Người mẹ hơn 10 năm phản đối ‘cái chết nhân đạo’ cho con trai
Bà Viviane Lambert kêu gọi sự giúp đỡ từ Liên Hiệp Quốc để con trai Vincent Lambert được duy trì sự sống dù trong tình trạng thực vật.
Ngày 1/7, bà Viviane Lambert tham gia một cuộc họp bên lề phiên họp thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. “Họ muốn giết chết Vincent”, bà Lambert khóc khi nói, “Vincent chưa cận kề cái chết. Thằng bé không phải là một thứ rau cỏ”.
Bà Viviane Lambert hôm 1/7. Ảnh: AFP.
Vincent Lambert từng là điều dưỡng. Năm 2008, anh gặp tai nạn xe máy và rơi vào tình trạng sống thực vật. Người đàn ông nay 42 tuổi, gần như không có ý thức nhưng có thể tự thở và thỉnh thoảng cử động mắt.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Sébastopol ở Reims nhận định Vincent Lambert sẽ không bao giờ hồi phục và nhiều lần đề nghị chấm dứt sự sống của bệnh nhân nhưng không được gia đình chấp nhận. Ngày 20/5, sau khi xem xét yêu cầu của Ủy ban Quyền Người Tàn tật thuộc Liên Hợp Quốc, Tòa Phúc thẩm Paris ra lệnh cho Bệnh viện Sébastopol tiếp tục duy trì sự sống của Lambert.
Cuối tuần trước, Tòa Phá án, cơ quan có thẩm quyền cuối cùng cho các vụ án dân sự và hình sự ở Pháp, xóa bỏ phán quyết của Tòa Phúc thẩm Paris và cho phép đội ngũ y tế ngừng chăm sóc Vincent Lambert.
Thực tế, Ủy ban Quyền Người Tàn tật thuộc Liên Hợp Quốc không có quyền cưỡng chế đối với các quốc gia thành viên. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn, Pháp “không bắt buộc” phải tôn trọng yêu cầu duy trì sự sống của Lambert.
Video đang HOT
“Tòa án đưa ra hán quyết ràng buộc trong khi các ủy ban của Liên Hợp Quốc chỉ đưa ra các khuyến nghị”, Linos-Alexandre Sicilianos, người đứng đầu Tòa án Nhân quyền châu Âu giải thích. Năm 2015, Tòa án Nhân quyền châu Âu cũng kết luận việc ngừng cho Vincent Lambert ăn, uống không vi phạm quyền được sống của bệnh nhân.
Minh Nguyên
Theo FranceInfo/VNE
Thời tiết nóng: Cẩn trọng với nhiều dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là bệnh viêm não và sự thất thường của bệnh sởi
Theo PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, mùa viêm não ở miền Bắc được xác định là từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm do thời tiết thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đến thời điểm này đã ghi nhận 7 trường hợp mắc viêm não Nhật bản B, từ đầu năm đến nay cũng có khoảng 20 trường hợp mắc các loại viêm não khác... 100% ca bệnh đều chưa được tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm não.
Tuy so với các bệnh khác, số bệnh nhân viêm não không đông song hầu hết bệnh nhân viêm não vào điều trị là những ca bệnh nặng, đã có co giật, kèm các biến chứng nhiễm trùng khác, dù các bác sĩ rất cố gắng nhưng tỷ lệ để lại di chứng rất cao.
Cụ thể, tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%, tỷ lệ bị di chứng nhẹ chiếm khoảng 25%, tỷ lệ di chứng nặng khoảng 20-25%, trong đó nhiều trường hợp phải sống thực vật, tỷ lệ tử vong cũng khoảng 2-3%.
Còn tại BV Bạch Mai, TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, là bác sĩ nhiều năm nhưng ông cũng rất ngạc nhiên với diễn biến bất thường của dịch sởi năm nay, bởi dù đã vào giữa hè mà số ca mắc vẫn lên tới hàng trăm ca/tháng... Tuy số ca mắc sởi năm nay chưa phải cao đột biến như vụ dịch sởi năm 2014 nhưng diễn biến của dịch thì có thể nói là rất bất thường. Thông thường, dịch sởi bùng phát mạnh vào mùa đông xuân, khi vào hè thì số ca mắc sẽ giảm mạnh và hết. Thế nhưng năm nay, dù hiện đã vào giữa mùa hè, số ca bệnh vẫn tiếp tục gia tăng.
Cụ thể, trong tháng 5/2019, tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh sởi, và thời điểm này số ca mắc cũng vẫn cao, chưa có xu hướng giảm. Điểm bất thường nữa là số bệnh nhân người lớn mắc sởi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mọi năm, nhất là độ tuổi từ 25-35 tuổi.
Ngoài sởi, tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm này cũng tiếp nhận nhiều ca thủy đậu, quai bị. Đây cũng có thể coi là bất thường vì thủy đậu, quan bị được coi là các bệnh mùa đông xuân. Cùng đó, số trẻ mắc bệnh cúm nhập viện cũng rất nhiều, trong tháng 5/2019 ghi nhận hàng trăm ca bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh
Tiêm chủng phòng bệnh: Các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng.
Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm.
Để phòng chống bệnh tay chân miệng: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
Sáng nay 11/6, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019.
Hội nghị kết nối trực tuyến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã nhằm cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng "cầm tay chỉ việc", trong đó tập trung vào:
(1) Hướng dẫn kỹ thuật về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng.
(2) Hướng dẫn cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho trẻ em và phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho người lớn.
(3) Hướng dẫn thực hiện tiêm chủng an toàn và hướng dẫn xử lý, cấp cứu các trường hợp tai biến sau tiêm chủng.
Theo Helino
Bác sĩ kể lại hành trình 5 năm cứu chân chàng trai thối mủn lủng lẳng Ông bố khắc khổ, gầy gò đưa cậu con trai trẻ đến BV Việt Đức cầu cứu bác sĩ khi một chân đã gãy lủng lẳng và đầy mủ. Nhưng điều kỳ diệu đã đến sau 5 năm. Suốt 5 năm qua, hành trình tìm lại cảm giác đôi chân của bệnh nhân Đào Quang H. ở Hưng Yên có lẽ là một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống
Có thể bạn quan tâm

5 thói quen âm thầm gây lão hóa da, thâm quầng mắt
Làm đẹp
19:58:22 22/05/2025
Người ăn mày bại não 16 tuổi học lớp 1, đến 25 tuổi vào trường y
Netizen
19:48:12 22/05/2025
Mạnh Tử Nghĩa bị phản đối khi tham gia 'Keep Running'
Sao châu á
19:46:55 22/05/2025
Bất ngờ với Thái Vũ: Từ chuyên Địa lý đến vai chính đầy cảm xúc trong 'Cha tôi, người ở lại'
Hậu trường phim
19:43:40 22/05/2025
'The Haunted Palace' chứng tỏ sức hút, lập thêm kỷ lục mới
Phim châu á
19:37:15 22/05/2025
Trung Quốc quan ngại dự án lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Mỹ
Thế giới
19:35:26 22/05/2025
Bắt tạm giam "đại ca xã đảo" về hành vi cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
19:28:48 22/05/2025
Clip cận thái độ lạ của Thuỳ Tiên trong lần cuối cùng công khai lộ diện bên Quang Linh Vlogs trước khi bị bắt
Sao việt
18:59:56 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025