hợp C19) và 28,75 điểm ở tổ hợp C00 (chưa cộng điểm ưu tiên). Với mức điểm này, Thúy đã trúng tuyển vào Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nắm bắt được hoàn cảnh của học trò, cô Nhạn đã liên hệ với một số cơ quan thông tấn báo chí; đồng thời, kết nối với các nhà hảo tâm hỗ trợ nữ sinh "hiện thực hóa" giấc mơ đại học. Sau một tháng kêu gọi, cô Nhạn đã thay mặt các nhà hảo tâm trao cho Thúy tổng số tiền gần 53 triệu đồng.
Nữ sinh Phạm Thị Khánh Ly (bìa phải) cùng hai cựu học sinh lớp 12C. Cả ba nữ sinh cùng trúng tuyển vào khối trường sư phạm với số điểm rất cao.
Bổ sung "nguồn" cho giáo dục vùng khó
Cũng theo cô Nhạn, việc học sinh lựa chọn sư phạm thay vì "quay lưng" lại với nghề là tín hiệu đáng mừng. Bởi, sẽ bổ sung nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đủ tâm đủ tài cho ngành, nhất là với giáo dục vùng khó.
"Tôi nghĩ rằng, nghề dạy học nếu không đủ đam mê thì thật khó để làm tròn chữ tâm. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, ngoài chú trọng chuyên môn tôi luôn nhắn nhủ học trò của mình về chữ tâm với nghề.
Đặc biệt ở môi trường đặc thù như trường THPT dân tộc nội trú, giáo viên không chỉ giảng dạy trên lớp, mà còn luôn đồng hành cùng các em trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trở thành người mẹ thứ hai", nữ giáo viên tâm sự.
Là một trong những học sinh đạt số điểm khá cao của lớp 12C với 28,25 điểm ở tổ hợp C00 (Văn: 9,25; Sử; 10 và Địa: 9 điểm), em Phạm Thị Khánh Ly (huyện Thạch Thành) cũng quyết định lựa chọn Khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
"Lựa chọn sư phạm là ước mơ từ bé của em. Nghề dạy học là nghề cao quý, em cảm nhận được điều đó sau những tình cảm ấm áp mà thầy, cô giáo đã dành cho chúng em. Thầy, cô giáo cũng là người tiếp thêm động lực để em quyết tâm theo nghề", Ly chia sẻ.
Thầy Phạm Anh Toàn - Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa - cho biết, năm 2022 nhà trường có 166 trong tổng số 174 học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, chiếm tỷ lệ 95,4% (so với năm 2021, tăng 3,8%). Trong đó, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào khối trường sư phạm chiếm gần 29%. Đặc biệt, lớp 12C do cô Nguyễn Thị Nhạn chủ nhiệm có số lượng học sinh trúng tuyển vào trường sư phạm cao nhất.
"Lý do khiến các em lựa chọn khối ngành sư phạm chủ yếu xuất phát từ niềm đam mê. Bên cạnh đó còn xuất phát từ thực tế, nhất là nhu cầu về giáo viên giảng dạy ở khu vực miền núi. Ngoài ra, với những học sinh vùng núi có hoàn cảnh khó khăn khi lựa chọn sư phạm các em cũng được Nhà nước quan tâm hỗ trợ rất nhiều về chi phí học tập.
Chúng tôi rất an tâm và phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm", thầy Toàn chia sẻ.
Bà Bùi Thị Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa - cho biết, năm học 2022 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao bổ sung thêm 1.681 biên chế giáo viên. Trên cơ sở số lượng biên chế được bổ sung, thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh, sở GD&ĐT đã liên hệ đặt hàng với các trường đại học, trong đó có Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa...
Cô giáo Vi Thị Thơm 'gieo chữ' ở Bản Ngày, học trò quý như người mẹ thứ hai Lớp tôi dạy ở Bản Ngày (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) chỉ có 20 học sinh dân tộc Tày, Dao. Các em tiếp thu bài tuy hơi chậm, nhưng bù lại đều rất ngoan. Đó là chia sẻ của cô giáo Vi Thị Thơm (sinh năm 1977) - giáo viên Trường Tiểu học Vô Ngại (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh)....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025